Phần 03 – Chương II – Mục A: Nhóm một thân (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Kiểu dáng thẳng (Chokkan)

Cây phát triển ở điều kiện tự nhiên trống trải nhận được nhiều ánh sáng, yếu tố địa hình, dinh dưỡng, gió, … thuận lợi cho sự phát triển của cây đều về các phía. Thân cây thuôn dần từ gốc đến ngọn, cành vươn đều về mọi phía trong không gian.

Kiểu dáng thẳng ở bonsai, trục của thân vuông góc với mặt chậu, thân thẳng không có đoạn gãy khúc. Cành được phân bố đều ra các hướng, tán cây cân bằng qua trục thân, nhưng không đối xứng, tán cây thường là một hình tam giác.

45+ Amazing Bonsai Indoor Trees Ideas For Indoor Decorations #gardendesign #gardeningtips #gardening
Cây có dáng thẳng, nét cao gầy, thanh tú. Cành chính mọc ở 1/3 chiều cao thân cây. Các cành còn lại mọc tuần tự theo hình xoắn ốc lên đến ngọn. Càng gần ngọn càng càng gần nhau và nhỏ dần. Cành phát triển đều về các hướng trong khôg gian. Hình ảnh của cây rất phóng khoáng.
Aye yo, I heard you like little trees? - Imgur
Cây có thân thẳng, nét thô, ngọn được tạo Jin, cành số hai để khô. Hình ảnh cây tạo cảm giác cây tồn tại qua cơn giông bão khắc nghiệt, ấn tượng về tính tự nhiên rất rõ nét. Phong cách của cây mạnh mẽ vững chãi.
bonsai tree at Huntington Gardens
Thân cây thẳng, nét thô, chết hẳn một bên thân, cành phân bố về một phía. Hình ảnh này tạ cảm giác về sự tồn tại mãnh liệt của cây trong điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt.

Kiểu thân cân bất quy tắc (Moyogi)

Phương của cây vẫn là thẳng đứng. Nhưng trên thân có những đoạn cong mềm mại. Đây là kiểu thường bắt gặp trong tự nhiên và ở trong nghệ thuật Bonsai.

Kiểu hình này có được là do ảnh hưởng của môi trường tác động lên cây trong quá trình sống, như tác động của gió, hay cây bị che khuất ánh sáng, làm cho thân cây phát triển lệch hướng dân, xiêu vẹo, làm đổi hướng phát triển của ngọn.

Dáng cây được giữ cân bằng nhờ ngọn hướng vào trục thẳng tâm với gốc, cành đầu tiên được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, để tạo ra nét thăng bằng cho cây.

Thân cây về cơ bản là theo hướng thẳng đứng, độ nghiêng có thể lệch trong khoảng 15 độ so với trục thẳng đứng. Nét nghiêng của cây có thể được hướng qua trái hoặc phải nhưng không nên hướng về phía người quan sát.

Đây là dạng phổ biến nhất ở Bonsai, thân cây có độ cong vừa phải tạo ra nét lượn duyên dáng cho cây. Nhưng chú ý nét cong không nên thái quá. Kiểu thân này ít cần đến những tác động tinh tế vào thân hơn các kiểu khác, nên rất dễ dàng cho những người mới bắt đầu vào Bonsai.

44 Stunning Bonsai Garden Ideas Best For Outdoor Decor
Kiểu dáng này rất phổ biến ở Bonsai. Đỉnh ngọn và gốc cùng nằm ở trên một trục thẳng, tạo ra sự cân bằng tốt cho trục thân. Cành hướng ngang, tạo ra sự ổn định cho cây. Những đoạn cong của thân tạo ra ấn tượng thẩm mỹ của cây.
This is a list of common Bonsai tree species available on other listings: Hornbeam, Carpinus,Beech, Fagus, Elm, Ulmus, Oak, Quercus, Ive, Hedera, Maple, Acer, Spruce, Picea, Larch, Larix, Pine, Pinus, Horse Chestnut, Aesculus, Ash, Fraxinus, Willow, Salix, Birch, Betula, Silver fir, Abies, Rowan, Sorbus,
Cành thứ nhất mọc ngang tạo nét cân bằng với bộ rễ lớn. Có cành trên cao hướng xuống tạo nét duyên dáng cho cây. Đường cong của cây rất nhẹ nhàng, đơn giản nét của cây mềm mại, linh hoạt
4 Super Genius Tips: Artificial Grass Carpet artificial flowers dress.Artificial Plants Balcony Spaces artificial garden ideas christmas trees.Artificial Garden Privacy Screens..
Thân có nhiều đường cong đẹp. Các cành được hướng xuống tạo nét cân bằng cho cây. Ngọn và gốc gần như trên cùng một trục. Phong cách uyển chuyển, nhẹ nhàng. Thân có nhiều đường cong mềm thường tạo sự thích thú ở người thưởng ngoạn.

Một số hình ảnh cây Bonsai đẹp:

Bonsai Ficus Microcarpa 13.607 - kebunbibit #IndoorBonsaiTrees
Cây gừa tàu – Ficus Microcarpa
Woodapple - Limonia acidissima - Rutaceae - 40 years old C20080902 110
Cây Bonsai Cần Thăng – Woodapple – Limonia acidissima
Bonsai Ulmus parvifolia in S-vorm (7 Jaar Oud) - 1 boom
Cây Du Bonsai – Ulmus parvifolia

Kiểu thân nghiêng (Sakan)

Trong tự nhiên kiểu này thường xuất hiện ở những cây mọc nơi có gió thổi mạnh, thân sẽ bị nghiêng theo hướng tác động của gió. Hoặc có thể cây mọc ở nơi bị che khuất ánh sáng ở một bên thân sẽ phát triển nghiêng dần theo hướng có ánh sáng.

Sự thăng bằng của cây được giữ bằng cách hướng dần ngọn gần về phía gốc, cành thứ nhất được uốn sửa theo nhiều góc độ khác nhau, có thể nằm ngang hay hướng xuống để tạo ra nét cân bằng cho cây.

Đỉnh ngọn và gốc cây không cùng trên một trục.

Phần rễ cây cũng là một đặc điểm của kiểu này. Bộ rễ thường phát triển mạnh ở phía ngược lại hướng nghiêng của thân, tạo ra cảm giác chắc chắn, ổn định cho cây, rễ ở phía hướng nghiêng còn gọi là rễ chống.

Có nhiều mức độ khác nhau về độ nghiêng của thân. Thông thường được chia làm 4 loại:

  • Nghiêng < 30 độ

Juniper✖️Fosterginger.Pinterest.Com.✖️Mehr Pins wie diese bei FOSTERG ... #diese #fosterg #fosterginger #juniper #pinterest

  • Nghiêng từ 30 độ – 45 độ

Image

  • Nghiêng khoảng 45 độ

BONSAI Tree♦️More Pins Like This At FOSTERGINGER @ Pinterest ♦️

  • Nghiêng lớn hơn 45 độ

Bird's Nest Spruce | Bonsai Mirai THE BEST HOME GARDENING GUIDE IS WAITING FOR YOU. #IndoorBonsai

Kiểu gió lùa (Fukinagashi)

Kiểu thức này trong tự nhiên thường ở những nơi có gió thổi mạnh và liên tục như bờ biển, trên đỉnh hay các sườn núi. Cành cây bị tác động thường xuyên của gió tạo ra cấu trúc khác lạ, cành bị xiêu dạt hẳn về một hướng.

Thân cây ở kiểu thức này có thể ở dáng nghiêng hoặc cả dáng thẳng, cành phát triển lệch về một bên theo hướng gió.

Có 2 kiểu gió lùa:

  • Một kiểu cho thấy sự chuyển động gió đang thổi qua cây
  • Một kiểu thể hiện kết quả sự tác động nhiều năm của gió.

Thân cây gió lùa không nên thiết kế nằm gần song song với trục ngang, sẽ không bộc lộ được ý tưởng rõ ràng.

Kiểu gió lùa với sự sắp xếp điển hình của các cành, cho thấy tác động rất mạnh của gió. Thân nghiêng, cấu trúc tán cây là hình tam giác. Cành được thiết kế nằm ngang, lệch hẳn về một hướng. Hình ảnh cây như đang chuyển động theo tác động của hướng gió.
... plants bonsai idea penjing tree bonsai exotic pure bonsai windswept
Phong cách của cây thể hiện rất rõ sự tác động lớn của gió mạnh và liên tục trong thời gian dài. Các gốc của cành bị uống cong theo hướng gió, kể cả ngọn cây.
un autre arbre étonnant
Đây là một kiểu gió lùa trên thân thẳng vững chãi, chỉ có cành chịu tác động của gió. Một nửa thân do tác động của gió đã chết, chỉ còn vài cành tạo thành Jin.
Behind the Rules
Ở hình ảnh này cành được uốn cho vượt qua thân nghiêng là một cách phóng đại về kiểu gió lùa

Kiểu thác đổ (Kengai)

Kiểu này trong tự nhiên thường có ở các vách đá dựng đứng, cây chỉ phát triển theo một hướng có ánh sáng. Hoặc chịu những tác động của trọng lực như mưa lũ, gió, tuyết, làm cho cây bị tróc gốc, dẫn đến cây bị ngã rạp và phát triển lệch về phía dưới. Hoặc những cây mọc trên những bờ đá cạnh hỗ nước, do tác động của ánh sáng phản chiếu, làm cho các cành có xu hướng mọc vươn ra phiá mặt nước.

Cây thường có độ nghiêng từ 45 độ trở lên, thân uốn lượn mềm mại về hướng trái, phải và đổ xuống phiá dưới chậu.

Cây thác đổ thông thường ngọn được kết thúc ở phiá dưới chậu, tạo nên trục thẳng với tâm gốc, sẽ tạo ra được sự cân bằng tốt. Nhưng cũng có nhiều trường hợp ngọn được đưa ra xa, không hướng về gốc.

Đỉnh cây được tạo nên bằng một cành gần gốc nhất, nó có chiểu cao ngắn hơn phần thân đổ xuống dưới. Cũng có nhiều cây đổ mà không cần có đỉnh ngọn trên cao, điều này còn tùy
theo nét lượn và cấu trúc của thân.

Wire Bonsai Tree Sculpture made by Steve Bowen by BowenBonsai
Kiểu bán thác đổ (Hankengai). Thân cong tự nhiên, góc nghiêng lớn hơn 60 độ. Ngọn cây hướng ra xa, cành hướng xuống phía dưới. Nhưng chú ý trong kiểu này ngọn và tán cây không thấp hơn miệng chậu.
Twisted
Một kiểu bán thác đổ kỳ lạ ở thân hướng lên, một phần thân cây bị hư hại và chết đi, cành còn lại phát triển mạnh tạo ra thân mới. Đường cong của thân cây là bất quy tắc và độc đáo. Cây vẫn cố hướng lên để tồn tại, không cam chịu số phận. Một hình ảnh đáng suy ngẫm.
I like the "Tim Burton"-feeling of the trunk, fit for a haunted forest. I want to create something like that in the future.
Kiểu bán thác đổ có thân nghiêng trung bình, ngọn đỉnh phát triển hướng lên. Phần thân đổ phát triển lệch hẳn về một hướng. Giống như cây bám trên vách núi.
Cascade style.
Kiểu thác đổ thông thường, tâm của đỉnh ngọn, chậu và ngọn cây nằm trên mộ trục thẳng đứng. Ngọn cây xuống thấp hơn đáy chậu và được hướng và trong tạo sự cân bằng cho tổng thể.
Blue Atlas Cedar (Cedrus atlantica) 'Glauca' | Flickr - Photo Sharing!
Một kiểu thác đổ khác, thân rơi thẳng xuống dưới thấp. Cây được thiết kế không có ngọn đỉnh phát triển lên phía trên cao. Ngọn cây được hướng ra xa, không ướng vào trục trung tâm của gốc và chậu.
bons
Một kiểu thân đổ kỳ lạ, độc đáo. Thân cây bị áp lực đổ xuống dưới, rồi lại hướng lên. Thể hiện ý chí chiến đấu để sinh tồn, vươn lên để tồn tại không cam chịu hoàn cảnh.

Khi trồng trong chậu, kiểu thác đổ thường phù hợp với kiểu chậu sâu, có tiết diện hẹp, vị trí cây được đặt ở giữa chậu, hay lùi về phía sau của chậu một ít, không nên để thân chạm vào thành chậu.

Bộ rễ nên lộ rõ trên mặt đất một cách hợp lý và tự nhiên, cần phải thể hiện rõ ràng và đúng đặc điểm bám vững chắc của cây trong trường hợp này. Đây là một trong những tiêu chuẩn thẩm mỹ của kiểu thác đổ.

Kiểu thác đổ là một kiểu tương đối khó khăn trong việc kiến tạo vì nó đi ngược lại quy luật phát triển tự nhiên của cây. Do đó về mặt kỹ thuật tạo tác, nuôi trồng và tính thẩm mỹ cần có một trình độ nhất định mới đạt được yêu cầu.

Kiểu văn nhân (Bunjingi)

Phong cách của cây giản dị, tao nhã, thường mô tả một cây thông đứng cô độc trên sườn núi, thân cao gầy với một ít cành phía trên ngọn, rụng bỏ hết những cành phía dưới, cây có những đường nét lạ, đôi khi biến đổi cả hướng cành và nét thân một cách đột ngột

Phong cách này ở Bonsai được cho là lấy cảm hứng từ những bức họa cổ của các danh họa Trung Hoa thời xưa và ảnh hưởng của nghệ thuật thự pháp. Dáng cây văn nhân khắc họa hình ảnh những ẩn sĩ, học giả, chối bỏ cuộc sống trần tục, sống ẩn cư trên núi cao, để trọm đời suy ngẫm vẻ triết lý sống, ngắm phong cảnh, lấy thơ văn và hội họa làm lẽ sống.

Kiểu văn nhân ở Bonsai rất tự do và phóng khoáng, có vẻ như nó đã phá bỏ mọi nguyên tắc, rào cản về hình thể của Bonsai, nó không có hình dạng và giới hạn cụ thể. Rất khó diễn tả, nhưng hình ảnh của nó lại khẳng định sự đơn giản và ấn tượng khi quan sát.

Thân cây có dáng cao gầy, đổi hướng đột ngột, bất ngờ, ít gặp trong tự nhiên. Nét của thân như vẽ, cành được bố trí đơn giản ở trển cao, có một cành nhỏ rơi nhẹ xuống dưới, rất uyển chuyển. Phong thái của cây thanh thoát nhẹ nhàng.
do4
Ở hình ảnh này, cây có thân kéo dài, không có cành dưới thấp. Nét rất đơn giản và mảnh khảnh, những đường cong mạnh mẽ ở gần ngọn, đối nghịch với nét thân thẳng vút lên ở bên dưới tạo nên sự độc đáo của nó. Dáng cây nho nhã thư thái.
lovely bonsai!
Kiểu dáng này tạo ra sự cân bằng rất thú vị, với một cành mọc hướng xuống đầy ấn tượng. Phong cách của cây như một ẩn sĩ thoát tục. Hình ảnh của cây kỳ lạ, không giống một cây bình thường.
Bonsai: árboles en miniatura #BonsaisFicuspanda
Kiểu dáng cây như một nét vẽ có những đường gập uốn lượn mạnh mẽ, mềm mại, uyển chuyển nhưng trái nghịch nhau. Chính sự đối nghịch này tạo ra thần thái của cây.
Với kiểu thức này bộ lộc phong cách cây thể hiện sự hoà hợp uyển chuyển với thế giới tự nhiên. Cấu trúc của cây thể hiện sự nương theo tác động của gió để tồn tại.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Đây cũng là một kiểu văn nhân khác thường. Cây không muốn phát triển như thế này, nhưng đó là cách duy nhất để tồn tại. Phong thái của cây chứa đựng triết lý sống. Chấp nhận lẽ hoá sinh.

Một tính chất rất đặc trưng của kiểu này là hình dạng đó được tạo thành bởi tuổi tác và điều kiện sống khắc nghiệt.

Ở kiểu thân thẳng thông thường, nếu có một cành mọc ngược lại và vòng qua thân thì không thể chấp nhận được vì nó đi ngược với cảm nhận chung về Bonsai. Nhưng ở kiểu văn nhân thì có thể chấp nhận được, kiểu cành đó lại tạo ra được một ấn tượng về sự tự do, phóng khoáng đặc biệt, không chịu sự câu thúc.

Kiểu văn nhân là một kiểu thoạt tưởng đơn giản và dễ tạo, nhưng thật ra rất khó đạt được sự hoàn hảo, cần có óc thẩm mỹ cao, sự quan sát tích lũy và một kỹ thuật khéo léo mới tạo ra được ấn tượng cho tác phẩm.

Kiểu cành rũ (Shidae Zukuri)

Một số loại cây trong tự nhiên có cấu trúc cành mềm mại và buông rũ xuống tạo ra cảm giác linh động, uyển chuyển. Như cây Liễu chẳng hạn.

Cây có thân thẳng, cành mọc toả ra các hướng, cành trên rũ xuống cành dưới. Tán cây như một khối hình tam giác. Phong thái của cây tạo giảm giác bình ổn, thư thái, nhưng lại có cảm giác động trong cảm nhận
The ancient Japanese art of Bonsai creates a miniature version of a fully grown tree through careful potting, pruning and training. Even if you're not zen enough to labour over your own Bonsai,...
Cây dáng nghiêng với cành rũ về hai phía, như một cây phát triển về hướng có mặt nước phản chiếu. Hình ảnh này thường thấy ở những cây mọc ven hồ nước. Phong cách cây linh động uyển chuyển.
(notitle) | Tree | #notitle
Cây nghineg nhiều với cành rũ như cây bán thác đổ. Thân vươn dài theo một hướng. Dáng của cây tạo ra nét động trong cảm nhận. Chậu sử dụng trong trường hợp này là chậu hơi sâu hoặc phải cố định thân tốt.

Những loại cây Bonsai có thể tạo kiểu thức này, cần có những đặc điểm của cành, nhánh phụ buông rũ tự nhiên, cây Thánh liễu thường được sử dụng cho kiểu dáng rũ.

Thân cây có thể ở dáng thẳng, hay nghiêng. Bộ cành được uốn rũ xuống dưới thấp, sát chậu. Không nên sử dụng chậu quá cạn trong trường hợp này, chậu nên sâu trung bình sẽ tạo ra ấn tượng ổn định, cho cái nhìn tốt nhất.

Những loài cây có cấu trúc cành mạnh mẽ, thô không nên tạo kiểu thức cành rũ, vì nét của chúng thô cứng không phù hợp cho kiểu thức này.

Kiểu cành chổi (Hokidachi)

Trong tự nhiên một số loại cây rụng lá, khoe ra bộ cấu trúc của cành rất đẹp mắt, thân thẳng đứng, các cành phát xuất gần như chụm vào nhau, có tính đối xứng, tán cây thường hình tròn, hình thuẫn.

Kiểu này thường phù hợp với cây rụng lá, có cành thon mảnh, không phù hợp với cây có dáng thân và cành mạnh mẽ, hoặc cây có dáng thô và xanh lá quanh năm.

Đây là kiểu thức thường gặp trong tự nhiên. Các loài cây rụng lá như Sồi, Du, … thường có hình ảnh này vào mùa đông. Các cành gần như xuất phát từ một điểm, các nhánh nhỏ mọc vươn đều về các hướng trong không gian tạo nên khối, tán dày đặc.

Kiểu thân bộng bể (Sabamiki)

Thân cây bị hư hoại, mục ruỗng do những tác động của tự nhiên, hay côn trùng tàn phá … tạo ra những vết sẹo, bộng, minh chứng cho sự sinh tổn của cây một cách mãnh liệt trong điều kiện khó khăn.

Đối với Bonsai thông thường các sẹo xấu được giấu đi ở phía sau của cây. Đây là trường hợp ngoại lệ, các sẹo được xử lý, tạo tác một cách mỹ thuật để đem lại ấn tượng thú vị cho người quan sát.

Kiểu thân thẳng, một phần thân đã bị hư hại, bằng những kỹ thuật, phần hư hại này đã được tạo thành một bộng thân, đem lại ấn tượng thẩm mỹ cho cây. Hình ảnh của cây rất cổ lão bệnh tàn nhưng vẫn tràn đầy khát vọng sống.
Kiểu thân thẳng, một phần thân đã bị hư hại, bằng những kỹ thuật, phần hư hại này đã được tạo thành một bộng thân, đem lại ấn tượng thẩm mỹ cho cây. Hình ảnh của cây rất cổ lão bệnh tàn nhưng vẫn tràn đầy khát vọng sống.
Bonsai #gardeniabonsai
Kiểu thân hơi nghiêng, phần phía dưới gốc, cây bị khoét tạo ra bọng thân. Cành thứ nhất được tạo Jin càng làm tăng ấn tượng về tác động của tự nhiên. Tính thời gian thể hiện rất rõ nét trên cơ thể cây.

Kiểu thân lột vỏ (Sharimiki)

Thân cây bị tác động của tự nhiên: Gió, bão, sét… bị gãy, tét thân, cành, phần vỏ bên ngoài bị rách, lộ rõ phần thớ gỗ bên trong, tạo ra ấn tượng chịu đựng để tồn tại trước phong ba bão táp của một cây già cỗi, phong trần.

Ở Bonsai thân cây được lột một phần vỏ, để lộ gỗ bên trong, phần gỗ lộ ra có thể thân, ngọn cây, cành.

Bonsai
Thân cây có những đoạn bị lột vỏ, lộ cả phần gỗ cứng bên trong rất ấn tượng khi quan sát. Một hình ảnh đẹp về sự sống trên một cơ thể bị tác động của tự nhiên làm cho khuyết tật, nhưng vẫn tồn tại và vươn lên.

Chỉ những loài cây có cấu trúc đặc biệt của vỏ như Thông, Tùng mới thực hiện được kiểu này.

Kiểu thân xoắn (Bankan)

Thân bị uốn vặn gấp khúc, các đường cong vặn xoắn vào nhau, kiểu dáng có vẻ phi tự nhiên so với các kiểu khác của Bonsai, kiểu này phù hợp với các chủng loại Tùng, Bách.

Cây bị xoắn vặn tạo nên kiểu thân kỳ lạ, ấn tượng. Kiểu thức này ở Bonsai rất khó thực hiện. Hiện nay không còn phổ biến.

Kiểu rễ chân nơm (Neagari)

Cây có bộ rễ nhô cao lên khỏi mặt đất, đặc điểm của bộ rễ giống như cây mọc ở vùng đầm lầy, kiểu này hiện nay không còn phổ biến và được xem là có tính thẫm mỹ trong nghệ thuật Bonsai.

neagari
Bộ rễ của cây được đôn lên quá cao ở trên mặt đất. Cảm giác về tính ổn định và tính cổ thụ không còn cao. Đây là một kiểu cường điệu về tính chất và hình dáng của bộ rễ. Một bộ rễ như thế này cho Bonsai hiện không còn được coi là đẹp nữa.

Kiểu bạch tuộc (Takozukuri)

Cây có bộ rễ lồi, trải đều trên mặt đất ở các hướng. Thân, cành uốn vặn, lượn cong ngoằng nghèo một cách phóng đại và mất trật tự, như vòi bạch tuộc. Tính thẩm mỹ của kiểu dáng này không co. Hiện nay, kiểu dáng bạch tuộc gần như không còn được chú ý trong sự thưởng thức của giới Bonsai.

Hình ảnh của cây là sự phô diễn thái quá của cấu trúc thân, cành, rễ. Bộ rễ nhô lên quá cao, các rễ đan cài mất trật tự. Thân uốn lượn quá nhân tạo, đường nét cường điệu. Cành uốn vặn rối rắm vô tổ chức.
Hình ảnh của cây là sự phô diễn thái quá của cấu trúc thân, cành, rễ. Bộ rễ nhô lên quá cao, các rễ đan cài mất trật tự. Thân uốn lượn quá nhân tạo, đường nét cường điệu. Cành uốn vặn rối rắm vô tổ chức.

Kiểu bám đá (Ishuzuki)

Đây là kiểu là cây mọc ở những bờ đá, vách đá. Để tồn tại rễ của chúng phát triển mạnh, bò lan trên đá dọc theo các khe nứt, đầu rễ đâm sâu vào khe đá hay đi xuống dưới thấp để tìm nguồn nước và đất. Vì bò trên mặt đá nên rễ của nó thường phình ra theo bề ngang và có cấu tạo cứng như thân, hình thể của nó rất ngoạn mục.

Bonsai được tạo theo kiểu thức này hình ảnh của nó giống như một cảnh sắc tự nhiên. Cây được chọn tạo nên kiểu này phải có sự phát triển mạnh của bộ rễ và dễ dàng thích nghi với điều kiện khó khăn.

Kiểu này mọc trên đá thấp, bộ rễ toả đều ra các hướng, vươn xuống phía dưới. Các rễ bám chắc vào bề mặt của đá và lộ rõ cấu trúc của bộ rễ cây trên bề mặt đá tạo ra hình ảnh đẹp và tự nhiên. Đây là một đặc điểm riêng biệt đòi hỏi kiến thức bám đá.
Kiểu cây mọc trên đỉnh đá, bộ rễ phát triển mạnh theo chiều dài của khối đá, cành thường mọc vươn về một phía thể hiện sự tác động mạnh và liên tục của gió ở trên cao

Bonsai Kiểu này mọc ở lưng chừng vách đá. Cành vươn dài ra một phía, như cây bán thác đổ hay thác đổ. Hướng của cây ở trường hợp này là do tác động của ánh sáng một phía.[/caption]

Trả lời

0988110300
chat-active-icon