[Wikicare] Tarlmounia elliptica (Cúc Tần Ấn Độ, Vernonia elliptica, Vernonia elaeagnifolia): Giới thiệu, hướng dẫn chăm sóc và nhân giống

[icon_timeline timeline_style=”jstime” timeline_line_color=”#81d742″ time_sep_bg_color=”#7cba39″ tl_animation=”tl-animation-slide-down”][icon_timeline_sep time_sep_title=”Scientific classification (Phân loại khoa học)”][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Kingdom (Giới): [acf field=”gioi”]
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Clade (Nhánh): [acf field=”phu1″]
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Clade (Nhánh): [acf field=”phu2″]
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Clade (Nhánh): [acf field=”phu3″]
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Clade (Nhánh): [acf field=”phu4″]
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Order (Bộ): Asterales (Bộ Cúc)
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Family (Họ): Asteraceae (Họ Cúc)
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Genus (Chi): Tarlmounia elliptica (chi Cúc Tần Ấn Độ), trước được xếp trong chi Vernonia (Chi Cúc Bạc Đầu)
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item heading_tag=”p”]
  • Species (Loài): Tarlmounia elliptica (Cúc Tần Ấn Độ)
[/icon_timeline_item][icon_timeline_sep time_sep_title=”Scientific classification (Phân loại khoa học)”][/icon_timeline]
[info_list style=”circle with_bg” font_size_icon=”20″ icon_border_style=”outset” icon_border_size=”5″ border_color=”rgba(129,215,66,0.81)” eg_br_style=”solid” eg_br_width=”1″ connector_color=”#81d742″ connector_animation=”fadeInUp” css_info_list=”.vc_custom_1610528453097{padding-left: 10px !important;}”][info_list_item list_title=”Tên khoa học (Tiếng Latin)” heading_tag=”span” icon_type=”custom” icon_img=”id^45719|url^https://codai.net/wp-content/uploads/2021/01/italy.png|caption^null|alt^null|title^italy|description^null” title_font_style=”font-weight:bold;”][acf field=”tenkhoahoc”][/info_list_item][info_list_item list_title=”Tên thông dụng (English name)” heading_tag=”span” icon_type=”custom” icon_img=”id^45722|url^https://codai.net/wp-content/uploads/2021/01/england.png|caption^null|alt^null|title^england|description^null” title_font_style=”font-weight:bold;”][acf field=”tenthongdung”][/info_list_item][info_list_item list_title=”Tên tiếng Việt (Vietnamese name)” heading_tag=”span” icon_type=”custom” icon_img=”id^45720|url^https://codai.net/wp-content/uploads/2021/01/vietnam.png|caption^null|alt^null|title^vietnam|description^null” title_font_style=”font-weight:bold;”][acf field=”tentiengviet”][/info_list_item][info_list_item list_title=”Tên tiếng Trung (Chinese name)” heading_tag=”span” icon_type=”custom” icon_img=”id^45721|url^https://codai.net/wp-content/uploads/2021/01/china.png|caption^null|alt^null|title^china|description^null” title_font_style=”font-weight:bold;”][acf field=”tentiengtrung”][/info_list_item][/info_list]

Tarlmounia elliptica (Cúc Tần Ấn Độ) trước đây được xếp trong chi lớn Vernonia (Cúc Bạc Đầu). Sau này nó được tách riêng thành một chi gồm 1 loài duy nhất: Chi Tarlmounia (Chi Cúc Tần Ấn Độ). Trước khi tìm hiểu kỹ về loài Tarlmounia elliptica (Cúc Tần Ấn Độ), chúng ta tìm hiểu một chút về chi lớn Vernonia (Cúc Bạc Đầu) nhé : 

Vernonia (Cúc Bạc Đầu)

Vernonia (chi Cúc Bạc Đầu) là một chi gồm khoảng 350 loài cây thân gỗ và cây bụi trong họ Cúc. Một số loài được gọi là Cỏ Sắt (ironweed). Một số loài có thể ăn được và có giá trị kinh tế. Chúng được biết đến là loài hoa có màu trắng, cháo lòng, tím nhạt hoặc tím đậm. Chi này được đặt theo tên của nhà thực vật học người Anh William Vernon (Sinh 1666 – Mất 1711, Nhà thực vật học người Anh (bryologist) và Côn trùng học tại Đại học Cambridge). Đã có nhiều phân chi và phân loài riêng biệt được đặt tên trong chi này, và một số nhà thực vật học đã chia chi này thành một số chi riêng biệt. Ví dụ, Hệ thực vật Bắc Mỹ ghi nhận khoảng 20 loài ở phân chi Vernonia sensu precisiono, 17 loài trong số đó ở Bắc Mỹ phía bắc Mexico, những loài khác được tìm thấy ở Nam Mỹ. Dưới đây là một số loài tiêu biểu nhất của từng khu vực:

Bắc Mỹ

  • Vernonia acaulis
  • Vernonia arkansana
  • Vernonia angustifolia
  • Vernonia baldwinii
  • Vernonia blodgettii
  • Vernonia fasciculata
  • Vernonia flaccidifolia
  • Vernonia gigantea (Vernonia altissima)
  • Vernonia glauca
  • Vernonia larseniae
  • Vernonia lettermannii
  • Vernonia lindheimeri
  • Vernonia marginata
  • Vernonia missurica
  • Vernonia noveboracensis
  • Vernonia proctorii
  • Vernonia pulchella
  • Vernonia texana

Nam Mỹ

  • Vernonia nonoensis
  • Vernonia patens
  • Vernonia scorpioides
  • Vernonia condensata

Châu Phi

  • Vernonia amygdalina
  • Vernonia calvoana
  • Vernonia colorata
  • Vernonia galamensis
  • Vernonia kotschyana
  • Vernonia staehelinoides
  • Vernonia cineria
  • vernonia myriantha

Châu Á

  • Vernonia arborea
  • Vernonia cockburniana
  • Vernonia elaeagnifolia
  • Vernonia unicata
  • Vernonia zollingerianoides

Một số loài thuộc chi Vernonia, bao gồm Vernonia calvoana, Vernonia amygdalina, và Vernonia colorata, được ăn như rau. Tên phổ biến của những loài này bao gồm Cây lá đắng, onugbu trong ngôn ngữ Igbo, ewuro và ndole. Chúng phổ biến ở hầu hết các nước Tây Phi và Trung Phi. Chúng là một trong những loại rau ăn lá được tiêu thụ rộng rãi nhất ở Nigeria, nơi súp onugbu là món ngon địa phương của người Igbo và của Cameroon, nơi chúng là thành phần chính của Ndolé: món ăn quốc gia của Cameroon. Lá có vị đắng ngọt, tính bình. Chúng được bán ở dạng tươi hoặc khô và là một thành phần điển hình trong món súp egusi.

Vernonia galamensis được sử dụng như một loại hạt có dầu ở Đông Phi. Nó được trồng ở nhiều vùng của Ethiopia, đặc biệt là xung quanh thành phố Harar, với năng suất hạt trung bình từ 2 đến 2,5 tấn / ha. Theo báo cáo, các chủng Vernonia Ethiopia có hàm lượng dầu cao nhất, lên tới 41,9% cho đến 80% axit vernolic, và được sử dụng trong các công thức sơn, chất hóa dẻo, chất phủ, và làm thuốc thử cho nhiều hóa chất công nghiệp. 

Vernonia amygdalina được sử dụng trong y học thảo dược truyền thống. Những lá này được xuất khẩu từ một số nước châu Phi và có thể mua ở các cửa hàng tạp hóa nhằm phục vụ khách hàng châu Phi. Ở Brazil, Vernonia condensata thường được biết đến với cái tên “figatil” hoặc “neroton” và được sử dụng trong y học cổ truyền địa phương.

Các loài Vernonia được sử dụng làm thức ăn bởi ấu trùng của một số loài Lepidoptera bao gồm Coleophora vernoniaeella (ăn mọi loài thuộc chi Cúc Bạc Đầu) và Schinia regia (chỉ ăn Vernonia texana). 

Giờ chúng ta quay lại chủ đề hôm nay, cây Cúc Tần Ấn Độ (Vernonia elliptica)

Giới thiệu

Cúc Tần Ấn Độ (Vernonia elliptica) là một cây kinh điển trong khả năng chịu nắng nóng. Đây là lựa chọn số 1 cho các ban công hướng Tây nắng gay gắt và với những tín đồ trồng cây “lười tưới nước”. Một khi cây đã bén rễ thì gần như không cần phải chăm sóc, chỉ cần tưới nước khi trời quá khô hạn còn lại có thể mặc kệ cây đón nắng đón mưa. 

Dễ dàng để trồng Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) thành một tấm rèm cây lớn dày đặc
Dễ dàng để trồng Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) thành một tấm rèm cây lớn dày đặc

Những đặc điểm mà mình (Dũng Cá Xinh) đánh giá cao nhất của cây này là: 

  • Chịu nắng cực tốt (thường xuyên được trồng phơi mình trên mái nhà, ban công, đặc biệt là ở hướng Tây, hướng có nắng gay gắt nhất)
  • Chịu hạn khá tốt (có thể chịu được đất khô cằn và nắng gắt 2,3 ngày vào mùa hè ở sân thượng Hà Nội)
  • Chịu úng khá tốt (có thể bị úng vài ngày không sao)
  • Dễ dàng nhân giống (cắt bất cứ đoạn dài ngắn ra sao, miễn là có nodes (mấu, mắt) rồi cắm xuống cát hoặc đất ẩm tầm 1 tuần là ra rễ. Riêng chỗ vết cắt còn lại trên cây mẹ sẽ đâm ra 4,5 (thậm chí nhiều hơn) các cành nhỏ và tiếp tục đâm xuống dưới. 

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) còn có các tên khác trong tiếng Việt là: Cu boong, Dây Dọi, Dây Dọi Tên, Bạch Đầu Bầu Dục, cây Mành Trúc. Trong tiếng Anh, tên thông dụng của nó là Curtain Creeper (Mành Leo), Vernonia Creeper (Cúc Bạc Đầu Leo), Parda Bel (mình chưa tìm hiểu được tại sao lại có tên này). Tên tiếng Trung của Cúc Tần Ấn Độ là 光耀藤 (Guāngyào téng) – Quang Diệu Đằng (với ý nghĩa là cây Cát Đằng dịu dàng, quang đãng).

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)
Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)

Cúc Tần Ấn Độ là cây bản địa của Ấn Độ, Burma, Thái Lan và được tự nhiên hoá (bằng cách nào đó du nhập và phổ biến, mọc khắp nơi) tại Nam Đài Loan, Queensland, Úc. 

