Phần 10 – Chương I: Cách tưới (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Nước là một thành phần quan trọng trong sự sống của cây, Đây là yếu tố ảnh hưởng đến sự sống còn của cây rõ rệt nhất, so với các yếu tố khác.

Thông thường nguyên nhân gây chết cây là do lượng nước cung cấp cho cây không thích hợp, nhiều hơn là các nguyên nhân khác.

Cây có thể sống với điều kiện thiếu đinh dưỡng trong một thời gian rất dài, nhưng lại không thể thiếu nước trong một thời gian ngắn. Thiếu nước cây sẽ không sinh trưởng được.

Việc tưới nước cho cây , tưởng chừng đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng để tưới cho đúng, thực ra không hề đơn giản chút nào.

Người làm vườn cần phải biết:

  • Lượng nước cần thiết cho cây thay đổi tùy theo thời tiết, chủng loại, tình trạng sức khỏe của cây, tính chất của đất và vị trí của cây trong vườn.
  • Tưới không đủ nước, thì cây bị khô rễ và chết. Tưới thừa nước đất sẽ bị úng và nếu đất thoát nước kém, rễ sẽ bị thối.
  • Tưới nước thiếu, trong quá trình hô hấp, rễ thải ra nhiều CO„ lượng CO; này sẽ tăng lên ở trong các mao quần đất và tổn tại lâu ở đó, điểu này làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ.

Tưới đủ nước, sẽ giúp đẩy các không khí cũ ra ngoài và kéo theo không khí mới vào đất.

Vì vậy, việc chậu khô đi và tạo độ ẩm ướt một cách xen kẽ giữa các lần tưới, là một sự cần thiết, nó tạo ra sự cân bằng trong mối quan bệ giữa nước và không khí ở trong chậu cây, giúp cho cây phát triển tốt.

Nhìn chung, nên tưới cho cây đủ nước, trước khi cây có dấu hiệu bị khô. Lúc chậu bị khô, lớp đất mặt khô và nhạt màu, có thể quan sát dễ dàng, cần chú ý dấu hiệu này.

Nên tưới vào buổi sáng và xế chiều là thời điểm tốt nhất.

A. Cách tưới

  • Tốt nhất là tưới cho tới khi nước rịn ra ở lỗ thoát nước của chậu. Nếu tưới như thế mà cây vẫn thiếu nước, đất vẫn không đủ ẩm cần phải xem xét lại bầu rễ: có thể đất đã bị thay đổi về tính chất cơ học, bị nén chặt do rễ phát triển quá nhiều. Hay cũng có thể do đất hút ẩm kém. Nên thay đất cho cây.
  • Nên tưới cho cây vào buổi sáng sớm và xế chiều. Vào buổi chiều lượng nước cây hấp thụ để bù vào lượng nước bị mất trong ngày, thuận lợi hơn buổi sáng.
  • Tránh tưới vào lúc nắng quá gắt. Các giọt nước nhỏ đọng lại trên lá, sẽ biến thành các thấu kính hội tụ đốt cháy làm phỏng lá vì nóng.
  • Khi trời quá nóng và nắng, nếu xét thấy thật cần thiết thì nên tưới thêm vào buổi trưa, nhưng với điều kiện là phải tưới thật đẫm nước cho cây và môi trường xung quanh, làm sao tăng được độ ẩm của không khí lên cao mới không làm ảnh hưởng đến cây.
  • Ở những vùng lạnh, có thể tưới một ngày một lẳn, hay hai ngày một lần cũng được. Nhưng nên giữ cho đất khô ráo vào ban đêm, để nhiệt độ đất không bị lạnh, sẽ giúp cho rễ hoạt động được tốt hơn, trong điều kiện này.

Nói chung, cẩn chú ý liên tục tới sự biến đổi của nhiệt độ và độ ẩm của không khí, trong quá trình tưới cây.

  • Sau những cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày; nên để cho chậu cây khô ráo, để tăng cường lượng không khí trong chậu. Do độẩm của không khí quá cao, nước trong chậu sẽ bị giữ lại lâu hơn. Có thể đặt nghiêng chậu cho nước mưa thoát đi bớt và nhanh hơn vào mùa mưa.
  • Nếu mưa nhỏ, chỉ có bể mặt của đất được ẩm mà thôi, cần tưới thêm cho cây. Những cơn mưa nhỏ và mưa bụi, thường mang cả bụi trong không khí, đọng lại trên lá cây, sẽ làm phỏng lá (như mưa acid), nên tưới rửa lá, sau những cơn mưa này.
  • Đối với cây thành thục có bộ rễ phát triển mạnh, cân nhiều nước hơn cây mới qua giai đoạn cắt tỉa.
  • Cây đang ra chỗi, lộc non, đang nở hoa, cân nhiều nước hơn cây bình thường.
  • Cây mới cắt tỉa, thay chậu, cần ít nước hơn bình thường.
  • Cây nguyên liệu, mới cắt tỉa nên phun nước giữ ẩm vào ban ngày ở phần trên thân, không nên tưới quá nhiều nước ở bộ rễ.
  • Không nên tưới nhiều nước vào buổi tối, để cho nhiệt độ đất tăng lên vào ban đêm, sẽ giúp cây ra rễ tốt hơn vào mùa lạnh.
  • Cây cũng có thể hấp thụ nước qua lá, do đó nên tưới phun lên lá để bổ sung lượng nước cho cây rất tốt. Đây cũng là biện pháp làm sạch bụi trên lá cây và còn giúp cho khí khổng lá no nước, mở ra, tăng cường khả năng hoạt động thoát hơi nước, làm giảm nhiệt độ của lá.

(Cũng nên thường phun xịt ở mặt dưới của lá, để phần nào loại trừ các côn trùng gây hại cho lá, tăng cường khả năng hút nước của cây. Tưới phạm lên lá không những giúp cho cây rửa sạch bụi bám trân lá, mà còn giúp cây điều hòa được nhiệt độ.

  • Thông thường những loài cây lá lớn sẽ có yêu cầu về nước cao hơn loài cây lá nhỏ.
  • Trong trường hợp cây bị khô nước và héo rũ lá vào lúc nắng gắt và nóng thì lúc này rễ đã bị ảnh hưởng nặng nể.

Chú ý, trong trường hợp này nên đem chậu vào chỗ mát trước, để cho nhiệt độ chậu hạ xuống. rỗi mới tưới đẫm cho cây. Không nên để chậu cây ngoài nắng nóng mà tưới, nếu lượng nước không đủ làm hạ nhiệt độ sẽ làm cho bộ rễ bị thương tổn nặng hơn. Các rễ non dễ bị chết.

Cũng có thể ngâm cả chậu cây vào chậu nước trong vòng vài giờ để cho cây no nước trở lại. Sau đó, nên đem cây để ở vị trí râm mát giúp cho cây hồi phục lại tốt hơn.

  • Nếu cây mất nước nghiêm trọng và lâu ngày, nên tỉa bớt lá, bỏ bớt các cành nhỏ và thay chậu. Bọc thân cây lại bằng chất giữ ẩm. Đặt cây vào nơi kín gió để cấp cứu cho cây.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon