Vấn đề chọn chậu cây phù hợp cho Bonsai, Saikei

Vấn đề chọn chậu cây phù hợp cho Bonsai, Saikei
Đánh giá

Cây là cây, chậu là chậu. Nó sẽ không trở thành Bonsai hay Saikei cho đến khi cây và chậu được kết hợp với nhau một cách hoà hợp. Một phần lớn nghệ thuật Bonsai, Saikei là việc trồng cây trong chậu thay vì dưới đất.

Thực tế, rất nhiều loại chậu cây có thể dùng làm chậu Bonsai, Saikei, nếu như nó thoả mãn những yêu cầu nhất định. Tất nhiên chậu phải có lỗ thoát nước và có thể cần lỗ dây để cố định cây vào chậu. Chậu cây có thể được làm từ gốm, bê tông, nhựa, kim loại (chú ý kim loại có thể giải phóng độc tố) hoặc chất liệu từ thiên nhiên (gáo dừa). Những Bonsai, Saikei cổ điền thì thường dùng chậu gốm hoặc sứ, được nung từ đá, nghĩa là nó đã được loại bỏ nước trong chất liệu. Điều này rất quan trọng cho sức khoẻ của cây.

Sức khoả của cây là trên hết! Một tác phẩm Bonsai hoàn thiện thường trải qua nhiều năm chăm sóc để buộc rễ cây thích ứng với các chậu càng ngày càng nhỏ hơn. Như bạn biết, thực hành Bonsai là một bài học về sự kiên nhẫn và kiên trì, nó sẽ được áp dụng khi bạn tìm thấy chậu cây phù hợp. Hãy chú ý đến kích thước, đặc biệt là chiều sâu của chậu.

Maple Bonsai in a Bonsai pot that really enhances the colors of the leaves.
Cây Phong Bonsai trong một chậu phô diễn sự nổi bật của màu lá cây

Hướng dẫn cơ bản cách thức chọn chậu

Một phần lớn việc thực hành Bonsai là làm thể nào để phát hiện ra chậu cây phù hợp, Một số đi theo cảm giác của bản thân. Nhưng điều này khá khó cho người mới bắt đầu… Vì vậy, đây là một số quy tắc và hướng dẫn cơ bản để bạn tuân thủ theo. Chúc may mắn và vui vẻ trong việc theo đuổi ngôi nhà tương lai của bạn.

Nam tính hay nữ tính

Điều đầu tiên bạn phải làm là quyết định xem cây của bạn là nam tính hay nữ tính. Thường thì, một cây là sự pha trộn của cả hai và câu hỏi là giới tính nào sẽ giữ vai trò chủ đạo. Điều này rất quan trọng và có lẽ là quy tắc quan trọng nhất để chọn chậu. Một số thuộc tính có thể giúp bạn như là các đường cong, độ duyên dáng, vỏ cây mịn màng và các nhánh thưa thớt được coi là nữ tính. Các đặc điểm nam tính tương ứng là sức mạnh, vỏ cây cũ, gỗ chết, thân cây dày và cành cây rậm rạp.

Kích thước

Nguyên tắc chung là: Chậu phải có cùng chiều cao với độ rộng của thân cây. Chậu hình bầu dục và hình chữ nhật thường bằng 2/3 chiều cao của cây. Chậu tròng hoặc vuông bằng 1/3 chiều cao của cây trừ khi tán lá lớn bất thường thì chậu cũng nên rộng hơn, điều này được bù lại bằng việc hạ thấp chiều cao của chậu. Cây phong ba lá (có rễ phát triển nhanh) cũng như cây ăn quả và cây ra hoa cần chậu sâu hơn.

Thiết kế

Thiết kế của chậu cây phải phù hợp với mức độ nam tính hay nữ tính của cây. Càng đi sâu, trải nghiệm hài hoà của Bonsai bạn sẽ càng nhiều. Để thực hiện điều này, có nhiều yếu tố cần xem xét. Nên là lồi, lõm, góc, tròn, hình bầu dục hay chữ nhật. Sau đó, để điều chỉnh mức độ nữ tính hoặc nam tính, bạn có thể lựa chọn về chi tiết, chân, men và màu sắc.

An unglazed Bonsai pot with round shapes.
Một chậu Bonsai không tráng men với hình dáng tròn

Thường thì chậu nam tính thường sâu lòng, góc cạnh, có đường nét gọn gàng và chân mập. Một đường nổi bên ngoài làm tăng tính nam tính, một đường lõm thì làm nổi tính nữ tính. Những chậu nữ tính thường có những đường nét mềm mại, đôi chân thanh tú và tương đối thấp cũng như bóng. Chậu tròn, trống thường được coi là ái nam ái nữ.

Nguyên tắc chung nhất khi chọn men cho chậu là màu sắc sẽ xuất hiện trên cây. Hoặc theo màu vỏ cây, màu của lá quả hoặc hoa. Do đó, các tông màu nâu, xám và đất không tráng men thường là lựa chọn an toàn. Chúng cũng cung cấp sự ấm áp và ổn định cho cây. Nhưng chúng ta cũng có thể làm việc với các màu tương phản như xanh dương, xanh lá sáng. Chúng cung cấp sự cân bằng và toát ra vẻ tươi mới.

Mục đích là tạo ra sự hài hoà. Quan sát những lựa chọn mà người khác đã làm với chậu của họ, thảo luận cùng mọi người. Thăm quan triển lãm, đi xem chương trình và đọc sách. Đừng ngân ngại liên hệ với một thợ gốm. Chúng tôi thậm chí còn vẽ cốt, làm khuôn và cùng ra thành phẩm với thợ gốm. Nên nhớ là không chỉ có một lựa chọn duy nhất phù hợp với cây. Có rất nhiều và cái nào tốt nhất là vấn đề sở thích, bạn hãy chọn cái bạn thích nhất.

Nên mua chậu Bonsai, Saikei ở đâu?

Khi bạn nghĩ rằng cây bạn đã sẵn sàng, có rất nhiều cách để tìm chậu phù hợp. Bạn có thể liên hệ thợ gốm và đặt hàng. Hoặc thăm vườn ươm cây cảnh, hội chợ và sự kiện Bonsai ở địa phương nơi hay có nghề làm gốm. Nhớ mang theo thước đo và một bức ảnh. Nếu bạn có kinh nghiệm và biết những gì cần tìm kiếm, có rất nhiều trang web và nhóm đấu giá trên phương tiện truyền thông xã hội nơi các chậu cây muốn đổi chủ. Cũng có khá năng bạn tự làm chậu? Có rất nhiều Video trên Youtube hướng dẫn bạn làm chậu cây bằng các vật liệu khác nhau.

Ví dụ điển hình: Nguyên tắc 2/3

Japanese maple
Ví dụ điển hình của nguyên tắc 2/3

Kích thước tương đương với sức khoẻ. Theo quy tắc cơ bản, một cái chậu không được quá 2/3 chiều cao của cây. Nhưng ở đây, cái chậu đã đi lệch khỏi quy tắc này vì vòm cây quá lớn, gần như rộng bằng nó. Vì vậy, chậu lớn không chỉ vì tính thẩm mỹ mà còn vì sự cân bằng, các nhánh cây tương ứng với hệ thống rễ lớn cần không gian. Do đó, vòm cây của cây rất to, gần như rộng bằng chiều cao. Sự lựa chọn cũng rơi vào một cái chậu màu vàng tôn lên chiếc lá đỏ của mùa thu.

Japanese maple by Walter Pall
Đây là ví dụ nếu chúng tôi dùng chậu để nghiêm ngặt tuân theo quy tắc 2/3

Ví dụ điển hình: Nam tính và nữ tính (Masculine vs Feminine)

Winning pine tree

Đây là một ví dụ trong sách giáo khoa về sự kết hợp hoàn hảo của chậu và cây. Thành phần đã toát lên sự nam tính. Các nhánh thưa thớt, vỏ sẹo dày, kết hợp hoàn hảo với một chậu có đường thẳng nhiều, chân chậu tối giản, thẳng. Môi vàng mở ra củng cố cho nam tính. Sự đối nghịch trực tiếp khi các chậu nữ tính thường úp vào trong. Sự lựa chọn rõ ràng có thể thấy là một màu đỏ đất nhung không tráng men hay một chậu có men đỏ có chức năng tương tự. Nó sẽ lấy tông màu đỏ cam của lá cây thông.

Noelanders winning Bonsai tree

Đây có lẽ là lựa chọn của tôi nếu được nhận nhiệm vụ chọn chậu. Các cạnh cong làm tôn lên đường cong nhẹ nhàng của thân cây và tạo ra một bố cục có nét nữ tính hơn.

Pinus bonsai

Ở đây là một ví dụ bỏ hết các vành chậu. Cây bên trái cũng rất nam tính. Cá nhân tôi nghĩ đó là một sự kết hợp thú vị. Bạn có thể thấy cây thế nào không? Không giống như ở bức ảnh đẩu tiên mà cây có một cái chậu giống như ngôi đền, giờ đây dường như đang đứng trên đỉnh của một ngọn đồi. Tôi có cảm giác rằng cái chậu giống như bóp nghẹt hình dạng cây. Nhưng ví dụ rõ ràng cho thấy có nhiều nữ tính trong cây sau hơn.

Ví dụ điển hình: Phong cách trồng Rừng – Forest planting

Goshin Bonsai

Đây là một tác phẩm huyền thoại nổi tiếng trong giới Bonsai có tên là “Người bảo vệ linh hồn”. Nó có một lịch sử lâu dài và đại diện cho cháu chắt của người sáng tạo. Sự lựa chọn của chậu phản ánh tất cả điều này. Hình bầu dục là một lời khen khi áp dụng trồng rừng. ở đây, bề mặt sáp màu đỏ gụ gợi nhớ đến đồ nội thất cổ và mang lại cho cây sự duyên dáng cũng như sự cổ kính. Chiếc chậu này là một con yếu tố tăng độ tuổi của cây cũng như sự quý tộc mà không lấy đi sự chú ý nào của cây. Không có lựa chọn nào khác sau lựa chọn chậu hình bầu dục này. Nhưng nó có lẽ cũng hiệu quả với màu đỏ không tráng men hoặc tráng men màu đất. Hãy xem thêm về lịch sử tác phẩm Goshin này tại đây.

Ví dụ điển hình: Màu theo mùa – Seasonal colors

Oak Bonsai

Nếu bạn có một cây rụng lá, có màu sắc thay đổi theo mùa, bạn có thể muón có một chậu cây phù hợp với tất cả các giai đoạn màu sắc của chúng. Sao đó, dễ nhất là chọn một màu phản ánh vỏ cây, chẳng hạn như màu xám này, Nhưng người ta cũng có thể tìm thấy một tông màu của những chiếc lá, hoặc chọn một màu vô danh như màu nâu nhạt hoặc màu không tráng men.

Oak bonsai tree

Bạn cũng có thể chọn màu tương phản như màu xanh lam hoặc trong ví dụ là một màu men lốm đốm đỏ, xanh lá cây và vàng.

Video: Chậu Bonsai, Saikei

Bài viết bởi Thor Holvila – sinh ở đảo Hisingen, Thuy Điển năm 1969. Tốt nghiệp trường nghệ thuật Schillerska năm 1989. Trở thành người học việc của chuyên gia gốm Paula Lindfors, sau đó thành một người Thuỵ Điển tiên phong trong kỹ thuật Raku Nhật Bản năm 1996. Mở Studio riêng vào năm 2008.

0988110300
chat-active-icon