Tìm hiểu cây Râu Rồng, cây Râu Rồng có gì đặc biệt?

Cây Râu Rồng là loại cây đặc biệt, được nhiều người chơi cây quan tâm, tìm hiểu và sưu tầm. Loại cây này không chỉ nổi bật về hình dáng độc đáo, mà còn nổi bật nhờ tác dụng đặc biệt của nó trong y học. Bài viết này của Cỏ Dại sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng hơn về đặc điểm, công dụng của cây Râu Rồng. Bạn sẽ hiểu được lý do vì sao loại cây này được xem là cây trồng đặc biệt.

Tìm hiểu cây Râu Rồng , tại sao cây Râu Rồng là loại cây trồng đặc biệt?

Đặc điểm của cây Râu Rồng

Cây Râu Rồng là một loài cây  thuộc họ thông đất (Lycopodiaceae). Tên La tinh: Lycopodium phleginaria L. Dân gian vẫn thường gọi Râu Rồng là cây thông đất. Cây thường dài khoảng 50cm, chia nhánh lưỡng phân 1-4 lần. Lá xếp xoắn ốc, hình trái xoan thon, không cuống, gốc tròn, đầu thẳng đứng, nhọn, nguyên, dài, xếp toả rộng ra.

Cây Râu Rồng chịu hạn tốt, có đặc tính sinh trưởng mạnh mẽ, sống được trên nhiều loại đất từ chua, mặn đến khô cằn sỏi đá. Cây Râu Rồng cũng có khả năng phát triển tốt trong môi trường chậu treo. Hiện nay Râu Rồng là loại cây trồng trang trí nhà cửa độc đáo được nhiều người ưa thích.

Cây râu rồng trong chậu treo

Cây Râu Rồng trong chậu treo

Theo các tài liệu ghi chép lại, Râu Rồng có nhiều loài, phân bố rải rác từ vùng ôn đới ấm đến vùng cận nhiệt đới. Cây Râu Rồng được thấy ở một số nước như Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc, Ấn Độ…

Loại cây với tên gọi và hình dáng đặc biệt này thích hợp trồng trong chậu treo trang trí nhà cửa, ban công, quán xá. Bên cạnh tác dụng trang trí, cây Râu Rồng còn được nhiều người truyền tai có tác dụng vô cùng đặc biệt trong việc chữa một số bệnh như trị ngoại thương xuất huyết; trị đau thần kinh và đau lưng do phong thấp.

Cây Râu Rồng có gì đặc biệt?

Cây Râu Rồng có hình dáng ấn tượng, cùng nhiều các tác dụng trong y học. Tuy nhiên khi tìm hiểu cây Râu Rồng thì có rất ít tài liệu viết về loại cây này, số lượng cây Râu Rồng thực tế cũng không nhiều. Đó là lý do khiến cây Râu Rồng trở nên đặc biệt, ngày càng nhiều người muốn sưu tầm, khám phá.

Một số thông tin hiếm hoi được đánh giá có độ chính xác cao về cây Râu Rồng được ghi lại trong cuốn “Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam”  ở Viện Dược liệu Việt Nam. Đó là các thông tin nổi bật về tác dụng dược lý đặc biệt của cây Râu Rồng.

Theo tài liệu nước ngoài, thí nghiệm trên ống kính, cây Râu Rồng (Thông Đất) có tác dụng ức chế một số vi khuẩn. Có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt và giảm đau. Cây còn được dùng chữa phong thấp, tê đau, viêm gan cấp tính, kiết lỵ, mắt đỏ, nôn ra máu, đại tiện ra máu, chảy máu mũi, vết thương do đâm chém, vết bỏng. Ở Malaysia, nước sắc cây Thông Đất được dùng chữa bệnh tê phù (beri – beri), ho, đau ngực. Tro đốt từ cây trộn với nước, chườm tại chỗ chữa phát ban ở da. Ở Trung Quốc, nhân dân một số vùng dùng nước sắc Thông Đất tắm cho trẻ em để phòng tránh mụn nhọt, mẩn ngứa

Một tài liệu khác cho biết thêm, tại Vân Nam (Trung Quốc) cây Râu Rồng được dùng để trị đau khớp xương, mồ hôi trộn, quáng gà, tiểu tiện bất lợi, có triệu chứng đẻ non, bỏng lửa, trẻ em bị tê liệt sau di chứng. Tại Malaysia, nước sắc cây dùng làm nước rửa trị phù thũng, ho; tro cây ngâm trong giấm dùng chườm chữa phát ban da. Cây được phát hiện ở độ cao đến 1.200m, ít khi hơn.

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon