Phần 02 – Chương I: Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng một tác phẩm Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 01 – Chương 03: Nguồn gốc và lược sử quá trình phát triển Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)
Đánh giá

Phần 2: Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng một tác phẩm Bonsai

I. Những bước đầu tiên về Bonsai

Việc chọn lựa một cây để tạo thành cây Bonsai theo ý riêng, thoạt nhìn có vẻ như đơn giản, nhưng thực ra cũng tương đôi khó khăn cho những người mới bắt đầu. Bước đầu tiên đến với Bonsai, nên tìm hiểu kỹ hoặc tham khảo ý kiến của những người trồng Bonsai có kinh nghiệm, để tránh bớt những sai lầm không đáng có.

Cây nào cũng có thể được trồng trong chậu để thưởng lãm, nhưng cần phải biết rằng không phải cây nào cũng có đủ điều kiện để trở thành một cây Bonsai.

Một cây Bonsai cần có những phẩm chất đặc trưng của nó. Nếu chọn một cây để làm Bonsai mà không có sự chọn lọc, ở nhiều yếu tố như: Gốc – Thân – Cành – Lá theo tiêu chuẩn, thì rất khó có thể sáng tạo được một tác phẩm Bonsai có giá trị thẩm mỹ cao, ngay cả những nghệ nhân có tay nghề cao.

Khi chọn lựa cây để tạo Bonsai, nên thư thả, không nóng vội. Quan sát cây một cách cẩn thận về mọi mặt, cùng với những nét đặc trưng của các yếu tố.

Khi quyết định, nên cân nhắc cây được chọn có đủ những đặc tính cần thiết để trở thành một cây Bonsai đẹp hay không?

Trước hết, hãy tìm chọn những cây có dáng vẻ bên ngoài độc đáo, cấu trúc của lá – hoa – trái nên có kích thước thu nhỏ. Điều này sẽ tạo thuận lợi, dễ dàng cho các bước sau này trong việc tạo tác.

Ở một số loài cây, lá có thể thu nhỏ được. nhưng kích thước của họa, trái thì không thể. Điều này rất quan trọng trên cây Bonsai. vì các yếu tố đó phải tương xứng với cây khi đã được thu nhỏ về kích thước.

Một số cây trong tự nhiên có thể được chọn làm Bonsai, nhưng qua thực tế và kinh nghiệm. còn rất nhiều lý do khác nhau để không chọn nó. vì có thể chúng phát triển không theo như dự định. hoặc sẽ không sống được một cách lâu bền trong chế độ nuối trồng Bonsai…. Nên chọn những cây có sức sống bền bỉ, thích nghi được với quá trình tạo tác lâu dài của quá trình nuôi trồng Bonsai.

Hãy quan sát và ghi nhận thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta một cách tỉ mỉ, vì hình ảnh Bonsai là sự tái hiện lại các hình ảnh của cây trong tự nhiên.

Bên cạnh đó cần học hỏi qua những đợt trưng bày, triển lãm Bonsai, qua sách báo hoặc trao đổi ở các nhà vườn Bonsai… sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn lựa một cây, đề tạo ra cây Bonsai theo ý thích.

Cũng nên chú ý chọn những loài cây gần gũi với môi trường sống xung quanh. Nó sẽ thích nghi một cách dễ dàng với môi trường và chế độ nuôi trồng Bonsai.

Những phẩm chất cần thiết cho một cây Bonsai nguyên liệu

1. Bộ rễ

Nên chọn cây có bộ rễ đẹp, khoẻ. Phần rễ phô bày trên mặt đất đây ấn tượng, rễ tỏa đều ra các hướng một cách tự nhiên.

Cấu trúc, hình thái của rễ có thể bất kỳ, hình ảnh bên ngoài . của rễ tạo ra cảm giác như rễ một cổ thụ trong tự nhiên.

2. Gốc cây

Gốc cây là phần chuyển tiếp từ bộ rễ lên thân.

Phần gốc cây nên nở rộng trong tâm nhìn, hình ảnh như một gốc cổ thụ, gốc thuôn đều cảm giác như một cây non trẻ.

Chọn bộ gốc rễ đẹp là phần quan trọng nhất, vì kỹ thuật tạo được bộ gốc rễ đẹp là rất khó và lâu dài.

3. Thân cây

Hình đáng thân và các đường nét của thân không nên thái quá, dễ mất tự nhiên. Thân thuôn dân từ gốc lên ngọn hay còn gọi là “đầu voi đuôi chuột”. Thân là phần được phô diễn cho người xem, do đó cần chú ý ở phía trước không nên có những sẹo xấu, vết cắt thô, để lại ấn tượng không đẹp khi quan sát.

* Nếu chọn được một cây có bộ rễ, gốc và thân đẹp là có thể đạt được một nửa sự thành công trong việc tạo ra một tác phẩm Bonsai.

4. Vỏ cây

Vỏ cây nên chọn có màu sắc đẹp, cấu trúc đặc biệt của vỏ cây cũng góp phân tạo ra ấn tượng về tuổi tác của cây.

5. Ngọn cây

Ngọn y nên hướng nhẹ về phía người xem. Nếu ngọn quá cao, có thể thu ngắn nó lại bằng cách cắt tỉa và dựng cành kế tiếp lên để thay ngọn cây.

6. Cành cây
Cây Bonsai được quan sát ở ba chiều, cho nên cây cần có cấu trúc cành đẹp và hợp lý. Cành lớn ở phía dưới, các cành khác mọc xoay tròn lên dần tới ngọn, các cành trên ngọn nên nhỏ dần về kích thước và khoảng cách. Cành phát triển đều về mọi hướng trong không gian.

Cành nên có nhiều nhánh phụ để tạo ra cấu trúc cành chỉ tiết và đẹp tự nhiên.

7. Lá cây

Như bộ áo của cây, màu sắc lá thu hút cái nhìn của người xem. Nên chọn cây có cấu trúc lá đẹp, hoặc màu sắc của chồi non, nụ nổi bật để tạo cảm giác sinh động. Có thể chọn cây thay đối màu sắc lá theo mùa, điều này càng làm tăng giá trị của cây.

Vì cây Bonsai có kích thước nhỏ, nên chọn loài cây lá có kích thước nhỏ tương xứng. Cây lá hơi lớn chỉ phù hợp cho dạng Bonsai có kích thước lớn.

8. Hoa

Có thể chọn loài cây có hoa đẹp, thơm, màu sắc nổi bật trên cây để tạo Bonsai, chú ý kích thước của hoa tốt nhất nên tương xứng với cây. Một cây có hoa lý tưởng nên có mùi thơm, nở bền và đồng đều.

9. Trái

Nếu cây có trái, nên chọn loài cây có trái phù hợp với kích thước cây, màu sắc đẹp, bền và lâu rụng là tốt nhất.

* Trên đây chỉ là một số những khái quát ban đầu để chọn ra một cây Bonsai có tiềm năng.

Thật khó giới thiệu một cách đầy đủ những điều cơ bản ở phần này, để chọn ra được một cây Bonsai đẹp trong tương lai, vì nó còn nhiều yếu tố khác nữa cùng chi phối đến vẻ mỹ thuật của một cây Bonsal.

Điều quan trọng là nên tìm ra cây có những đặc điểm cơ bản đầu tiên thích hợp cho việc tạo tác Bonsal:

– Cây có bộ rễ như một cổ thụ về mặt cảm giác.

– Thân có dáng vẻ tự nhiên hoặc khác thường đầy ấn tượng về đường nét.

– Cành có nét duyên đáng, đẹp mắt.

– Màu sắc của thân, cành, lá, hoa phô diễn một cách lôi cuốn người xem.

Còn có một điều lưu ý nữa, là nên chọn những loài cây bản địa trong giai đoạn đầu mới tiếp cận với Bonsai, sẽ có được những thuận lợi trong quá trình tạo tác, vì chúng dễ dàng thích
nghi với môi trường và chế độ nuôi trồng chưa thật hoàn hảo của người mới bắt đầu.

Đối với người mới tập sự, nên bắt đầu từ cây dáng thẳng, vì các bước thực hiện đơn giản hơn nhiều. Đây là dáng căn bản nhất của Bonsai. Thực tế nhất là nên bắt đầu với một cây có kích thước nhỏ từ 20 – 30cm.

Không nên quá đặc biệt quan tâm đến hình thái kỳ dị của bộ rễ hay cấu trúc thân, hoặc những chi tiết uốn sửa bất thường bã phù hợp với tính tự nhiên của bộ cành. Một số người mới bắt đầu với Bonsai thường bị mê hoặc bởi những hình ảnh này.

Các yếu tố của cây phải thể hiện tính tự nhiên ở mức độ cao nhất. Hay nói khác đi các yếu tố đó tự nó phải bộ lộ được vẻ thuần nhiên nhất.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon