Phần 08 – Chương III: Thay đất (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Mặc dù Bonsai được nuôi trồng trong chậu cạn, một điều kiện sống rất hạn chế. Nhưng nó vẫn lớn lên và phát triển liên tục. Thời gian sống của một cầy có thể vài mươi năm hay còn lâu hơn nữa, cho dù khối lượng đất sống của nó có giới hạn, cây vẫn sống khoẻ và tốt.

Bí quyết của vấn để này đó là việc thay đất cho cây sau một
thời gian nhất định.

Thay đất là một công đoạn quan trọng trong quá trình nuôi trồng Bonsai. Việc thay đất cho cây vì các lý do sau:

  • Theo tiến trình tăng trưởng, rễ cây sẽ phát triển về số lượng cũng như kích thước ở trong chậu theo thời gian. Bộ rễ phát triển dày đặc trong chậu sẽ làm cho đất trồng bị thay đổi nhiều về mặt kết cấu: đất sẽ bị nén chặt, độ rỗng giữa các hạt đất ít đi, đưa đến việc thiếu không khí, làm cho bộ rễ hoạt động kém hiệu quả.
  • Khả năng giữ ẩm và thoát nước của đất cũng sẽ kém đã rất nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của cây.
  • Các rễ già phát triển dày đặc trong chậu, các rễ non sẽ không có điều kiện phát triển. Những rễ già thường hoạt động không hiệu quả trọng việc hấp thu nước về
    dinh dưỡng, đưa đến cây dễ bị cần cỗi và suy yếu.
  • Các rễ già sẽ bị đào thải dẫn dà, nó sẽ bị bệnh, hư hại và bị thối. Nếu không thay đất để kiểm tra và loại bỏ các rễ này, đó sẽ là nguồn tác nhân làm cho cây bị nhiễm bệnh và hư hại theo. Các cành nhánh sẽ mất sinh lực dần. Cây sẽ mau già cỗi.
  • Việc thay đất cho cây, bao giờ cũng kết hợp với việc cắt tỉa rễ, sẽ giúp cho bộ rễ mới được hình thành. Các rễ non trẻ sẽ hoạt động tốt hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, và nước giúp cho cây hình thành nên các bộ phận mới như: chồi mới, lá non. Điều này giúp cho cây được trẻ hóa, phục tráng.
  • Việc cắt tỉa rễ còn có tác dụng khống chế kích thước của cây, và giúp cây hình thành các rễ mới đẹp hơn.
  • Sau một thời gian, các chất dinh dưỡng trong chậu sẽ bị cạn kiệt dần, do cây hấp thụ và do quá trình tưới nước hằng ngày cho cây, làm rửa trôi chất khoáng
  • Sự rửa trôi các chất khoáng trong chậu điễn ra nhanh hơn trong tự nhiên rất nhiều. Do đó, tính chất vật lý, hóa học của đất, bị thay đổi theo hướng bất lợi cho cây trồng. Đất sẽ bị chai cứng, không thông thoáng, úng bí. Tỉ lệ các chất không cân bằng, do Ca bị hòa tan, cộng với việc tưới nước, bón phân thường xuyên, làm cho đất bị chua dần.

Như vậy mục đích việc thay đất là bổ sung, thay đổi chất lượng đất cho cây. Tạo nên môi trường tốt hơn về độ ẩm, độ thoáng, hàm lượng dinh dưỡng giúp cho cây phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, thông qua việc thay đất còn giúp kiểm tra được sự phát triển của bộ rễ cây như thế nào? kiểm soát được sự phát triển về số lượng của rễ cây trong chậu một cách hợp lý.

Phát biện được những khiếm khuyết về rễ để sửa chữa và cũng kiểm tra được sâu bệnh ở rễ để khắc phục.

Kỹ thuật thay đất, cắt rễ là một kỹ thuật quan trọng trong kỹ thuật nuôi trồng Bonsai. Nó giúp cho cây được trẻ hoá phục tráng, sống khoẻ mạnh, lâu bển với thời gian.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon