Phần 02 – Chương 02 – Mục A: Cây (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 02 – Chương 02: Những quy ước thẩm mỹ để xây dựng tác phẩm Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

A. Cây 

Là yếu tố chủ thể quan trọng đầu tiên, cân được chú ý đặc biệt về nhiều mặt một cách chi tiết, cặn kẽ.

Các bộ phận trên cây như: Gốc rễ – Thân – Cành – Tán lá sẽ được phối hợp nhịp nhàng với nhau thật hài hoà, từ đó mới tạo ra phong thái của cây một cách riêng biệt.

Chính những sai biệt nhỏ trong các yếu tố đó, sẽ làm cho giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai này khác hẳn với cây kia.

Để tạo ra được vẻ đẹp của cây một cách hài hòa cần chú ý các vấn đề sau, khi mới bước đầu bắt tay vào kiến tạo một cây Bonsai:

1. Xác định chính diện (mặt tiền của cây)

Đây là điểm mà cây phô diễn cho người thưởng ngoạn, cảm nhận hết vẻ đẹp của nó một cách hoàn hảo về nhiều chi tiết.

Mặc dù cây được quan sát ở không gian ba chiều, nhưng thực ra chỉ có một vị trí đẹp nhất để cho cây phô diễn hết vẻ đẹp của gốc rễ, hướng lượn ngoạn mục của thân cùng với sự sắp xếp đẹp mắt của cành nhánh trong không gian cho người xem cảm nhận tốt nhất, đó chính là mặt tiền của cây.

Bước đầu tiên cho công việc tạo tác Bonsai, cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn để này. Bởi xác định đúng mặt tiền, sẽ giúp cho việc định hình được dáng cơ bản của cây. Như vậy, bố cục của cây sẽ dẫn được hình thành trong ý tưởng.

Đây là tiên để của việc thiết kế, để từ đó sẽ xây dựng được bố cục, phong thái của cây một cách thuận lợi và chính xác ở các bước sau này.

Khi bắt tay vào tạo tác một cây Bonsai, cần phải biết phối hợp nhịp nhàng và hài hòa các đường nét của gốc, rễ, thân một cách tối ưu nhất. Làm sao chọn ra được vị trí, mà ở đó rễ và thân có sự dung hợp tốt nhất về đường nét để khoe ra trường nhìn cho việc thưởng ngoạn. Không nên chọn phiến diện, hoặc là vẻ đẹp của rễ, hoặc là vẻ đẹp của thân để khoe ra tầm nhìn một cách đơn điệu. Điều này sẽ dẫn tới sự sai lệch bố cục của cây về sau.

Ở bước đầu tiên này nếu không có sự cân nhắc một cách chính xác, thì các bước về sau như chọn cành, tạo phong thái cho cây sẽ bị sai lệch và phiến diện, vẻ đẹp của cây sẽ không bộc lộ rõ ràng được.

Thông thường, những người mới bắt đầu đến với Bonsai thường hay mắc phải lỗi này. Nên biết rằng nếu không xác định đúng mặt tiền của cây, vẫn có thể tạo ra được một cây Bonsai, nhưng bố cục của nó sẽ không hợp lý; nét đẹp, sự duyên dáng, vẻ đẹp ẩn tàng của cây sẽ không được phô diễn một cách hoàn hảo cho người thưởng thức. Sự cảm nhận vẻ đẹp của cây sẽ bị giới hạn đi rất nhiều.

2. Chọn gốc, rễ

Gốc, rễ là tiêu chuẩn đâu tiên và quan trọng nhất để xác định vẻ đẹp và giá trị của một cây Bonsai.

Bộ rễ là dấu hiệu của tuổi tác, nó tạo ra ấn tượng về thời gian, làm cho cây biểu đạt được tính chất cổ thụ vể mặt cảm giác khi quan sát.

Khi chọn cây Bonsai, nên chọn cây có bộ rễ đẹp, phô diễn rõ trong tầm nhìn. Đó là một bộ rễ lan toả đều về các hướng một cách ngẫu nhiên, bất kỳ và không đối xứng. Một bộ  rễ có cấu trúc uốn lượn, và tính chất của nó trông thật tự nhiên.

Rễ có thể mọc lan tỏa bất quy tắc, nhưng ổn định. có kích thước tương xứng với gốc cây.

Phân gốc cây nên nở rộng ra trong tầm nhìn. Đây là đặc điểm cơ bản của một cổ thụ. Tiêu chuẩn đẹp của Bonsai phải là “Gốc nở, ngọn thuôn”.

Rễ nên lộ ra trên mặt đất vừa đủ để tạo ra cẩm giác bám vững chắc vào đất của cây. Không nên phô diễn rễ lên cao trong tầm nhìn một cách thái quá, trông không thật tự nhiên.

Cũng không nên chọn cây có gốc thuôn đều, bộ rễ chôn sâu vào lòng đất như một rễ cọc. Đây là hình ảnh của một cây còn non.

Chú ý không nên bố cục những rễ lớn, thô kệch, mọc thẳng về phía chính diện. Các rễ cũng không nên đan cài, bắt chéo nhau trên bề mặt đất sẽ không có tính thẩm mỹ cao trong nghệ thuật Bonsal.

Các vết sẹo thô, không đẹp mắt cũng không nên bố trí ở phía mặt tiền.

The visible or surface roots of Bonsai (Nebari) - Bonsai Empire
Rễ lan tỏa đều về các hướng trong không gian, bày ra trên mặt đất rõ ràng, bộc lộ được hình ảnh rễ của một cổ thụ. Đây là một bộ rễ đẹp.
Cây Bonsai Mai Vàng
Cây Bonsai Mai Vàng – Ochna intergerrima
Buy Bonsai 40cm Shui Mei Water Jasmine Wrightia Religiosa in Singapore,Singapore. Around 40cm long. We have a few hundreds other bonsai of different sizes from 10cm to more than 100cm for sale. Viewing at Tampines area Chat to Buy
Một cây Mai Chiếu Thuỷ Wrightia Religiosa 40cm tại Singapore
Câu Lựu Bonsai
Trong trường hợp này, bộ rễ phát triển mạnh lệch về một bên của gốc, nhưng vẫn tạo được ấn tượng của một bộ rễ đẹp
Bonsai
Trong hình này, gốc bị teo ở cổ rễ, tạo ra cảm giác không đẹp trong cảm nhận khi quan sát. Tuy theo sách vở đây là một bộ rễ xấu, nhưng Bonsai hiện đại lại chấp nhận những phá cách này (Codai.net)
 Rễ bị xoắn
Rễ bị xoắn, chồng chéo không đẹp mắt. Đây là một lỗi kỹ thuật ở bộ rễ. Nếu là Bonsai truyền thống thì những rễ nhỏ kiều này đã bị cắt từ lâu.
Ficus microcarpa 'Kaneshiro' In training since 1975 Gift of Haruo Kaneshiro, 1990 This ficus was hybridized by Hawaii's foremost bonsai master, Haruo Kaneshiro. The styling imitates the natural look of old banyan trees in the tropics, with their aerial roots reaching down to add multiple “trunks.”
Bộ rễ cây họ Ficus, có rễ phát triển mạnh mẽ, trải rộng tự nhiên trên mặt đất. Các rễ khi sinh ôm sát vào bộ gốc tạo nên cấu trúc chung của phần gốc và thật, rất ấn tượng về tính thời gian. Đó là những bộ rễ đẹp điển hình mà nghệ thuật Bonsai muốn tái hiện.
Bonsai Making
Bộ rễ kiểu phát triển tự nhiên, mạnh mẽ, bám chắc vào mặt đất. Phần thân ở sát gốc có những vè, bạnh phát triển mạnh, tạo ra cấu trúc thân độc đáo, bộc lộ dấu ẩn của tuổi tác. Một bộ rễ, gốc điển hình cho tính cổ thụ.

3. Chọn thân

Mặc dù thân là yếu tố được xem xét và đánh giá sau bộ rễ, nhưng cấu trúc thân sẽ là trung tâm của cái nhìn. Nó thu hút sự chú ý của người xem bằng đường nét, hình dáng thân và màu sắc của vỏ cây,

Trong quá trình chọn lựa thân, nên chú ý hướng lượn, đường nét của thân có hài hòa với cấu trúc của rễ hay không? Cần chú ý sự hài hòa của thân và bộ rễ để chọn mặt tiền cho chính xác. Vì việc này sẽ giúp chúng ta xác định được kiểu dáng của cây trong tương lai một cách dễ dàng theo dự kiến ban đầu,

Từ dáng thân đã được xác định đó, có thể vạch ra được bố cục của cành nhánh trong không gian một cách cụ thể.

Như vậy, khi chọn đúng phương vị và nét thân của cây trong không gian, nó sẽ giúp cho việc hình thành phong thái của cây một cách đễ dàng, thuận lợi.

Khi xác lập kiểu thân cho Bonsai cần lưu ý các tiêu chuẩn:

Bonsai are nothing greater than common trees expanded in special containers, These are trained to continue to be little, mimicking bigger variations in nature. The word bonsai originates from the Chinese words 'pun sai,' implying 'tree in a pot.' Maintain reading to read more concerning the numerous bonsai trimming techniques and also the best ways to begin a bonsai tree.
Cấu trúc thân phải thuôn dần từ gốc lên đến ngọn, còn gọi là tiêu chuẩn “đầu voi, đuôi chuột”.  Thân có thể thẳng, hay nghiêng, hoặc bất kỳ. Trên thân nên có những đường cong bất quy tắc nhưng thật tự nhiên, không nên tạo ra nét của thân quá nhân tạo trong cái nhìn.  Hình dạng thân có tác động lớn trong vẻ đẹp tổng thể. Một thân đẹp nên có những đường cong lớn và đường cong nhỏ, phối hợp với nhau một cách hài hòa.
Cedar Elm, Ulmus crassifolia
Giữa đường kính gốc và chiều cao cây nên có một tỷ lệ tương đối hợp lý là 1/6. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể sai khác đi rất nhiều trên từng cây cụ thể. Trên cây có cấu trúc phần gốc tương đối lớn thì chiều cao có thể thấp hơn. Đây chỉ là một tỷ lệ cơ bản về sự hài hoà, mang tính chất tham khảo.
Bougainvillea - A magical exotic plant for the garden | My desired home
Không nên chọn phần thân cong ở phía dưới, hướng về phía mặt tiền (ưỡn bụng) để cho tầm nhìn không có cảm giác tức mắt, khó chịu. Nên chọn góc độ khác, có thể phần lõm, hay phẳng của thân cây làm mặt tiền. Nên chọn ở góc độ mà thân khoe các đường lượn rõ nhất trong tầm nhìn. Trong hình minh hoạ thì hướng trước, sau và bên phải đều có thể là mặt tiền, nhưng hướng trái không được chọn làm mặt tiền

Những kiểu thân bị lỗi

Thân có đường như cánh cung. Đường nét, hình thái cây rất đơn điệu, không tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong nghệ thuật của Bonsai
Thân có đường như cánh cung. Đường nét, hình thái cây rất đơn điệu, không tạo được ấn tượng thẩm mỹ trong nghệ thuật của Bonsai
Thân uốn lượn zíc zắc, kiểu dáng của thân cây bộc lộ tính nhân tạo quá rõ rệt. Ấn tượng về đường nét của thân là phi tự nhiên. Không nên chọn kiểu thân như thế này để xây dựng một cây Bonsai
Thân uốn lượn zíc zắc, kiểu dáng của thân cây bộc lộ tính nhân tạo quá rõ rệt. Ấn tượng về đường nét của thân là phi tự nhiên. Không nên chọn kiểu thân như thế này để xây dựng một cây Bonsai
 Phần gốc bị teo nhỏ, bụng thân to hơn gốc, kiểu chân ếch. Cấu trúc thân không thể hiện được tính chất đầu voi đuôi chuột trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai. Đây là kiểu thân xấu không nên chọn
Phần gốc bị teo nhỏ, bụng thân to hơn gốc, kiểu chân ếch. Cấu trúc thân không thể hiện được tính chất đầu voi đuôi chuột trong tiêu chuẩn thẩm mỹ của Bonsai. Đây là kiểu thân xấu không nên chọn
Thân uốn lượn vòng như một lò xo xoắn. Hình thái của cây không bộc lộ tính tự nhiên. Đường nét của cây quá nhân tạo không tạo được thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Bonsai. 
Thân uốn lượn vòng như một lò xo xoắn. Hình thái của cây không bộc lộ tính tự nhiên. Đường nét của cây quá nhân tạo không tạo được thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Bonsai.
Are bonsai trees easy to take care of?
Thân có hình trụ ống, kích thước của phần gốc và phần thân tương đối đều nhau. Hình thái thân không bộc lộ được tính “gốc nở ngọn thuôn” ở một cây già tuổi, lâu năm. Cấu trúc thân không đpej mắt, ấn tượng như một cây còn non trẻ.

Chỉ trừ các trường hợp cố tình tạo ra kiểu cây bộng thân, cây có thân khô, theo kỹ thuật tạo Jin (Đỉnh chết) – Shari (Lột vỏ) hay Sabamiki (Bộng thân) chú ý nên tránh các vết hư mục, vết cắt hay sẹo xấu ở phía mặt tiền.

4. Chọn cành

Bộ cành tạo ra bố cục cho cây, nó góp phân hình thành nên dáng đặc hữu và phong cách của cây. Cho nên, cần phải tạo ra một bộ cành có cấu trúc hợp lý về mặt thẩm mỹ và tuân theocác quy luật của tự nhiên.

Cấu trúc của cành phải phù hợp với cấu trúc của gốc và thân. Sự sắp xếp và cách thể hiện của bộ cành nên phụ thuộc vào kiểu dáng cây. Những cành lớn ở phía dưới, càng lên trên cao cành càng nhỏ dần, cho đến ngọn. Đây là quy luật của tự nhiên.

Khi cây già đi, cảnh sẽ không vươn cao lên nữa. Cành có xu hướng nằm ngang hay nghiêng xuống thấp, với cấu trúc này có cảm giác như cây đã nhiều tuổi, già đi rất nhiều dưới sức nặng của thời gian, chỉ có cây con non cành mới mọc hướng lên.

Những bộ cành đẹp cẩn phải có nhiều nhánh phụ thứ cấp, mạng xướng canh dày, chị tiết, các đốt cành ngắn, khúc khuỷu tự nhiên.

  • Cành thứ nhất, là cành thấp nhất trên cây, nó nên có kích thước lớn nhất so với các cành khác. Hướng của nó có thể về phía trái hay phải, so với thân cây. Điều này còn tùy thuộc vào hướng lượn của thân trong không gian.
  • Cành thứ hai, mọc về phiá ngược lại với cành thứ nhất, tạo ra thế quân bằng, hình thành nét đối trọng trong bố cục của không gian.
  • Cành thứ ba, mọc hướng ra phía sau, cành này tạo ra chiều sâu cho tán cây.

Đó là ba cành cơ bản đầu tiên của cây.

  • Các cành khác, kế tiếp xếp luân phiên, xen kẽ, tạo ra khối hình chóp lên đến ngọn. Càng lên đến ngọn, cành càng xếp gần lại về khoảng cách và kích thước cũng nhỏ dần đi.

Nhìn chung về bố cục, các cành được bố trí theo đường xoáy trôn ốc, từ gốc lên đến ngọn, hướng ra các phía của không gian khác nhau.

Việc sắp xếp bộ cành như thế sẽ giúp cho nó không che chắn lẫn nhau trong tầm nhìn, cũng như bảo đảm việc nhận ánh sáng của tán lá một cách đầy đủ ở mọi vị trí trong không gian.

Hướng của cành trong không gian. Cành số 1,5,6,13: Hướng phải của cây. Cành số 2,6,10: Hướng sau của cây. Cành số 3,7,11: Hướng trái của cây; Cành số 4,8,12: Hướng trước của cây
Cấu trúc cơ bản của bộ cành: 1 – Cành thứ 1, là cành thấp và lớn nhất, Hướng phải; 2 – Cành thứ 2, cành phía sau; 3 – Cành thứ 3, cành đối trọng cành thứ 1, hướng trái; 4 – Cành phía trước hướng phải; 5 – Cành hướng sau; 6 – Cành trước, hướng trái; 7 – Cành mọc xen kẽ, xoay vòng; 8 – Ngọn

Thứ tự sắp xếp của các cành cơ bản có thể theo một trong 2 sách sau:

Theo thứ tự từ dưới lên: Cành số 1 hướng về bên phải; Cành số 2 hướng về phía sau; Cành số 3 hướng qua bên trái
Theo thứ tự từ dưới lên: Cành số 1 hướng về bên phải; Cành số 2 hướng qua bên trái; Cành số 3 trên ành số 2 hướng ra phía sau.
Bề rộng của tán cây cây nên bằng 1/2 chiều cao của cây, hay nhỏ hơn một ít là hài hoà nhất (Tuy nhiên tỷ lệ này không áp dụng cho cây có đường kính thân lớn, chiều cao thấp)

Khi thiết kế bộ cành cần chú ý các quy ước thấm mỹ sau:

  • Các cành không được mọc đối xứng nhau qua trục thân như xương cá.
  • Các cành ở dưới thấp của thân không được mọc hướng về phiá mặt tiền làm hạn chế trường nhìn.
  • Các cành phía trước không che khuất các cành phía sau, mới cảm nhận được chiều sâu của cây.
  • Các cành xếp luân phiên xen kế về các hướng, không che sáng lẫn nhau.
  • Cành không được mọc vòng qua thân chính (mượn cành).
  • Cành không được mọc từ chỗ lõm của thân cây.
  • Cành không để quá nhiều sẽ gây ra sự rườm rà, che khuất vẻ đẹp của thân. Nhưng cũng không để quá ít dễ gây ra cảm giác trơ trọi.

Các quy tắc này, chẳng những hợp với quy luật thẩm mỹ, mà còn phù hợp với quy luật tự nhiên trong sự phát triển của cây. Đó là quy luật tất yếu của sự hoàn hảo trong một chỉnh thể. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, không dám cắt bỏ những cành mọc sai vị trí, thì không bao giờ có được một cây Bonsai đẹp.

Những cành mọc sai vị trí, những cành lỗi, cành sai quy tắc nếu không thể sửa chữa được, thì nên cắt bỏ hoàn toàn, không nên giữ chúng lại trên cây.

Những cành lỗi 

  • 1 – Cành mọc song song
  • 2 – Cành mọc đối xứng
  • 3 – Cành mọc vòng qua thân
  • 4 – Cành uốn vòng cung
  • 5 – Cành mọc hướng lên
  • 6 – Các nhánh nhỏ đan cài nhau rối rắm
  • 7 – Cành thấp mọc đâm vào hướng nhìn
  • 8 – Cành mọc một bne
  • 9 – Cành mọc xen ở giữa
  • 10 – Cành mọc chụm vào một vị trí
  • 11 – Cành mọc đan xen với nhau
  • 12 – Cành gập khuỷu tay bất thường
  • 13 – Cành mọc chỗ lõm của thân
  • 14 – Cành mọc hướng xuống phía dưới

5. Lá

Lá phải có kích thước nhỏ tương hợp với kích thước thu nhỏ của cây. Tạo nên một tỉ lệ phù hợp trên tổng thể.

Nên chọn những loài cây có khả năng thu nhỏ được lá, bằng các kỹ thuật cất tỉa, hay những loài có lá nhỏ tự nhiên

Những loài cây có cấu trúc lá nhỏ tự nhiên, hình dáng, màu sắc đẹp rất được ưa chuộng.

Đối với Bonsai thì hoa và trái không phải là yếu tố được xem là quan trọng. Nhưng trên thực tế những cây Bonsai có hoa đẹp, có màu sắc trái hấp dẫn, dễ dàng tạo ra được ấn tượng mạnh cho nhiều người.

Nếu chọn cây có hoa trái nên chọn những loài có hoa, trái có kích thước nhỏ, phù hợp với kích thước thu nhỏ của cây.

Một tác phẩm Bonsai, cũng có thể được cảm nhận tốt về vẻ đẹp của nó trong trạng thái rụng lá hoàn toàn.

Thông thường, các cành của cây hợp nhất lại tạo nên khối tấn lá có hình tam giác, hình trứng, hình tán dù, hình ngọn lửa…

Đa số cấu trúc tán lá của Bonsai là hình khối tam giác. Nên điều chỉnh hình tam giác này là tam giác lệch, để tạo ra cảm giác sinh động tự nhiên, không nên phân bố cành quá đều đặn và cứng nhắc trong bố cục.

Việc cấu tróc khối tán lá trong không gian, phụ thuộc vào kiểu dáng của cây

Cây có nét thân thô, mạnh, thì khối tán lá thể hiện nét mạnh mẽ, khoẻ khoấn, cương mãnh. Cây có nét thân mềm mại, uyển chuyển thì khối tán lá mềm mại, linh động.

Stone Lantern
Cây dáng thẳng, cành mọc hướng ngang hay nghiêng nhẹ xuống dưới. Tán lá tạo hình tam giác lệch. Khối tán lá tạo thành có ấn tượng rất mạnh mẽ, bởi các cành và ngọn được tạo trên cây.
60 Best Bonsai Tree Ideas, The Complete Know How - Enjoy Your Time
Cây hơi nghiêng, cành mọc ngang hoặc hướng xuống. Bố cục tán lá hình tam giác lệch, nhưng thể hiện sự khoẻ khoắn, cường tráng trên một thân cây già cỗi.
Podocarpus by Robert Steven
Đối với kiểu gió lùa, thân và hướng cành được hướng về một phía, cho thấy sự chuyển động của góp. Cấu trúc tán cây mềm mại, uyển chuyển. Nét của cây rất động.
Kiểu thác đổ và bán thác đổ. Cành được phân bố thành từng lớp. Hướng nhìn được hướng theo trục sau. Dựa vào đường cong của thân mà phân bố cành, sự phân bố cành là bất quy tắc. Sự sắp xếp cành phụ thuộc vào đường nét của thân chính. Nhưng bố cục chính của tán cây vẫn là khối tam giác.

6. Tán cây 

Hình dáng của tàn nhánh trên cây, do trục cành chính, các nhánh sơ cấp và nhánh thứ cấp tạp thành.

Hình dáng tán lá có thể là một trong những kiểu sau: Tán hình tam giác, hình thoi, hình mũi giáo hay hình trái tim….

Nhìn trên xuống của tán lá hình tam giác: Bờ viền bên ngoài của tán lá là một hình tam giác. Các nhánh phụ thứ cấp và các nhánh con tạo nên mạng xương cành tự nhiên.
Nhìn ngang của tán lá hình tam giác: Khối cành bên trong của tán lá được phân bố dày hơn phía bên ngoài
Nhìn trên xuống của tán lá hình thoi: Bờ viền tán lá bên ngoài là một hình thoi. Sự phân bố nhánh con của tán hợp tự nhiên.
Nhìn ngang của tán lá hình thoi. Các nhánh phía bên trong được phân bố dày tạo thành khối hình thoi tự nhiên.
Nhìn trên xuống của tán mũi giáo. Đường bờ viền bên ngoài của tán mềm mại hơn 2 kiểu trên
Nhìn ngang của tán mũi giáo: Khối tán lá tương tự như hai kiểu trên

Các tán lá phối hợp lại tại nên hình dạng chung của lá cây. Khối lượng tán lá nên tương đồng với khối lượng rễ trong chậu.

Sự phân bố hướng cành dựa theo dáng cây, ở cây thác đổ tán lá được phân bố thành từng lớp, ở cây gió lùa tán lá phân bố lệch về một phía, ở cây hai thân khối tán lá được phân bố hợp nhất như của cây một thân.

Wrightia religiosa
Cây Mai Chiếu Thuỷ Bonsai – Wrightia religiosa
Desmodium unifoliatum
Bonsai Linh Sam – Desmodium unifoliatum
Bonsai Sam
Cây Sam – Antidesma acidum
Casuarina equisetifolia by Robert Steven
Bonsai Phi Lao – Casuarina equisetifolia (Robert Steven)

Trả lời

0988110300
chat-active-icon