Phong cách các miền khác (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

1/- Phong cách Nam Kinh:

Chậu cảnh Nam Kinh, phong cách chất phác thâm hậu. Vẻ tạo hình sử dụng kỹ pháp “to bó nhỏ cắt”, cành lá cắt thành vài mảng tròn nhỏ, từ mảng nhỏ hợp thành mảng lớn. Đồng thời dùng chậu nông, đất trồng, làm nổi bật cái đẹp của bộ rễ.

2/- Phong cách Trung Châu:

Chậu cảnh Trung châu, lưu hành ở khu vực Hà Nam. Hình thức tạo hình tùy cây mà khác, Liễu Đỏ, phần nhiều chế thành “kiếu cành rủ”, “kiểu gió thổi”. Hoàng Kinh thường chế thành “kiểu đóa mây”, Thạch Lựu thành “kiểu tự nhiên”, trong đó Liễu Đỏ, “kiểu cành rủ” là đặc sắc nhất. Kỹ xảo tạo hình ngoài vít bó, tỉa cất ra, còn dùng phép đè nóc, lôi kéo, bẻ cành và thủ pháp độc đáo “bát chậu treo ngược”.

Một cây Liễu theo phong cách Trung Châu
Một cây Liễu theo phong cách Trung Châu
  • Xem thêm về cây Liễu Rủ (Salix babylonica) mất 18 năm để tạo nên nổi tiếng của Simon Temblett TẠI ĐÂY!

3/- Phong cách Phúc Kiến:

Phúc Kiến ở miền Hoa Nam. Kỹ thuật tạo hình, lấy tỉa cắt làm chủ, vít bó làm phụ. Lây đa cổ thụ, trăm nghìn dáng vẻ ở bản địa làm mẫu, lợi dụng hình dạng lạ, rễ khối, rễ khí của đa, lấy rễ thay thân, hoặc đem rễ khối và thân chính, nuôi thành một thể, hình thành chậu đa độc đáo. Vùng rễ gồ lên, thân cảnh to khỏe, cành lá rậm rạp, màu biếc như lọng, xứng danh kỳ quan. Giống cây thường dùng còn có, Trà Phúc Kiến, Du Tróc Vỏ, Tước Mai, lấy tự nhiên, hào phóng, phác thực làm đặc sắc của nó.

Một chậu cây cảnh theo phong cách phái Phúc Kiến
Một chậu cây cảnh theo phong cách phái Phúc Kiến

4/- Phong cách Hồ Bắc:

Về kỹ pháp tạo hình, kết hợp giữa kiểu mảng mây và tự nhiên, kết hợp dây cọ, kim loại vít bó, tỉa cắt. Phát huy tư tưởng chủ đề, để tài chậu cảnh có “Tranh Khuất Nguyên vọng về phía bắc”, “ca tụng quất”.. mang đặc sắc văn hóa. Tác phẩm giàu nghệ thuật kỳ đặc, tự nhiên tân kỳ.

5/- Phong cách Phương Bắc:

Chậu cảnh Hoa Bắc, bao gồm cây cảnh có phong cách phương Bắc của các địa phương bao gồm Bắc Kinh, Hà Bắc, Sơn Đông.. Lấy hùng vĩ làm đặc sắc. Chất liệu thường dùng có Tùng, Bách, Ngân Hạnh, Quế Hoa, Thạch Lựu, Nghinh Xuân… Ngoài ra còn phát triển chậu cảnh hoa thảo, như chậu cảnh tiểu cúc của Bắc Kinh rất có bản sắc. Đặc điểm tạo hình là “to bó nhỏ cắt”, chế thành chậu cảnh với các bình thức đa dạng.

Xem thêm các phái khác:

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon