Cây Ánh Dương (Cordyline Australis): Những điều cần biết 2024

Cây Ánh Dương (Cordyline Australis): Những điều cần biết 2024

Trong sân vườn khi trồng cây cần tạo điểm nhấn màu đỏ hoặc sắc hồng chúng ta có thể nghĩ đến cây ánh dương hay cây hồng phát tài vì sắc đỏ của nó thật sự vượt bậc nếu có đủ nắng và là một trong những loại cây chịu hạn tốt. Với những ưu thế của mình, cây ánh dương rất được mọi người ưa chuộng, tìm đến chăm sóc. Hãy cùng Cỏ Dại tìm hiểu về loài cây xinh đẹp nhưng mạnh mẽ này nhé!

Giới thiệu chung về cây ánh dương

cây ánh dương
Giới thiệu về cây ánh dương

Cây ánh dương thường được gọi là cây gồng phát tài, hồng phúc vũ. Là một loại cây được du nhập vào Việt Nam và có nguồn gốc từ Đông Á. Trong những năm gần đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng trong nhiều khu đô thị tại Việt Nam.

Tên khoa học: Cordyline Australis

Họ thực vật: Họ Tóc tiên

Đặc điểm của cây ánh dương

đặc điểm của cây ánh dương
Đặc điểm của cây ánh dương

Đặc điểm sinh trưởng

Cây ánh dương thuộc loại cây ưa sáng và cũng có thể chịu được bóng râm. Tuy nhiên chỉ chịu được thời gian ngắn. Bạn có thể trồng cây ở trong nhà hoặc ngoài trời. Ánh dương là cây có sức sống tốt, khả năng sinh trưởng cực mạnh mẽ.

Có thể chịu hạn tốt, nhu cầu nước thấp. Đối với thời tiết lạnh giá cây không có khả năng thích nghi. Đó là lý do vì sao cây ánh dương được trồng ở miền Nam và Trung nhiều hơn các tình phía Bắc.

Đặc điểm hình thái

Bạn có thể sử dụng cây ánh dương làm cây để bàn. Nhờ vào chiều cao khiêm tốn của cây chỉ dao động khoảng 30-50cm. Những đặc điểm độc đáo về ngoại hình của cây ánh dương gồm:

  • Thân cây: Là loại cây thân gỗ nhỏ, đường kính khoảng 1-2cm, thân cột mảnh mai. Cây tạo khóm rất đẹp và phân thành nhiều cành nhánh. Thân được chia thành nhiều đốt có màu xám trắng. Các đột này chính là sẹo khi rụng lá tạo nên.
  • Lá cây: Có hình lưỡi kiếm, thon dài khoản 10-25cm có đầu nhọn. Lá khá đẹp khi được xếp thành hình hoa thị tạo nên tán lan tỏa. Phiến lá sở hữu màu hồng tím hay đỏ. Bên trong lòng của lá có màu xanh . Dần về phía ngọn lá càng đỏ, còn góc sẽ càng xanh.
  • Hoa: Vì có ít trường hợp cây ra hoa nên ó khá nhiều người thắc mắc liệu cây ánh dương có hoa không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên đối với những cây trồng trong nhà hoặc làm kiểm thương rất ít ra hoa. Hoa thường sẽ mọc ra từ đỉnh càng, một cuống chung sẽ phát triển thành nhiều nhánh. Các bông hoa nhỏ sẽ nở ra từ những nhánh đó. Những bông hoa này thường không có cuống và có màu trắng rất đẹp.
  • Rễ cây: Cây ánh dương thuộc loại rễ chùm. Chúng thường sẽ lan rộng cũng như ăn sâu vào trong lòng đất. Nhờ vậy cây có thể hút nước và các chất dinh dưỡng. Không những vậy, còn giúp cây bám chắc vào đất không gây đổ gãy và bung gốc cây.

Công dụng của cây ánh dương

công dụng của cây ánh dương
Công dụng của cây ánh dương

Cây ánh dương có nhiều công dụng trong đời sống có thể kể đến như:

  • Công dụng trang trí cảnh quan: Ánh dương có sức sống khỏe mạnh và cho màu sắc bắt mắt. Vì vậy mà nó được nhiều người sử dụng để trồng làm cây trang trí cảnh quan, tiểu cảnh từ sân vườn, văn phòng, nội thất nhà ở, đường xá, khu đô thị đến có mặt trên bàn làm việc, phòng khách của nhiều nhà. Cây ở đó, như một khảm màu sắc sống động, giúp cho con người giảm đi những căng thẳng sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
  • Làm quà tặng ý nghĩa: Với món quà tuyệt vời này vừa bền vừa đẹp lại vừa sang trọng rất phù hợp để tặng tân gia, khai trương, thăng chức… hay tặng những dịp như sinh nhật, kỷ niệm, họp gia đình hay dịp Tết cho bạn bè người thân.
  • Thanh lọc không khí: Tán lá giúp thải độc trong không khí, vừa sản xuất oxy. Chúng có tác dụng điều hòa, lọc không khí khá tốt. Loại bỏ các chất độc hại (benzene, formaldehyde, toluene). Diệt một số vi khuẩn có hại cho đường hô hấp đồng thời làm mát, làm ẩm không khí.
  • Bảo vệ mắt và hệ thần kinh: Đặc biệt bạn nên để một tiểu cảnh nhỏ gần nơi làm việc hoặc màn hình tivi. Bởi vì chúng sẽ hút những ánh sáng xanh gây độc hại cho mắt và hệ thần kinh của con người.

Ý nghĩa của cây ánh dương

ý nghĩa phong thủy của ánh dương
Ý nghĩa sâu sắc của ánh dương

Cây ánh dương, như tên gọi của mình, là biểu tượng cho sức mạnh và sự ấm áp của mặt trời. Do đó, cây mang ý nghĩa về gia đình hòa hợp, bình yên. Bên cạnh đó, cây còn có ý nghĩa phong thủy là sự may mắn, tài lộc và sức khỏe nên thường được dùng làm quà tặng cho gia đình, bạn bè, người thân và trong các dịp lễ cưới hỏi, mừng thọ. Cây hồng phát tài này đặc biệt phù hợp với người mệnh Thủy và mệnh Mộc.

Cách trồng cây ánh dương

cách trồng cây ánh dương
Trồng cây ánh dương như thế nào

Nhân giống cây con

Việc nhân giống thuận lợi, dễ dàng và nhanh có cây con nhất là vào mùa Xuân. Mọi người có thể chọn 1 trong 3 cách: tách bụi, chiết cành và giâm hom. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 2 cách đơn giản, nhanh – gọn – lẹ nhất.

Phương pháp tách bụi cây ánh dương

Ưu điểm của phương pháp nhân giống này là giữ được những đặc tính ưu việt từ cây mẹ. Cây mới có bộ sẽ khỏe, phát triển nhanh. Có 2 cách để tách bụi:

Thứ nhất, đào cả cây lên, nhẹ nhàng loại bỏ đất để lộ rễ ra ngoài. Sau đó tiến hành cắt bộ rễ của cây con và tách ra trồng sang chậu mới.

Thứ hai, dùng dụng cụ đào bên cạnh cây mẹ, sau đó tách cây con và đem trồng.

Phương pháp giâm hom

Cách này còn đơn giản hơn cả phương pháp tách bụi. Tiến hành các bước sau:

Chọn cành hom giống từ cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, sức sống tốt.

Cắt cành giâm hom dài khoảng 10 – 20cm

Cắm cành xuống đất tơi xốp đã chuẩn bị trước

Tưới nước đủ ẩm sau đó để vào nơi râm mát, tránh ánh nắng gay gắt.

Tưới nước thường xuyên để cành nhanh bén rễ và nảy chồi.

Sau khoảng 15 – 20 cành hom sẽ cho lá mầm mới, phải tỉa bỏ những cành, lá có dấu hiệu bị đen.

Cách chăm sóc cây ánh dương

cách chăm sóc cây ánh dương
Lưu ý để chăm sóc cây ánh dương đúng cách

Cây dễ trồng, dễ sống, sinh trưởng nhanh, ít sâu bệnh nên bạn không tốn nhiều công để chăm sóc. Nhưng vẫn phải để ý đến những yếu tố sau để cây cảnh của bạn phát triển thuận lợi.

  • Vị trí: Cây có màu sắc đồ đẹp dễ chăm sóc là cây ưa sáng nên cây ánh dương thích hợp trồng ở nhiều vị trí khác nhau như lối đi, hành lang, ban công, sân vườn, đường phố…
  • Điều kiện ánh sáng: Ánh dương là cây ưa sáng, nhưng không thích ánh sáng mạnh. Cây có thể chịu bóng râm trong thời gian ngắn. Nếu trồng trong nhà thì mỗi tuần cho cây tắm nắng 3 – 4 lần. Trồng cây ở nơi có ánh sáng đầy đủ lá sẽ bóng và có màu sắc rực rỡ hơn.
  • Nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây sinh trưởng và phát triển là 23 – 29 độ C. Hồng phát tài không chịu được giá lạnh, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao cây sẽ ngừng phát triển. Nền nhiệt xuống – 5 độ C cây sẽ chết.
  • Chế độ tưới Nước: Nhu cầu nước của giống cây này không cao. Khi cây đã lớn, phát triển ổn định thì 2 ngày tưới 1 lần. Riêng khi mới trồng thì mỗi ngày tưới 2 lần vào buổi sáng và chiều tối. Tưới nhiều có thể gây ngập úng, lá cây sẽ bị đen. Còn nếu thiếu ẩm cây Hồng Phát Tài sẽ bị rụng lá.
  • Bón phân: Để tán lá luôn tươi tốt, màu sắc đẹp, rực rỡ thì 2 tháng định kỳ bón phân cho cây 1 lần. Sử dụng phân NPK hoặc phân vi lượng
  • Sâu bệnh thường gặp và cách phòng trừ: Cây ít sâu bệnh, nhưng vẫn cần lưu ý một số loại bệnh, nấm và mối, sâu đục thân, sâu ăn lá, hoặc một số trường hợp cây bị quăn lá, có đóm đen. Bạn nên bón phân đầy đủ cho cây như phân đạm, phân ure. Đặc biệt nên bón thêm phân Bio Root để cung cấp hàng tỷ bào tử và VSV lợi bám xung quanh rễ, hạn chế tối đa các loại nấm gây hại cho cây ánh dương.…. Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu – bệnh hại cho cây cảnh như Krater, Diazan, Chitosan,… để phun.

Kết luận

Cây ánh dương với sắc lá ánh hồng tím bắt mắt, thu hút cùng với sức sống bền bỉ, khỏe khoắn nên rất được nhiều người chơi cảnh ưa chuộng. Hi vọng rằng, với những thông tin trên từ Cỏ Dại bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách trồng cũng như ý nghĩa của loài cây này. Vậy thì, bạn còn chần chừ gì nữa mà không sắm ngay cho mình cây ánh dương về trang trí ngay thôi nào!

0988110300
chat-active-icon