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) là một cây phát triển nhanh, sinh trưởng mạnh mẽ. Cây có xu hướng rủ khi được treo hoặc trồng ở ban công. Chúng phát triển quanh năm, cho dù nhiệt độ mùa hè rất cao hoặc mùa đông tương đối lạnh. 

Cây cúc tần Ấn Độ để mọc rủ sẽ dễ dàng tạo ra mành lá cây lớn. Đây chính là ưu điểm giúp cây chống nắng cực tốt cho nhà hướng Tây.

Thân cây màu xanh hơi trắng do được phủ một lớp lông xám. Khi già, thân cây sẽ có màu nâu. Từ một thân có thể sẽ đâm ra rất nhiều cành nhánh, rất mềm dẻo, thuận tiện cho việc leo hoặc luồn lách để đón ánh sáng mặt trời. Cành không có rễ khí nên không bám sát tường như các loại vảy ốc, thằn lằn, sẽ không làm hỏng tường nhà. 

Lá cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) có dạng hình hơi giống quả trứng với đầu nhọn, màu xanh từ nhạt sang đậm (từ non sang già). Chúng mọc bất đối xứng trên thân, tương đối dày đặc, hầu như không vàng và rụng (trừ khi môi trường bị thay đổi đột ngột về nhiệt độ, độ ẩm,…)

Cận cảnh lá cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) dưới nắng
Cận cảnh lá cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) dưới nắng

Hoa cúc tần Ấn Độ kết thành chùm gồm những bông hoa nhỏ xinh xắn. Mỗi bông hoa 5 cánh nhỏ nhắn có màu cháo lòng (có một số giống có màu hồng). Cây ra hoa không cố định mùa, mình trồng thì chúng ra hoa thời gian khác nhau trong năm.

Khi mành Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) ra hoa
Khi mành Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) ra hoa

Cận cảnh hoa của cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)
Cận cảnh hoa của cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)

Cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) này có hoa màu hồng
Cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) này có hoa màu hồng

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) có quả không? Cây nào có hoa mà chẳng có quả ^^. Chỉ là quả của Cúc Tần Ấn Độ rất nhỏ và mờ nhạt nên ít được để ý. Chúng bé chỉ khoảg vài mm, màu nâu nhạt và có dạng hình trụ 5 góc.

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) có độc không? Với nhiều tài liệu nghiên cứu, có thể khẳng định Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) an toàn với trẻ nhỏ và vật nuôi. Chúng có chứa hàm lượng canxi oxalat rất nhỏ nên nếu ăn với hàm lượng lớn thì cùng lắm cũng chỉ hơi ngứa, cùng lắm là nôn. Kết luận là chúng rất an toàn, đặc biệt khi chúng là dạng cây leo rủ, rất khó để trẻ em với tới. 

Tác dụng của Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)? Đây là cây có tương đối nhiều tác dụng

  • Chống nóng cho nhà cửa vào mùa hè
  • Chống gió lạnh lùa vào mùa đông 
  • Tạo ra điểm nhấn không gian xanh
  • Làm cây trang trí cho quán xá, nhà cửa với ưu điểm phát triển nhanh và cực kỳ dễ chăm sóc quanh năm.

Ý nghĩa phong thuỷ của cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica)? Theo nhiều tài liệu phong thuỷ thì cây hợp với người mệnh Mộc và mệnh Thổ. Riêng cá nhân mình thì không quá để ý vấn đề này, miễn là mình thích và phù hợp với điều kiện chăm sóc, điều kiện không gian thì cứ trồng thôi ^^. 

Chăm sóc

[ultimate_info_table design_style=”design05″ color_scheme=”blue” package_heading=”Thông số chăm sóc cơ bản” heading_tag=”span” package_sub_heading=”Tra cứu nhanh” sub_heading_tag=”span” icon_type=”selector” icon_size=”20″ heading_font_style=”font-weight:bold;” subheading_font_style=”font-style:italic;” heading_font_size=”desktop:22px;” subheading_font_size=”desktop:16px;”]
  • Ánh sáng: Từ trung bình đến rất cao (cực kỳ ưa nắng trực tiếp)
  • Tưới nước: Miễn là không để đất khô lâu ngày, còn tưới nước tuỳ ý, hơi khô hoặc hơi sũng đều không thành vấn đề. 
  • Nhiệt độ: 5 – 42 độ C (dựa trên nhiều tài liệu tổng hợp và kinh nghiệm cá nhân kết hợp chia sẻ của khách hàng)
  • Độ ẩm: Không quá khô là được, còn lại nếu càng ẩm càng nắng cây càng phát triển nhanh.
  • Đất, giá thể: Gần như chịu được mọi loại giá thể, đất. Tuy nhiên chúng ưa giá thể nhẹ, thoát nước tốt.
  • Cắt tỉa: Càng cắt thì từ chỗ cắt càng ra nhiều cành nhỏ hơn. Chỉ cắt tỉa cành khô, héo còn lại cứ mặc kệ.
  • Sang chậu: Có thể sang chậu to hơn bất cứ thời điểm nào trong năm, miễn là không nóng hoặc lạnh qúa.
  • Phân bón: Không có phân cây vẫn sinh trưởng khá mạnh, nếu có phân bón thì tốc độ càng ghê gớm. 
  • Sâu, bệnh: Gần như không có thiên địch do sức phát triển quá khủng khiếp
  • Các vấn đề thường gặp: Mọc vô tội vạ, phá form.
[/ultimate_info_table]

Ánh sáng

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) chịu được môi trường ánh sáng trung bình đến cao, cây sẽ phát triển nhanh và khoẻ nếu có nhiều nắng trực tiếp. Nắng trực tiếp thường không làm cháy lá cây. 

Cây không chịu được môi trường ánh sáng quá thấp. Với một cây ưa nắng, khi trồng trong môi trường ánh sáng quá thấp sẽ khiến cây chậm phát triển, dễ bị úng rễ rồi chết. 

Tưới nước

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) là một cây quá trâu bò, chịu úng chịu hạn cực kỳ tốt. Nên chế độ tưới nước nào cũng ok, miễn là đừng quên tưới nước quá lâu khi trời hạn hoặc để đất quá sũng khi trời mưa. Nếu cây được trồng trong chậu lớn hoặc trồng dưới đất, thậm chí mặc kệ, chúng sẽ mọc như cỏ dại, ăn nắng mưa tự nhiên. 

Nhưng nếu bạn muốn chế độ tưới nước giúp cây phát triển nhanh nhất, kinh nghiệm cá nhân mình là vẫn tuân thủ cách tưới nước kinh điển của các nhà vườn Trung Quốc: “Bất Can Bất Kiêu, Kiêu Tắc Kiêu Thấu“. Chỉ tưới khi khô và đã tưới là tưới đẫm (100% đất phải được thấm nước), nếu chậu cây nhỏ dễ di chuyển, cách dễ nhất là nhúng cả chậu cây vào đất để nước thấm dần lên từ lỗ của chậu cây từ từ lên bề mặt). Sau khi tưới thì nước phải thoát hết ra khỏi lỗ của chậu cây. Tuyệt đối không để cây “ngồi trong nước” quá lâu (Cúc Tần Ấn Độ có thể không chết nhưng sẽ phát triển chậm lại).

Một số tips tưới nước Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica):

  • Hãy tưới nước thật đẫm để làm ẩm toàn bộ đất và rễ
  • Nên để nước trong xô qua đêm để nước thoát bớt hoặc hết các hoá chất có hại. 
  • Luôn tưới nước có cùng nhiệt độ với môi trường để tránh gây stress rễ (do sốc nhiệt độ).
  • Không bao giờ được để cây ngồi trong nước (tức là phần đáy chậu ngập nước)
  • Mùa đông hãy tưới ít nước hơn. 
  • Luôn kiểm tra đất trước khi tưới và chỉ tưới khi đất tương đối khô. 

Nhiệt độ

Nhiệt độ lý tưởng cho Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) theo nhiều tài liệu là từ 65°F cho đến 80°F (18° – 27°C), nhưng theo kinh nghiệm cá nhân mình thấy có lẽ 15° – 30°C là khung nhiệt độ tuyệt vời nhất. Dĩ nhiên nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn thì không hề hấn gì với Cúc Tần Ấn Độ, nhưng cây sẽ phát triển chậm hơn khi được trồng trong khung nhiệt độ lý tưởng. 

Độ ẩm

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) chịu được độ ẩm tuỳ ý. Có thể rất khô hoặc có thể rất nồm, chúng bất chấp hết. Tuy nhiên nếu muốn Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) phát triển nhanh thì một nền độ ẩm cao (>70%) sẽ được khuyến cáo. 

Một số mẹo để đảm bảo độ ẩm cao cho Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica): 

  • Phun sương (Misting): Đổ đầy nước vào bình xịt. Nên phun sương càng mịn càng tốt và phun xung quanh cây. Cố gắng tránh phun trực tiếp lên lá, nước đọng trên lá có thể gây ra các vết sẹo trên lá sau này (do các khoáng chất thừa trong nước sẽ làm tổn thương lá tạo thành các vết bỏng, sẹo).
  • Máy tạo độ ẩm (Humidifier): Nếu bạn có nhiều cây trong nhà trong một phòng, sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ dễ dàng đạt được độ ẩm phù hợp. Thiết bị nên tự động giữ cho độ ẩm không khí luôn ở mức lớn hơn 50%.
  • Khay giữ ẩm (Humidifying tray): Đặt một lớp sỏi hoặc đá vụn vào khay sâu. Đổ đầy nước sao cho ngập gần hết viên sỏi (không ngập quá chiều cao của sỏi). Đặt các chậu Cúc Tần Ấn Độ (Vernonia elliptica) lên khay, đảm bảo đáy chậu không ngập trong nước. Sự thoát hơi nước từ khay sẽ làm độ ẩm quanh cây tăng một cách tự nhiên.
  • Nhóm các cây đứng gần nhau (Grouping plants): Thực vật sẽ tạo ra độ ẩm khi chúng “thở”. Việc nhóm các cây đứng sát nhau sẽ tăng độ ẩm của cả khu vực và giúp cây phát triển.

Đất, giá thể

Có nhiều công thức đất trồng khác nhau, nhưng nên chọn các loại giá thể thoát nước tốt như: Mụn dừa, peating moss, đá perlite, trấu hun,… Kết hợp những loại giá thể này sẽ tạo ra hỗn hợp thoát nước tốt mà vẫn giữ được độ ẩm cao.

Những thành phần khác để tạo ra hỗn hợp giá thể hoàn hảo là: Charcoal, coco coir hoặc orchid bark. Bên nước ngoài họ hay mua giá thể trộn sẵn, ví dụ sản phẩm African Violet Mix. Điều quan trọng là hỗn hợp đất phải đảm bảo: Màu mỡ (fertile), giữ ẩm tốt (moisture) và thoát nước tốt (drain well).

Có một số mẹo có thể hữu ích trong việc cải thiện chất lượng đất:

  • Đảm bảo chậu có nhiều lỗ thoát nước hoặc dùng chậu đất nung (loại vật liệu có khả năng thẩm thấu nước qua thành chậu thông qua hiện tượng mao dẫn)
  • Đặt một lớp đá cuội ở dưới đáy chậu để cải thiện khả năng thoát nước và thoáng khí.
  • Đất trong chậu đất nung sẽ thoát nước tốt hơn và khô nhanh hơn so với các loại chậu nhựa và gốm.

Dưới đây là một ví dụ trộn giá thể để trồng Cúc Tần Ấn Độ (Vernonia elliptica) đáp ứng 3 tiêu chí (Màu mỡ – Giữ ẩm tốt – Thoát nước tốt):

  • Vỏ gỗ thông vụn
  • Xơ dừa vụn
  • Các loạn hỗn hợp đất trồng cây Indoors (như mình hay dùng tribat + trấu hun)
  • Phân tan chậm
  • Xác rêu (peating moss)
  • Đá perlite 
[ult_hotspot main_img=”id^45784|url^https://codai.net/wp-content/uploads/2021/01/5-hon-hop-gia-the-trong-calathea-roseopicta.jpg|caption^null|alt^null|title^5 – hon hop gia the trong Calathea roseopicta|description^null”][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”20.26104444817322,46.5786425625076″]Vỏ gỗ thông vụn[/ult_hotspot_items][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”28.850397658186527,72.3040576165002″]Mùn xơ dừa[/ult_hotspot_items][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”67.22725562968047,68.06717484952131″]Hỗn hợp đất trồng[/ult_hotspot_items][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”79.41553272518921,47.86899387429055″]Phân tan chậm[/ult_hotspot_items][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”63.238824735365064,15.947550551218423″]Xác rêu[/ult_hotspot_items][ult_hotspot_items icon_size=”60″ icon_color=”#81d742″ tooltip_custom_color=”#f9f9f9″ tooltip_custom_bg_color=”rgba(0,0,0,0.81)” tooltip_width=”” tooltip_animation=”glow” tooltip_continuous_animation=”on” hotspot_position=”33.75176045557529,13.993176470214005″]Đá Perlite[/ult_hotspot_items][/ult_hotspot]

Cắt tỉa

Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) hiếm khi cần cắt tỉa. Các lá hình bầu dục hoặc gần như tròn mọc trên thân đơn, ít phải can thiệp cắt tỉa (pruning). Thời điểm duy nhất cần xuống tay là khi anh chị em muốn loại bỏ lá hỏng, lá vàng và nâu. Công việc khá đơn giản: Cắt lá ở vị trí cuống lá nối với thân. Hãy sử dụng kéo sắc và đã được vô trùng để đảm bảo vết cắt không bị dập hoặc nhiễm trùng gây thối thân.

Sang chậu

[acf field=”loai”]Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) hiếm khi cần sang chậu vì lý do sức khoẻ, chủ yếu là do rễ của chúng phát triển quá nhanh khiến cho chậu nhanh chóng trở nên quá nhỏ. Thông thường, nếu chậu đủ lớn, Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) sẽ phát triển tốt trong vòng 3 năm, thậm chí hơn. Nên sang chậu cho cây vào mùa xuân. Bạn nên thay giá thể mới để rễ cây có thêm không gian phát triển và xử lý các vấn đề nấm mốc trong đất cũ. 

Thời điểm tốt nhất để sang chậu [acf field=”loai”] là vào mùa phát triển của chúng: Đầu xuân đến cuối hè. 

Cách sang chậu cây [acf field=”loai”]:

  • Nhẹ nhàng nhấc cây ra khỏi chậu
  • Lắc để cho đất rụng ra khỏi rễ và dùng vòi nước để phun đến khi rễ không còn dính đất.
  • Kiểm tra rễ xem có bất kỳ dấu hiệu nào của nấm, bệnh hoặc côn trùng có hại không. Nếu có hãy loại bỏ phần rễ hòng.
  • Chọn bầu mới to hơn 5cm so với chậu hiện tại.
  • Lấp đầy đáy bằng một lớp sỏi to.
  • Đổ giá thể đầy 1/3 chậu.
  • Đặt cây vào chậu.
  • Lấp đầy các khoảng trống với hỗn hợp đất mới.
  • Tưới đẫm nước và đặt ở nơi có ánh sáng tốt (không có nắng trực tiếp)
  • Nếu bạn sang chậu mà vẫn dùng chậu cũ, hãy rửa sạch chậu cũ bằng nước xà phòng và cắt tỉa 1/3 độ dài của rễ. Cách sang chậu này sẽ ngăn không cho [acf field=”loai”] phát triển lớn hơn và giúp rễ có đủ không gian phát triển. 

Phân bón

Hãy bón phân cho các cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) mỗi 4 tuần một lần trong suốt mùa sinh trưởng – từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Nên sử dụng các loại phân bón cân bằng phù hợp với các loại cây trong nhà và theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì nên pha loãng theo 1/2 liều lượng trên nhãn chỉ dẫn. Tuyệt đối tránh bón phân quá liều, nếu không cây có thể bị lêu ngêu (thân dài nhanh, lá thưa) (leggy), cháy rễ (root burn) hoặc thậm chí là tử vong.

Một mẹo nhỏ cần nhớ khi trồng Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) là thỉng thoảng nên rửa sạch đất. Cây trồng trong chậu thường có xu hướng tích tụ muối khoáng (buildup of minerals salts). Ngay cả khi bạn bón phân cho cây đúng cách, lượng phân dư thừa vẫn có thể tích tụ. Để cây mọc một cách khoẻ mạnh, hãy rửa trôi (flush) đất theo cách này:

  • Đặt chậu cây vào bồn rửa mặt hoặc bồn tắm, hoặc xô, chậu.
  • Nhẹ nhàng phun nước đẫm chậu liên tục từ 2 cho đến 3 phút để rửa trôi bớt muối.
  • Để cho chậu thoát hết nước hoàn toàn.
  • Sau khi rửa trôi đất, hãy đợi cho giá thể khô 1cm từ trên bề mặt xuống rồi mới tưới tiếp. Sau đó vài tuần hẵn tiếp tục bón phân.

Sâu, bệnh

  • Sâu, bệnh ở Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) rất giống ở cây Rosemary: Tham khảo thêm TẠI ĐÂY ạ!
  • Tuy nhiên dù bị sâu bệnh gì, do sức phát triển khủng khiếp nên Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) lấy công bù thủ, sự phát triển mới sẽ che mờ và nhanh chóng đẩy lùi các loại sâu bệnh.
[ult_dualbutton btn_hover_style=”Style 2″ button1_text=”Sâu, côn trùng” icon_link=”url:http%3A%2F%2Fcodai.net%2Fcac-van-de-thuong-gap-khi-trong-huong-thao-rosemary-rosmarinus-officinalis-cach-xu-ly-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh%2F|title:C%C3%A1c%20v%E1%BA%A5n%20%C4%91%E1%BB%81%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng%20g%E1%BA%B7p%20khi%20tr%E1%BB%93ng%20H%C6%B0%C6%A1ng%20Th%E1%BA%A3o%20%E2%80%93%20Rosemary%20(Rosmarinus%20officinalis)%3A%20C%C3%A1ch%20x%E1%BB%AD%20l%C3%BD%2C%20nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n%20v%C3%A0%20c%C3%A1ch%20ph%C3%B2ng%20tr%C3%A1nh|target:_blank” btn1_background_color=”#dd3333″ btn1_bghovercolor=”#911414″ button2_text=”Nấm, bệnh” btn_icon_link=”url:http%3A%2F%2Fcodai.net%2Fcac-van-de-thuong-gap-khi-trong-huong-thao-rosemary-rosmarinus-officinalis-cach-xu-ly-nguyen-nhan-va-cach-phong-tranh%2F|target:_blank” btn2_background_color=”#6d6d6d” btn2_bghovercolor=”#000000″ btn_icon_color=”#000000″ divider_style=”icon” divider_text_color=”#f9f9f9″ divider_bg_color=”#000000″ btn1_text_color=”#fcfcfc” btn1_text_hovercolor=”#81d742″ btn2_text_color=”#fcfcfc” btn2_text_hovercolor=”#81d742″ btn1_heading_style=”font-weight:bold;” btn2_heading_style=”font-weight:bold;” btn_border_radius=”5″ btn_width=”300″]

Độc tố

[ultimate_fancytext fancytext_prefix=”Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) AN TOÀN với” strings_textspeed=”35″ strings_backspeed=”0″ fancytext_strings=”Người
Trẻ em
Vật nuôi
Các loại cây khác” strings_font_style=”font-weight:bold;” strings_font_size=”desktop:16px;” fancytext_color=”#f9f9f9″ ticker_background=”#78c93e” prefix_suffix_font_size=”desktop:16px;”]

Câu hỏi thường gặp

  • Trả lời: Đất ẩm dễ dàng thu hút các loài nấm mốc cũng như các loài côn trùng gặm nhấp, bọ trĩ, rệp và các loài có hại khác. Để tránh được các mối nguy này, việc quan trọng là chỉ tưới nước khi đất khô 1cm từ trên xuống dưới. Nếu anh chị em nhận thấy các dấu hiệu của rệp (aphids), bọ trĩ (thrips), rệp sáp (mealybugs), ve nhện (spider mites), hãy tham khảo thêm ở BÀI NÀY ạ.
  • Trả lời: Hầu hết các vấn đề về nấm (fungal) gây hại cho Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) là do vấn đề về độ ẩm và tưới nước. Nếu anh chị em nhận thấy dấu hiệu của nấm mốc trắng trên đất, hãy cạo bỏ chúng ngay. Ngừng tưới cây khi phần trên cùng của bầu đất khô (2,5 – 5cm). Chỉ tưới nước khi đất đã khô một phần để ngăn ngừa nấm.
  • Trả lời: Tưới nước quá nhiều là lý do phổ biến nhất khiến cho lá cây chuyển sang màu vàng. Vì vậy, nếu đất quá ẩm, đừng tưới cây cho đến khi đất khô một phần. Tuy nhiên, đôi khi đất quá thiếu nước cũng sẽ khiến lá úa vàng. Một số nguyên nhân khác là: Nhiễm gió lạnh lùa, nhiễm sâu bệnh và thiếu Kali. Việc thay đổi đột ngột chế độ chăm sóc và môi trường sống cũng khiến lá có phản ứng tiêu cực là vàng lá.
  • Trả lời: Một trong những lý do khiến lá Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) chuyển màu nâu là do bọ trĩ (thrips) gây ra. Nếu có những côn trùng màu đen bé li ti bò ở mặt dưới của lá và thân, hãy tìm cách diệt chúng: Phụt nước mạnh, dùng dầu Neem hoặc hỗn hợp diệt Spider Mites (xem chi tiết tại đây ạ). Lá nâu cũng có thể do cành bị gãy, thân bị úng hoặc bị khô dẫn đến héo lá. Một số cây quá già lá cũng sẽ chuyển nâu và rụng.
  • Trả lời: Các cạnh lá màu nâu và giòn thường là liên qua đến vấn đề độ ẩm. Mép lá sẽ chuyển sang màu nâu nếu đất khô hoàn toàn. Độ ẩm kém, không khí lạnh, hoặc phun sương bằng nước máy chưa lọc có thể gây ra các vết nâu khó coi trên lá cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica).
  • Trả lời: Những chiếc lá Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) quăn lại là dấu hiệu cho thấy cây đang thiếu nước. Không đủ nước hoặc độ ẩm kém có thể khiến cho lá cuộn lại thành hình điếu thuốc. Hãy tưới nước thật đẫm và phun sương quanh cây bằng nước cất hoặc nước máy đã lọc để cây hồi sinh các lá bị cuộn lại.
  • Trả lời: Các dấu hiệu cho thấy lá cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) đang chết là lá rũ xuống, lá vàng hoặc nâu, sinh trưởng kém hoặc lá quăn lại. Cách duy nhất để hồi sinh một cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) sắp chết là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ. Hãy kiểm tra dấu hiệu của sâu bệnh, tuân thủ việc tưới nước hợp lý và phun sương thường xuyên để tăng độ ẩm. Bạn cũng có thể cần phải thay giá thể để loại bỏ đất mùn, ẩm ướt. Ánh sáng yếu cũng có thể là một nguyên nhân. Dĩ nhiên các lá sắp chết hoặc hỏng cần được loại bỏ để cây dồn năng lượng ra các chồi lá mới.

Nhân giống

Có nhiều cách để nhân giống Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica), các cách phổ biến nhất là:

  • Nhân giống bằng hạt
  • Nhân giống bằng cách cắm cành cuttings
  • Nhân giống bằng cách tách các cụm cây con (divisions) và trồng thành cây độc lập. 

Nhân giống bằng hạt thời gian tương đối lâu, cách tách cụm cây con ở Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) tương đối ít được sử dụng do cây có tốc độ nảy cây con ở thân cây mẹ khá thấp. Cách phổ biến và siêu dễ là nhân giống bằng cách cắt cành và giâm cành vào giá thể nhẹ, giữ ẩm và thoát nước tốt. 

[icon_timeline timeline_style=”jstime” timeline_line_style=”solid”][icon_timeline_item time_title=”Bước 1″ heading_tag=”span”]Chọn một cụm cây Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) có thân to, khoẻ mạnh, không có sâu bệnh để tiến hành nhân giống.

Đây là một mành Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) hoàn hảo để lấy nguyên vật liệu nhân giống. Nhiều nơi cây này còn mọc dại thành bụi, còn trong thành phố nếu nhìn thấy nhà nào có trồng mà nhiều anh em có thể vào xin cắt vài cành về giâm.
Đây là một mành Cúc Tần Ấn Độ (Tarlmounia elliptica) hoàn hảo để lấy nguyên vật liệu nhân giống. Nhiều nơi cây này còn mọc dại thành bụi, còn trong thành phố nếu nhìn thấy nhà nào có trồng mà nhiều anh em có thể vào xin cắt vài cành về giâm.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 2″ heading_tag=”span”]

Chú ý chỉ nên nhân giống vào mùa xuân hoặc mùa thu. Kinh nghiệm của mình cho thấy cho dù nhân giống vào mùa hè nóng và mùa đông lạnh, tỷ lệ cành giâm sống sót khá cao nhưng cây con chậm phát triển. Giâm cành vào mùa thu và xuân tỷ lệ sống của cành giâm cực cao (có khi 95%) và cây con bật lớn cũng siêu nhanh.

Tìm cành Cúc Tần Ấn Độ khoẻ mạnh, nhiều lá, chưa quá già và cắt thành từng cành dài tuỳ ý (như mình hay cắt tầm 1 mét).
Tìm cành Cúc Tần Ấn Độ khoẻ mạnh, nhiều lá, chưa quá già và cắt thành từng cành dài tuỳ ý (như mình hay cắt tầm 1 mét).

 [/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 3″ heading_tag=”span”]

Đây là thành quả: Khoảng hơn chục cành Cúc Tần Ấn Độ dài hơn 1 mét. Các cành đều khoẻ mạnh, không quá già và đặc biệt không có sâu bọ.
Đây là thành quả: Khoảng hơn chục cành Cúc Tần Ấn Độ dài hơn 1 mét. Các cành đều khoẻ mạnh, không quá già và đặc biệt không có sâu bọ.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 4″ heading_tag=”span”]

Cắt các cành Cúc Tần Ấn Độ ra thành từng đoạn 10 – 15cm, mỗi đoạn có 3,4 nodes (mấu, mắt, chỗ nối giữa các đốt và có lá mọc ra). Miễn là có nodes thì những nodes ngập cát hoặc nước sau này sẽ bung rễ. Vẫn chú ý là nên dùng kéo sạch, vô trùng (bằng rượu hoặc nước sôi) để tránh gây nhiễm trùng vết cắt. Kéo cũng nên sắc để vết cắt ngọt, tránh làm dập vết cắt dễ gây thối điểm cắt dẫn đến chết cành giâm.

Vào các mùa xuân, thu, nếu cắm các đoạn 10 - 15cm ở trên vào nước, gần như 100% các đoạn này sẽ sống và ra rễ. Nhưng tốc độ ra rễ sẽ chậm hơn so với cắm thẳng vào cát ẩm. Chú ý khi cắm thì nên loại bỏ các lá bên dưới, chỉ để vài lá bên trên để giúp cành giữ ẩm và tránh các lá ngập cát, nước thối sinh dẫn đến nhiễm khuẩn gây thối cành giâm.
Vào các mùa xuân, thu, nếu cắm các đoạn 10 – 15cm ở trên vào nước, gần như 100% các đoạn này sẽ sống và ra rễ. Nhưng tốc độ ra rễ sẽ chậm hơn so với cắm thẳng vào cát ẩm. Chú ý khi cắm thì nên loại bỏ các lá bên dưới, chỉ để vài lá bên trên để giúp cành giữ ẩm và tránh các lá ngập cát, nước thối sinh dẫn đến nhiễm khuẩn gây thối cành giâm.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 5″ heading_tag=”span”]

Nếu cắm các đoạn cành giâm vào nước, nên để lọ chứa nước và cành giâm này ở chỗ có ánh sáng tốt (nhưng tránh nắng trực tiếp quá gay gắt khiến nước trong lọ quá nóng gây ủng cành giâm) và có gió lưu thông tốt. Ánh sáng tốt, gió tốt và thay nước nếu thấy nước đục bẩn là những yếu tố giúp cho rễ ra nhanh nhất. Chú ý nếu có cành giâm nào chết thì có thể cắt đoạn thối, cắm lại và hy vọng phần còn lại vẫn sống. Có thể sử dụng các loại phân lỏng để kích rễ ra nhanh.

Sau tầm vài ngày đến 2 tuần, các đoạn cắm xuống nước hoặc cát sẽ ra rễ. Có thể dùng thêm các loại hóc môn kích rễ để đẩy nhanh quá trình ra rễ hơn.
Sau tầm vài ngày đến 2 tuần, các đoạn cắm xuống nước hoặc cát sẽ ra rễ. Có thể dùng thêm các loại hóc môn kích rễ để đẩy nhanh quá trình ra rễ hơn.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 6″ heading_tag=”span”]

Khi chúng ta thấy rễ đâm ra từ các nodes của cành giâm nhiều, hãy chuyển sang trồng vào cát hoặc đất, giá thể nhẹ để cây phát triển, nếu cứ cắm nước thì cây chỉ sống, còn phát triển rất hạn chế.

Đây là một cành giâm Cúc Tần Ấn Độ cắm nước ra rễ đủ để có thể được chuyển sang trồng cát.
Đây là một cành giâm Cúc Tần Ấn Độ cắm nước ra rễ đủ để có thể được chuyển sang trồng cát.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 7″ heading_tag=”span”]

Chuyển sang trồng vào cát và giá thể đất nhẹ sẽ giúp Cúc Tần Ấn Độ phát triển nhanh hết cỡ. Nếu trồng nước chuyển sang trồng vào cát hoặc trồng thẳng vào cát thì đây là lúc bón thêm phân để kích thích việc đâm chồi nách và lá mới.

Đôi khi mình hay cắt cành Cúc Tần Ấn Độ rồi cắm thẳng vào đất (bất kỳ đất gì). Miễn là đất không quá khô và chỗ đặt không quá nắng hoặc lạnh, tỷ lệ cành giâm ra rễ và sống là rất cao, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng Xuân và Thu.
Đôi khi mình hay cắt cành Cúc Tần Ấn Độ rồi cắm thẳng vào đất (bất kỳ đất gì). Miễn là đất không quá khô và chỗ đặt không quá nắng hoặc lạnh, tỷ lệ cành giâm ra rễ và sống là rất cao, đặc biệt là vào mùa sinh trưởng Xuân và Thu.
Nếu như là cát và hỗn hợp giá thể đất nhẹ, cành giâm Cúc Tần Ấn Độ sẽ ra rất nhiều rễ. Trong ảnh là cành giâm Cúc Tần Ấn Độ cắm thẳng vào đất thịt, tuy đều sống hết nhưng rễ ra khá khiêm tốn.
Nếu như là cát và hỗn hợp giá thể đất nhẹ, cành giâm Cúc Tần Ấn Độ sẽ ra rất nhiều rễ. Trong ảnh là cành giâm Cúc Tần Ấn Độ cắm thẳng vào đất thịt, tuy đều sống hết nhưng rễ ra khá khiêm tốn.
Rất nhanh cành giâm sẽ thành cây độc lập, ra chồi nách, đẻ nhánh. Lúc này bạn có thể cắt thẳng các ngọn, các cành dài ra rồi lại tiến hành nhân giống như từ bước 1.
Rất nhanh cành giâm sẽ thành cây độc lập, ra chồi nách, đẻ nhánh. Lúc này bạn có thể cắt thẳng các ngọn, các cành dài ra rồi lại tiến hành nhân giống như từ bước 1.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_feat time_title=”Chúc cả nhà may mắn ạ!!!!” heading_tag=”span”]

Chăm sóc các cụm cây con như các cây trưởng thành theo các thông số ở phần trên và bạn sẽ rất nhanh có các cây trưởng thành tuyệt đẹp!!!! Chúc anh chị em thành công ạ!!!!

[/icon_timeline_feat][/icon_timeline]

Trả lời

0988110300
chat-active-icon