Tổng quan về cây Lộc Vừng – Barringtonia acutangula

Tổng quan về cây lộc vừng – Barringtonia acutangula
Đánh giá

 

Barringtonia acutangula at HNUE

Giới thiệu về cây Lộc Vừng (Itchytree)

Lộc vừng, tên khoa học là Barringtonia acutangula, tên tiếng anh thường gặp là freshwater mangrove, itchytree and mango-pine. Ở miền Trung Việt Nam được gọi là cây mưng, ở miền Nam thì gọi là cây chiếc hoặc cây rau vừng.

Cây thuộc họ Barringtonia, có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước ven biển miền nam châu Á và phía bắc Australasia, từ phía đông  Afghanistan  đến Philippines và Queensland.

Cây có thể cao từ 8-15 m, lá dày, hình bầu dục hoặc tròn, dài khoảng 8-12cm, rộng 4-5cm. Hoa Lộc Vừng nhiều, có màu đỏ, hồng trắng, tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn. Các chuỗi hoa có thể dài tới 50cm.

Lộc vừng (Barringtonia acutangula) là một trong những loài cây quen thuộc trong phong thủy. Nói tới Lộc Vừng, chúng ta có thể liên tưởng đến sự sung túc, may mắn, bình an và thịnh vượng.


Làm sao để cây Lộc Vừng ra hoa đúng thời điểm

Thời điểm ra hoa của Lộc Vừng là vào mùa mưa.

Cũng như bất cứ cây trồng trong chậu nào, Lộc Vừng cũng cần đặt ở nơi rộng và thoáng để cây có thể cho tán đều và đẹp, tưới nước vừa đủ ẩm cho gốc, thường xuyên diệt sâu hại, bổ sung phân bón định kỳ. Sau vài năm cần thay đất.

Thời điểm kích thích cây ra hoa là lúc cây đang phát triển ổn định nhất.

Ta có thể kích thích cây ra hoa bằng cách phun kali nitrat và B1 lên toàn bộ tán lá. Liều lượng để kích thích cây ra hoa là: 100 gam KNO3 / 12 ml B1 / 8 lít nước theo tần suất 10 ngày phun một lần, và phun tổng 3 lần. Đến khi thấy các nhánh bật lá non là lúc thành công. Để hoa đẹp hơn lâu tàn hơn ta có thể rải thêm NPK dưới gốc sau đó phủ đất lên trên.


Chăm sóc cây Lộc Vừng

Việc khó khăn trong trong quá trình trồng, chăm sóc và tạo dáng cho Lộc Vừng chính là việc làm sao để cây lên đẹp, bền, ra hoa đều.

Về chậu để trồng, ta cần tạo lỗ thoát nước thông thoáng cho cây. đến khi cần kích thích ra hoa ta có thể bịt lỗ này lại sau.

Đất trồng ta sẽ làm đất trộn giữa đất thịt, trấu hun, xỉ than vụn và phân ủ. Sau khi trồng nên tưới ẩm gốc, không nên tưới đẫm thời gian dài, có thể gây úng nước và chết rễ non.

Nhân giống cây Lộc Vừng (itchytree)

Lộc vừng (Barringtonia acutangula) rất khó giâm cành, với những thân to như thì lại rất khó. Nếu muốn nhân thành nhiều cây thì phải dùng biện pháp bó bầu chết cành.

Nhân giống Lộc Vừng (itchytree) bằng cả vài cách gieo hạt hoặc chiết cành, hom hay giâm cành. Song chiết cành vẫn được sử dụng nhiều nhất vì tính ổn định cao cây dễ sống khi đi vào môi trường.

Chú ý

Cần buộc bầu sao cho  giữ nước và thông khí. Thời gian chiết cành nên từ tháng 5 đến tháng 6 âm lịch. Các cành chiết nên là các cành khỏe, không có sâu bệnh. Cần chú ý cành chiết có thể bị gãy nếu bầu hoặc cành quá nặng. Có thể neo cành chiết vào thân cây hoặc các cành khác để tránh việc này. nên tỉa bớt cành dăm trên cành chiết.

Lộc vừng (Barringtonia acutangula) có hai loại; một loại lá hơi thon dài và một loại lá bầu tròn. vấn đề cây nào cho hoa nhiều, ít thì tùy thuộc vào sự chăm bón cũng như sự phát triển của cây.

Lộc vừng (itchytree) là loại ưa nước, có thể thả nước trên chậu vẫn không sao.

Trồng cây Lộc Vừng (Barringtonia acutangula)

Thời điểm

Thời gian phù hợp nhất để trồng Lộc Vừng là vào mùa xuân, rễ sẽ nhanh bén và phát triển tốt. Sử dụng các loại phân đạm, lân đễ thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Bón phân định kì để đảm bảo dinh dưỡng cho cây tốt nhất.

Tỉa cành

Tiến hành tỉa bớt các cành nhỏ, cành phá tán để tạo thế cho đẹp.

Lộc vừng có hai mùa hoa mỗi năm. Đó là đầu Hạ và đầu Đông. Để Lộc Vừng có thể phát triển mạnh, mùa hoa kéo dài, đúng vụ, hoa lâu tàn, đẹp và sai  hoa thì người chơi Lộc Vừng cần nắm chắc một số biện pháp kỹ thuật canh tác sau đây.

Không gian trồng Lộc Vừng

Trồng gần các nguồn nước cho hợp thuỷ thổ. Nếu trồng trong vườn cần đào rãnh xung quanh giúp trữ nước. Nếu trồng ụ đất trong chậu kín đáy cần cho nước sạch (nước giếng là tốt nhất vì nhiều khoáng vi lượng dễ hấp thu, xếp đá xung quanh gốc để chống xiêu vẹo đổ. Làm như vậy cây bền, chắc gốc, hoa sai, quả đậu… Cây sẽ ra hoa khi cành nhánh đủ già vậy nên nếu cắt nhánh liên tục khiến cây nảy chồi mới thì dù chăm bón tốt thì cây cũng không ra hoa.

Lưu ý nhỏ để cây ra hoa

Bên cạnh đó, gốc Lộc Vừng càng cằn càng nhanh bật hoa. Nên thay vì chăm bón thường xuyên ta có thể cắt bớt 1/2 rễ cây, tưới vừa phải cho đến khi lá bị ngả vàng rồi rụng sau đó sẽ thúc cho cây ra hoa. Tuy nhiên, cần chú ý liều lượng để cây không bị héo hay quặt lá.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon