Phần 08 – Chương IV: Kỹ thuật thay đất, thay chậu (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Khi tiến hành thay đất cho cây cẩn chuẩn bị trước hỗn hợp đất, dụng cụ và chọn chậu phù hợp cho cây.

Trước khi tiến hành thay chậu, tốt nhất là nên giảm lượng nước tưới vài ngày, để cho bầu đất trong chậu đủ khô sẽ dễ dàng lấy cây ra khỏi chậu.

Các bước thực hiện như sau:

Lấy cây ra khỏi chậu

Với chậu đáy nhỏ, miệng rộng, cạn, có thể dùng tay giữ chặt cây, lắc nhẹ phần miệng chậu. Bộ rễ và đất trong chậu sẽ rời ra khỏi chậu nhẹ nhàng.

Đối với chậu có thân chậu cao. Nên dùng dao rọc theo cạnh chậu, để tách bầu đất rời ra khỏi chậu. Có thể dùng que tre, cọc sắt, để xăm phần đất sát thành chậu rời ra.

Hoặc có thể lấy bớt một phần đất ở sát thành chậu, cho tới khi lấy cây ra dễ dàng, đối với những chậu lớn.

Repotting and Rootpruning Bonsai - Part II pg3
Xoi bớt đất xung quanh và lấy cây ra khỏi chậu. Với chậu cạn có thể để hơi khô bầu đất, nghiêng chậu có thể lấy cây ra rất dễ dàng, bằng cách một tay giữ chặt chậu, một tay giữ chặt thân cây, lắc nhẹ cho đến khi rút được cây ra khỏi chậu.
LESSON #26: ULTRA-ROOTS
Dùng cào hay que tre xăm bầu đất và chải rễ ra, để loại bỏ bớt phần lớn đất cũ. Lấy bớt đất cũ ra khỏi bầu rễ ở xung quanh và ở phía dưới của bộ rễ. Lượng đất cũ cần loại bỏ, có thể từ 30% – 70%.

Tỉa rễ

Sau khi loại bỏ bớt đất cũ, chải rễ ra và kiểm tra kỹ lưỡng bộ rễ. Cắt tỉa bớt những rễ dài và già ở phần ngoài của bầu đất. Sau đó, xem xét kỹ bộ rễ, loại bổ hoàn toàn những rễ hư, bệnh.

  • Rễ bị thối, cắt cho tới phần rễ tốt thì dừng lại, để cho rễ mới mọc ra dễ dàng hơn.
  • Rễ mọc sai vị trí, xấu, nên cắt, để cho các rễ khác có cơ hội phát triển.
  • Những rễ mọc đâm thẳng xuống cần cắt bỏ, để giúp cho bộ rễ phát triển mạnh theo chiều ngang. Các rễ này rất mạnh, sẽ làm các rễ ngang chậm phát triển.
  • Các rễ mọc xoắn lại với nhau nên gỡ tách ra, dùng que gỗ, hoặc dây cố định nó lại với cấu trúc mới hợp lý hơn.
  • Rễ quá lớn, có thể làm suy yếu các rễ khác ở những vị trí đẹp, cần cất sớm, để phân chia sinh lực đều cho những rễ nhỏ. Nếu rễ thô, có thể xẻ ra làm 2 rễ, đối với một số loài cây hoạt động

Chú ý: Rễ nên cất vát hướng xuống, dụng cụ cắt phải sạch và bén, vết cắt ngọt, ít bầm dập, rễ sẽ mau hồi phục hơn và ít bị thối vết cắt.

All you want to know about bonsai containers, types of soil, how to pot bonsai and also learn re-potting techniques.
Sau khi loại bỏ phần đất cũ. Kiểm tra các rễ cần phải cắt bỏ như rễ bệnh, già, rễ quá lớn. Chỉnh sửa lại các rễ mọc xấu, không hợp vị trí. Cắt gọn bầu rễ cho vừa với chậu mới định trồng trong tương lai.

Kỹ thuật vào chậu mới

Trước tiên cần chọn chậu thích hợp với kiểu dáng của cây, về hình dáng, tỷ lệ, kích thước và màu sắc

  • Che lỗ thoát nước bằng lưới và cố định bằng dây đồng
  • Cho lớp đất thô, sỏi hạt lớn vào đáy chậu để giúp cho đất trồng trong chậu thoát nước tốt và thông khí
  • Tiếp đến là lớp đất có cấu trúc hạt phù hợp cho cây phát triển tốt. Đây là chất trồng chính của chậu này
  • Đặt cây vào chậu (sau khi đã cắt tỉa rễ) cho đúng vị trí và đúng hướng. Cố định cây lại bằng dây đồng, bằng cách cột vào một rễ lớn với phần lỗ thoát nước của chậu.
  • Cổ rễ nên cao hơn miệng chậu một ít, nhưng không quá cao
  • Phủ kién rễ bằng đất có hạt trung bình, dùng que xăm kỹ đất cho kín bộ rễ, hoặc lắc nhẹ cho đất lấp đầu các khoảng trống, không nên để có những túi rỗng dưới bộ rễ.
  • Dùng lớp đất mịn phủ lên bề mặt. Phần sát mép chậu phải thấp hơn miệng chậu, để cho nước tưới không bị tràn ra ngoài và đất phân không bị trôi đi khi ướt
  • Phủ lên một lớp rêu trang trí để tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây và cũng tránh làm trôi đất

Sau khi thay chậu xong cần tưới nhiều nước để rử trôi bớt phần đất mịn. Cho đến khi thấy nước rỉ ra đáy chậu.

Hoặc có thể ngâm chậu vào một chậu nước lớn cho no nước trong vài phút.

Chăm sóc cây sau khi thay chậu

  • Đặt cây vào nơi im gió, thoáng mát. Tưới ẩm đều lên thân cây cho đến khi cây ra rễ mới, khoảng sau 3 tuần
  • Sau đó, đem cây dần ra nắng. Có thể tưới thêm B1, thuốc kích thích tăng trưởng, để giúp cây không bị sốc
  • Chú ý không nên bón phân giai đoạn này, tốt hơn hết là nên bón phân sau 2 tháng

Trả lời

0988110300
chat-active-icon