18 năm làm cây liễu rủ – Simon Temblett

18 năm làm cây liễu rủ – Simon Temblett
Đánh giá

Nguồn: Salix ,The Way Willows Work – Bonsai Today – Số 01/2018

Dịch: Vũ Hưng (http://forum.caycanhvietnam.com)

Những trải nghiệm về quá trình 18 năm trồng một cây liễu rũ trong chậu của Simon Temblett có lẽ sẽ đem tới cho bạn nhiều điều lý thú. Qua đó bạn sẽ thấy am hiểu sinh lý cây trông quan trọng tới mức nào. Chữ “tôi” trong bài viết này là chỉ Simon Temblett.

Quá trình làm cây Liễu Rủ mất 18 năm của Simon Temblett

Cây Liễu rủ (Salix babylonica) vốn có sức phát triển thần tốc. Chỉ 3 năm trồng ngoài đất cây đã cao 7-8m, đường kính gốc đạt 40cm. Nhưng đem vào chậu trồng thì cây cứ ì ra không lớn dù được tưới tắm phân thuốc rất đầy đủ. Đã không chỉ một lần, tôi muốn đầu hàng và đem cây trồng ra ngoài đất. Nhưng những ý tưởng cứ nảy ra trong đầu và thế là tôi lại tiếp tục thử nghiệm.

Năm 1989, cây khởi đầu như hình dưới.

Tôi dự định mô phỏng một cây Tần Bì (tên khoa học là Fraxinus excelsior, tên thường gọi là Weeping Ash) mọc trong vườn nhà kế bên.

Suốt từ đó tới năm 2005, cây chẳng khá lên bao nhiêu mà trái lại tình hình ngày càng tệ hơn. Cái sẹo to tướng (tạo bởi một cành mồi vốn là để cho gốc to lên một chút) đã không chịu liền thì chớ lại còn mục lõm vào. Đã thế phần ruột bên trong thân lại còn bị mục từ gốc mục lên. Cành thì cụt lủn vì cứ bị chết dần từ ngọn vào.

Bạn để ý hình trên, tôi đã dùng dây kẽm để níu cành. Đây là một sai lầm bởi cành liễu phải đung đưa theo gió thì nó mới mọc mạnh được. Phát hiện ra điều này, tới năm 2005 tôi dùng vật nặng khoảng 20g nẹp vào đầu cành, rồi thi thoảng dùng tay uốn cành một chút. Thế là đủ để đưa cành vào vị trí rủ thẳng xuống. Thêm vào đó, tôi áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt liên tục suốt ngày thay vì tưới nước đánh ào một lượt từ trên xuống như những cây bonsai khác.

Bắt đầu từ năm 2005, tôi bắt đầu áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt . Phân NPK 20:20:20 được pha luôn vào nước tưới . Thế là cây phổng phao lên thấy rõ. Vô số cành mới đâm dài ra.  Cái lỗ hủm to đùng gần gốc đã khép mi65ng nhỏ dần. Mà bạn cũng biết đó bất kỳ là giống cây gì, hễ vết cắt mà lành sẹo nhanh, có nghĩa là cây đó thực sự mạnh.

Thế là chỉ 1 năm sau đó là cây gần như có thể đem đi trưng bày. Thân cây đã to gấp rưỡi so với năm 2004, và tôi cảm thấy hài lòng vì đã cắt đi 3 cành gần gốc. 3 cành đó tạo ra 3 cái sẹo to tướng nhưng giờ đã liền lạc. Nhờ cắt bỏ 3 cành đó mà thân cây không bị phù mập và độ vót hợp lý hơn. Tôi bèn thay cây vào một chậu cạn mới, chậu có màu vỏ quả bí đỏ rất hợp với vỏ cây màu vàng.

Uốn cành liễu bằng cách buộc vật nặng vào ngọn

Thi thoảng dùng tay uốn nhẹ các cành

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt được đặt trên một chiếc kệ thật là hợp nữa, thế là tôi đem cây đi triển lãm. (Người viết: Cây đã đạt giải thưởng BCI Excellence Award – Giải thưởng xuất sắc của BCI)

Đến năm 2006 , Cây Liễu rũ đã gần như có thể đem trưng bày. Tôi đặt cây vào chậu cạn mới, chậu có màu “da bí đỏ “, rất hợp với vỏ vàng của cây. Thân cây đã có vẻ lớn gấp rưỡi so với hồi 2004. Mà thiệt tình thì tôi rất hài lòng khi quyết định cắt bỏ ba cái cành thấp nhất (tạo ba cái sẹo to đùng, giờ đã
liền lạc), nhờ bỏ cành, thân không bị phù mập nên mức vót thân vừa ý hơn.


Dưới đây là cây Liễu rũ của tôi trước buổi trình diễn 2007 . Bạn có thấy là vết sẹo to đùng ở thân đã liền khít không?

Bài học

Được ông bạn Dough Mudd lo cho cái kệ thiệt là hợp. Tôi đã đặt tên cây là Suzane, vốn là tên của một cô bạn đã qua đời .

  • Cần am hiểu đặc tính từng loài cây, đối với người mới chơi nên chọn một loại cây duy nhất, chơi cho giỏi rồi hãy tính chuyện chơi nhiều loại. Như trồng cây liễu rũ chẳng hạn, cần phải biết điểm mấu chốt là nếu dùng dây kẽm uốn là cành sẽ chết từ ngọn chết vào, cụt lủn. Tác giả đã mất 16 năm (1989-2005) để phát hiện ra điều đó.
  • Làm cây theo phong cách tự nhiên không nhất thiết phải mô phỏng cây cùng giống loài trong tự nhiên. Ở bài này tác giả đã dùng cây Liễu rủ (Salix babylonica) để mô phỏng cây Tần Bì (tên khoa học là Fraxinus excelsior, tên thường gọi là Weeping Ash)
  • Làm cây có sức phát triển mạnh như sanh, mai chiếu thủy.. có cái lợi là nhanh lớn, nhưng sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với việc cây thành phẩm nhanh bị phá thế. Bởi vậy cần trang bị những kiến thức để hãm cây như trồng bằng đất có hạt độ mịn hơn, thả nước, trồng bằng chất trồng vô cơ nghèo dinh dưỡng, phương pháp tỉa lá sao cho cây không suy mà lá vẫn nhỏ v.v (mình sẽ viết 1 bài về cách nuôi cây thành phẩm sau). Có thể bạn sẽ thấy việc này là không cần thiết, vì trước giờ bạn vẫn trồng sanh một năm cắt tỉa 2 lần có sao đâu, nhàn tênh. Nhưng đó là cây có lá to như hạt mít, gần như kích thước lá ngoài tự nhiên. Còn nếu bạn hãm lá sanh nhỏ như lá mai chiếu thủy rồi thì chăm cũng mệt đấy nhé.

Đôi điều về dáng liễu rủ

Ở Mỹ họ gọi dáng cây này là cây khóc (weeping style), trong bài viết trên tác giả đặt tên cây là Suzane-tên của một người bạn đã qua đời. Ở Việt Nam thì không có quan niệm này, người ta vẫn chơi nó vì nó gợi một cảm giác bình yên. Khi mới tập chơi, tôi nghe một anh nói rằng “cây bí đường binh thì làm gió lùa, làm không nổi nữa thì uốn rũ hết cành xuống!”. Thật ra không đơn giản như vậy, theo tôi dáng gió lùa và dáng rũ là 2 loại cực khó tạo hình. Cái khó của cây gió lùa là phải làm sao giống như một người đang cố đi ngược lại gió bão vậy: đầu chúi về phía trước, quần áo tung bay ra đằng sau. Việc chăm sóc cây gió lùa cũng rất vất vả và đòi hỏi nhiều kỹ năng, lơ là một chút là cây phá thế ngay. Cái khó của dáng rủ là làm sao cho phù hợp với sinh lý của cây. Bình thường cây ngóc ngọn lên, giờ ta uốn rủ cành hết xuống thì cuối cùng cũng phải uốn ngọn ngóc lên cây mới sống được. Nhưng cứ ngóc lên rủ xuống như vậy dễ mất tự nhiên lắm, chỉ có một vài trường hợp có thể làm liễu rủ thôi.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon