Đưa lên chậu (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Phôi cây trải qua tạo hình, thành kiểu, có thể đưa lên chậu phối cảnh thưởng ngoạn. Đầu tiên nên chọn chậu thích hợp. Lớn nhỏ, nông sâu, màu sắc chậu đều phải dựa vào tình trạng của cây mà định. Kiểu cách nên điều hòa thống nhất.

1/- Dùng đất

Đất của chậu cảnh, phải căn cứ vào đặc tính của giống cây để linh động lựa, tùy giống mà tìm đất. Một số cây sống ở đất núi phương Nam như Đỗ Quyên, Kế Mộc, Chò Đỏ, Sơn Trà.. đất mang tính axít; giống cây như Du Tróc Vỏ, Cử, Phác, Liễu Đỏ.. lại cần đất trung tính hoặc đất vôi. Điều đó chứng tỏ cây không giống nhau, phải có đất tương xứng. Thông thường thì chậu cảnh đều cần đất màu mỡ tơi xốp, giàu chất mục.

Đất chậu phối thường có lẫn lá mục, đất núi, đất bừn ao, đất ruộng… còn có thể trộn đất theo nhu cầu. Đất bồi dưỡng thường là đất ruộng vườn, lá mục mỗi thứ 4 phần, thêm 2 phần cát, lại thêm tro trấu xay qua, trộn đều. Nếu lại trộn phân bánh ủ ngấu 1 – 2 phần là thành đất bồi dưỡng thêm phân. Đưa lên chậu, nên chờ trước khi cây nảy mầm đầu xuân.

2/- Trồng

Chọn xong chậu và đất, là trồng cây vào. Nếu dùng chậu sâu dùng mảnh ngói vụn chèn trên lỗ tiêu nước, chậu hình ống xếp nhiều mảng ngói và sỏi to chèn ở trên lỗ tiêu nước. Chèn lỗ tiêu nước là biện pháp then chốt khi trồng lên chậu, nếu không để ý, lỗ tắc nghẽn, sẽ làm thối rễ. Dùng chậu nông, cần dây kim loại bó chắc rễ cây với đáy chậu, đầu tiên đặt ở đáy một que sắt, xỏ đây qua lỗ chậu cột que sắt lại, như vậy khi trồng, rễ bám trên que sắt không vì đất chậu nông mà lay động, ảnh hưởng đến rễ cây.

Sau khi nhắm chỗ đặt cây vào chậu, ta cho đất bồi dưỡng đất to bỏ vào dưới chậu, đất nhỏ lấp vào rễ bám. Khi vun, vừa bỏ đất, vừa dùng tăm gảy cho đất và rễ kèm sát nhau, nhưng không nén đất quá chặt, để khỏi bí hơi và nước khó thấm. Đất lấp dưới miệng chậu, để dễ tưới nước. Trồng cây nông sâu phải căn cứ vào sự tạo hình, thông thường, rễ nên hơi lộ trên đất. Khi trồng xong, là có thể tưới nước, chậu cảnh mới trồng nên dùng bình phun tưới, lần đầu tưới nước, phải tưới thấm đẫm, rồi đặt ở chỗ râm mát, chú ý thường xuyên tưới thấm cả chậu.

Châu cảnh nâng rễ, thường dùng loại nông, khi mới trồng, phải lấp đất thành ụ như bánh bao, (cao hơn miệng chậu) đợi khi cây yên ổn, đất được tưới đều, lộ dần rễ lên mặt đất. Trồng chậu cảnh kèm đá, khá phức tạp, một loại đem rễ cây trông trong hang động núi, dùng tăm tre gảy cho đất và rễ đính chặt; một loại nữa, đem rễ bọc kèm đá, lại đem rễ luồn kẽ đá, ngoài phủ đất, sau đó lấy rêu xanh bao chật lại cùng với đá, trồng vào chậu (chậu đất khá sâu) sau 2 – 3 năm, rễ mọc bình thường, ôm chặt kẽ đá, có thể đem trồng vào chậu nông trở thành chậu cảnh kèm đá.

3/- Phối trí đá núi

Để cấu thành ý cảnh và cảnh quan, ta thường dùng đá làm núi, bố trí trong chậu. Thí dụ trong chậu cảnh Tùng Bách, đặt vài tảng đá, có thể khiến cây chưa đầy 30 cm thành cái “thể chống trời”. Chậu cảnh vách dựng, rễ để một khối đá nhọn, khiến ta có cảm giác như cây sinh trưởng ở vách núi dựng đứng, tăng thêm tình thơ ý họa. Chậu cảnh tùng thạch và chậu trúc thạch đều là thủ pháp nghệ thuật, mô phóng ý họa của người xưa. Trong trang trí chậu cảnh có mô hình bằng gốm sứ của đình, đài, cầu, thuyền, người vật bé xíu.. Như chậu du tróc vỏ, cổ kính, mũ cây như tán lọng, dưới cây có mục đồng chăn trâu, lão ông đánh cờ.. có thể thổi vào sức sống phối hợp cần phù hợp với mô hình tự nhiên, tỉ lệ xa gần, to nhỏ, màu sắc điều hòa.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon