Phương pháp dưỡng hộ chậu cảnh (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long

Chậu cây cảnh là loại hình nghệ thuật có sự sống, nó không giống với cây trồng chậu thông thường, đầu tiên nó phải qua các điều kiện, hoàn cảnh cần thiết cho cây sống bình thường, sau nữa là qua các biện pháp như tỉa cắt, vít bó.. để duy trì nét hoàn mỹ của chậu cảnh.

1/- Tưới nước

Tưới nước chậu cảnh là việc nuôi đưỡng quan trọng:  Ta thường tưới băng, rưới, đổ, phun, rót, ngâm (đem chậu ngâm vào hồ nước, chậu cỡ nhỏ thường tưới cách này). Cây sống trong bát chậu, đất có hạn, dễ khô, nếu không kịp tưới, thì để bị héo úa mà chết. Nhưng tưới nước quá nhiều, đất chậu quá ẩm, không chịu nước, cũng thối rễ. Cho nên tưới chậu cảnh phải vừa nước, theo mùa tiết, khí hậu, giống cây lớn nhỏ, nông sâu, chậu cảnh.. để xem tưới nhiều ít, mấy lần trong ngày.

Chậu cảnh phải tùy “thời” tưới nước, trong mùa sinh trưởng khác nhau, nhu cầu tưới nước có khác, thường khí nhiệt độ cao về mùa hạ, sớm tối đều tưới một lần, mùa xuân thu, có thể mỗi ngày hoặc cách ngày tưới một lần, mùa đông, vào kỳ nghỉ ngủ đông có thể mấy ngày tưới một lần, mùa mưa dầm hoặc ngày mưa âm u, có thể không tưới. Ngoài ra, lượng nước giữ ở đất chậu và chất đất như đất cát thấm nước tốt, có thể tưới nhiều hơn một chút; đất sét ít thấm nước, có thể tưới ít một chút.

Tưới nước còn phải tùy “cây” mà tưới, giống cây khác nhau, tính thích khô và chịu ẩm không giống nhau, lượng bốc hơi của cây Ìá rộng, lớn hơn cây lá kim, dễ mất nước, nên tưới nhiều một chút; giống cây thích ẩm, phải tưới hơn một chút, so với giống cây chịu được khô hạn.

Tưới nước còn phải tùy “chậu” có lớn nhỏ, sâu nông, loại chậu để tưới nước. Chậu nông, chậu đất, chậu sỏi to nên tưới nhiều; chậu men, chậu sứ, chậu sầu nên tưới ít một chút. Chậu cảnh cỡ nhỏ, dễ mất nước, tốt nhất là đem chậu đặt ở trên nền cát, giữ độ ẩm nhất định của nền cát là có thể được.

Trong quá trình tưới nước, nếu phát hiện cây chớm héo úa hoặc bệnh tật, mà đất chậu lại quá ấm, có thể do nước gây ra, nên đợi khi đất khô hãy tưới. Trường bợp nghiêm trọng, phải kịp thời sang chậu, cắt bỏ rễ thối và trồng vào chậu đất, sản sóc kỹ càng.

2/- Bón phân

Chậu cây không ngừng sinh trưởng, phải hấp thụ thành phần dinh dưỡng trong đất chậu, mà thành phần dỉnh dưỡng trong đó cạn kiệt khiến cho lá úa vàng, cành nhỏ yếu, hoa thưa quả ít, sức đề kháng sâu bệnh yếu kém cây “xuống sắc”. Vì thế, nên cho thêm phân. Nhưng thông thường cây cảnh cần sinh trưởng chậm, không bón phân nhiều, để cây khỏi lớn phổng, ảnh hưởng đến dáng cây.
Bón phân phải đúng lúc, đúng lượng, phải nắm vững chủng loại và hàm lượng phân bón.

Cây sống cần ba yếu tố Đạm, Lân, Kali. Phân Đạm thúc cành lá sinh trưởng; phân Lân thúc mầm ra hoa, hoa thấm màu, quả chín sớm; phân Ka li thúc thân cây và rễ sinh trưởng, tăng tính đề kháng. Bón phân còn tùy giống cây mà thêm hoặc bớt, chậu tùng bách không bón phân nhiều, vì phân nhiều sẽ khiến lá kim mọc dài, hình cây biến dạng, ảnh hưởng đến sự thưởng ngoạn. Mùa đông mỗi năm, bón một lớp phân lót, kỳ sinh trưởng bón tiếp một lớp phân mỏng là được. Chậu hoa quả như Đỗ Quyên, Hải Đường, Thạch Lựu, Tử Vi… trước, sau khi nở hoa kết quả, nên bón vừa tầm. Ngoài phân đạm ra, còn bón một ít phân lân, như bột xương, nước vo gạo, nước làm cá, khiến hoa thắm quả to. Cây cảnh loại tạp như Tước Mai, Du Tróc Vỏ, Phong Tam Giác.. không nên bón nhiều, nếu màu lá
bình thường, lục tươi sắc sáng, thì có thể không bón, để giữ dáng cây đẹp.

Bón phân chậu cảnh có mấy điều cần nhớ:

  • Phân hữu cơ hoặc phân bánh, không ủ ngấu không bón;
  • Phân đậm không bón, phải pha loãng ra mới có thể dùng;
  • Cây mới đưa lên chậu, không bón phân;
  • Ngày mưa, ngày oi bức, khi đất chậu quá ẩm không bón.

Nắm vững 4 điều trên, mới không uống công chăm sóc cây cảnh,

3/- Tỉa cắt

Sau khi đưa cây lên chậu tạo hình, đế ngừa cành lá lớn bổng, hình cây rối ren, khi chăm sóc, phải thường xuyên tỉa cắt, cành dài tỉa ngắn, cành rậm tỉa thưa, duy trì hình cây đẹp đề.

Thông thường nuôi dưỡng tỉa cất có mấy biện pháp sau

(1) Bóc mám

Cây vào kỳ sinh trưởng, rễ và thân cành thường nảy ra một số mắm bất định, đặc biệt là giống cây nảy mầm mạnh, như Tước Mai, Du Tróc Vỏ, Lục Nguyệt Tuyết, Thạch Lựu.. nếu không kịp thời bóc ngắt mầm, cành do mầm này, sẽ mọc lộn xộn, ảnh hưởng đến hình cây. Đồng thời mầm nảy nhiều, tiêu hao nhiều chất dịnh dưỡng, cũng sẽ ảnh hưởng đến thế sinh trưởng của cây. Cho nên, nuôi dưỡng chậu cây, kịp thời bóc mầm non, hết sức quan trọng.

Ngắt tâm

Để ức chế chậu cây mọc cao, thúc đẩy cành bên cạnh vươn ra, có thể vặt đi đầu non của ngọn cành, khiến mũ cây giữ hình thái nhất định. Ngất tâm còn khiến chất dinh dưỡng tập trung trên cành lá thành kiểu, thúc đẩy mầm nách nảy ra, tăng thêm mật độ lá cành. Như chân bách, cối bách, vào tháng 5 – 6 ngắt bỏ ngọn non, có thể khiến mũ cây càng thêm tròn trĩnh. Chậu cảnh tùng, nhờ ngắt tâm, bỏ mầm khỏe ngọn nóc, ở lá kim nảy ra một số mầm nhỏ, những mầm ấy mọc thành lá kim cành non ngắn nhỏ, khiến cây cảng cổ kính già giận.

Sửa cảnh

Chậu cảnh, trong quá trình sinh trưởng, thường nảy ra nhiều cành mới, để giữ gìn nét tạo hình, nên ta thường sửa cành, phải dựa vào hình cây để xác định lối sửa. Như hình mảng mây, Tước Mai, Lục Nguyệt Tuyết, Cây Du, … chậu cảnh phái Dương Châu, sức nảy mạnh, khi cành mới nảy, đem sửa bằng thành mảng cũng có thế được. Kim Tiền Tùng, Thích Móng Gà… sau khi nảy cành, chỉ lưu lại một đốt, những cái còn lại đếu cắt bỏ, hễ nảy lại cắt, không để nó lớn vổng, làm nhiễu hình thái vốn có. Cành cẩn sửa thường vì khô bệnh, cành lớn vổng, song song, giao thoa .. nên cắt bỏ.

Sửa cây chú ý mấy điểu:

  • Loại Tùng Bách sức nảy yếu, cắt ít;
  • Mùa mưa dầm, cây nảy nhiều cành, phải chăm tỉa cắt;
  • Kỳ sinh trưởng tạm không tia cắt, chờ kỳ nghỉ ngủ đông hãy cắt;
  • Sửa cành chú ý hướng mầm miệng cắt, thường giữ mầm mé ngoài, cho nó chiếu về hướng mực nước sinh trưởng.

4/- Thay chậu

Chậu cây trong quá trình lớn đều, rễ thường rải kín đáy chậu, ảnh hưởng sự thông thoáng và tiêu nước, không lợi cho hấp thu chất dinh dưỡng, trở ngoại cho cây sống bình thường, lúc đó nên đảo chậu đổi đất. Thay chậu có thể dùng lại chậu cũ, hoặc đổi chậu lớn hơn, tùy giống cây lớn nhỏ để quyết định. Khi đảo chậu, đem cây trong chậu và cả đất ra, bỏ đi từ 1/3 – 1/2 đất cũ chung quanh
mảng đất, loại Tùng Bách bỏ đi từ 1/5 – 1/3 đất cũ, đồng thời tỉa cắt rễ già, rễ mục, miệng cắt phải nhẵn, sau đó lại trồng vào chậu, đáy chậu và quanh chậu thêm đất bồi dưỡng, lấy que gỗ hoặc tăm gẩy đất cho sát. Đất mặt chậu nên cách thành trên dưới 3 cm, gọi là “miệng nước”. Sau khi đảo chậu, giống khi trồng lên chậu.

Thời gian đảo chậu, thường vào cuối thu hoặc đầu xuân. Một số chậu cảnh, lá rộng thường xanh, như Hoàng Dương, Quế Hoa, Câu Cốt, Nữ Trinh Lá Nhỏ… có thể đảo chậu vào thu. Giống cây mọc nhanh như Tước Mai, cây Du, cứ cách tử 1 – 2 năm, đảo chậu một lần; giống cây mọc chậm như Tùng Bách, có thể cách từ 3 – 5 năm, đảo chậu một lần, cũng có thế tùy vào sự lớn nhỏ của chậu cảnh để quyết định thời gian đảo chậu, thông thường chậu nhỏ, cách 1 – 2 năm, chậu trung cách 2 – 3 năm, chậu lớn cách 3 – 5 năm đảo chậu một lần. Nếu chậu cây già, có thể cách thêm vài năm.

5/- Phòng trị sâu, bệnh

Chậu cảnh đặc biệt đễ bị bệnh, sâu làm hại, nhẹ thì ảnh hưởng đến sinh trưởng, nặng thì héo chết. Chậu cảnh lâu năm, một khi bị hủy vì sâu bệnh, rất đáng tiếc. Cho nên phòng trị bệnh sâu không thể coi nhẹ. Bệnh làm hại thường thấy có mấy loại như sau:

Bệnh hại rễ

Chậu cây già, rễ lão hóa, dễ bị vì khuẩn ký sinh ăn bám, rễ hư nát hoặc sinh bướu rễ, rễ cây hoa quả sinh bệnh rất nhiều, nên chú ý tiêu độc đất chậu và bớt tưới nước.

Bệnh thân cành

Thường có bệnh ruỗng và loét thân, ngoài thân cành ruỗng, tâm cảnh mục, nhựa chảy tràn, vỏ nứt nẻ, trên cành sinh vết lốm đốm… nên kịp thời dùng thuốc phòng trị, phun chất boóc đô hoặc hợp chất với lưu huỳnh, chất dịch boóc đô dùng a xít sun Sunfuric đồng, vôi sống và nước chế thành, tỉ lệ của nó là 1 : 1; 100 – 200, hiện màu xanh da trời, không để quá lâu sẽ bị kết tủa mất công hiệu. Hợp chất vôi lưu huỳnh, dùng vôi 1kg, bột lưu huỳnh 2 kg thêm nước 10 kg, chế thành nước, nồng độ sử dụng, dựa theo khí hậu mà định, đầu xuân là 1 độ Baume, mùa hạ là 0,8 – 0,6 độ, mùa đông là 5 độ. Nếu bệnh kéo dài nghiêm trọng, cần phun các thuốc diệt khuẩn.

Bệnh hại lá

Thường thấy bệnh lá đốm, phấn trắng, úa vàng.. mật lá phát sinh chứng trang như: màu  nâu vàng, hoặc đốm đen, phiến lá cong rụt, khô héo, rụng sớm.. Phương pháp chữa trị: Bệnh lá lốm đốm có
thể ngắt bỏ lá bệnh, hoặc phun chất boóc đô, lá úa vàng có thể đùng dung dịch 0,1 % – 0,2% a xít sun fu rơ sắt, phun mặt lá, bệnh phấn trắng có thể dùng hợp chất vôi, lưu huỳnh 0,3 – 0, Baumé để phun.

Sâu hại chậu cây có mấy loại sau :

  • Sâu ăn lá có ngòi châm, ngài trốn nợ, hai giong sau này thân lớn, có thể bắt, cũng có thể phun thuốc trừ sâu
  • Sâu hại châm hút, có sâu cánh cứng, nhện đỏ, sầu ăn đọt lá, mầm cây .. Phòng trị sâu cánh cứng làm hại nhện đỏ, sâu ăn đọt lá mầm cây có thể phun thuốc trừ sâu. `
  • Sâu cắn mọt thân có bọ sừng. Phòng trị có thế bắt sâu, dùng sợi thép nhỏ, móc vào lỗ mọt, bắt ấu trùng; có thể dùng bông chấm thuốc trừ sâu và dầu xăng, nhét vào lỗ mọt, hoặc phun thuốc trừ sâu vào và bịt kín lỗ mọt.

6/- Các cách khác

Che râm mái

Chậu cảnh tùy yêu cầu chiếu sáng không giống nhau, có thể phân làm cây dương tính và âm tính. Dương tính như Hắc Tùng, Tùng Năm Kim, Cối Bách, cây Du, Tử Vi, Thạch Lưu… có thể ở nơi nắng sáng đầy đủ. Cây âm tính như là Hán Tùng, Ngân Hạnh, Đông Thanh, Nam Thiên Trúc, Lục Nguyệt Tuyết… nên để chỗ có bóng mát. Thông thường, vào mùa hè nóng nực, chậu cây đều nên bắc giàn che nắng.

Phòng lạnh

Sự thích ấm và tính chịu lạnh của cây không giống nhau, cần chú ý vấn đề phòng lạnh vào mùa đông. Thông thường, giống cây thôn quê chịu được giá lạnh, mùa đông có thể để cây bên ngoài, để ngừa đất chậu nứt nẻ, có thể chôn cả chậu xuống đất, hướng về mặt trời, mặt chậu lộ trên đất. Một số cây yếu chịu lạnh, như Trà Phúc Kiến, Cửu Lý Hương, Kim Quất, Phật Đỗ Trúc, … mùa đông cần dời vào nhà hoặc trong nhà kính tránh lạnh.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon