Phần 01 – Chương III: Nguồn gốc và lược sử quá trình phát triển Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 01 – Chương 03: Nguồn gốc và lược sử quá trình phát triển Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)
Đánh giá

III. Nguồn gốc và lược sử quá trình phát triển Bonsai 

Trong rất nhiều giả thiết về sự hình thành của Bonsai, thì có một giả thiết đáng chú ý nhất. giải thích về nguồn gốc của Bonsai. Chính là việc nuôi trồng các loại được thảo từ lâu đời,
cho mục đích trị liệu.

Các cây này được trồng và cắt tỉa liên tục, qua một thời gian đài. Điều này vô hình chung tạo ra được một dáng vẻ kỳ lạ cho cây, kích thước cây bị thu nhỏ so với tự nhiên, nó tạo ra được một dáng vẻ bất ngờ và rất ấn tượng khi quan sát. Do đó, chúng được sử dụng để làm cảnh và thưởng ngoạn.

Có lẽ vẻ đẹp của chúng, mà hiện nay chúng ta thưởng thức, dưới cái nhìn của nghệ thuật Bonsai là cả một quá trình tiến hóa, theo thời gian. Nó đã trải qua nhiều sự thay đổi về nhận thức theo lịch sử phát triển, và nghệ thuật Bonsai là một khái niệm được hình thành về sau này.

Đất nước Nhật Bản, từ lâu được xem là cái nôi khai sinh ra loại hình nghệ thuật Bonsai. Họ đã đúc kết thành các kiểu dáng cơ bản, xây dựng được quy tắc, tiêu chuẩn thẩm mỹ cho nghệ thuật Bonsai, đưa nghệ thuật Bonsai tới mức hoàn thiện nhất.

Tuy nhiên, về nguồn gốc, thì cái nôi của loại hình Bonsai xuất phát đầu tiên ở Trung Quốc.

Bằng chứng xưa nhất về sự tồn tại của Bonsai ở Trung Quốc, được các nhà khảo cổ tìm ra ở tỉnh Thiểm Tây vào năm 1971 – 1972. Khi khai quật khu Cần Lăng, nơi có ngôi mộ của Thái Tử Chương Hoài, sống vào đời Đường, chết vào năm 706 sau công nguyên. Người ta quan sát thấy trên vách của ngôi mộ, có bức hoa một thị nữ, trên tay bưng một chậu cây cảnh nhỏ, có lá xanh, quả đỏ. Điều này chứng tỏ, loại hình cây trồng trong chậu
nhỏ để làm cảnh đã phát triển mạnh ở thời kỳ đó. Như vậy, có thể người Trung Quốc đã biết nuôi trồng, và thưởng thức nghệ thuật Bonsai cách đây khoảng 14 – 15 thế kỷ.

Văn mình của Trung quốc là một nền văn mình lớn, có ảnh hưởng đến cả khu vực và trên thể giới. Qua việc giao thương giữa hai nước, mà loại hình Bonsai được du nhập vào Nhật Bản, bằng các hoạt động của giới thương gia, viên chức, tu sĩ ở trong thời kỳ này.

Có bức họa, vẽ về đề tài cây Bonsal cổ nhất ở Nhật Bản vào thế kỷ 13. Bức tranh cho thấy cây có dáng dấp tự nhiên, trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trên kệ. Như vậy, có lẽ loại hình Bonsai đã xuất hiện trước đó khá lâu. Cho thấy người Nhật lúc đó xem Bonsai là một nghệ thuật,và được trưng bày trong phòng để thưởng ngoạn.

Sau một thời gian dài, các kỹ thuật về Bonsai đã có rất nhiều sự thay đối, cải tiến. Cây trồng và chậu đều trở nên tỉnh xảo hơn. Hình ảnh của cây thể hiện gần giống với tự nhiên, có sự
đơn giản trong kiều thức, bớt cầu kỳ và ngày càng có ấn tượng hơn về thế giới tự nhiên. Có lẽ do sự ảnh hưởng của Thiền Đạotrong thời kỳ này. :

Vào thế kỷ 17 – 18 vườn Nhật phát triển cực thịnh. Triết lý của đạo Phật cũng có nhiều ảnh hưởng vào phong cách của Bonsai, nó thể hiện sự hòa điệu với thế giới tự nhiên. Kiến thức,  phong cách Bonsai lúc này mang ấn tượng của cây trong tự nhiên rất rõ, hình ảnh biểu đạt sức sống mạnh mẽ của một cổ thụ vững chãi, một cây gió  lùa, một rừng cây, …: Tính chất của cây đã khác dần với trước đó. Trong thời kỳ đầu của Bonsai, một cây được xem là đẹp, thường có sự khuyết tật và dị dạng bất thường.

– Vào thế kỷ 19, Bonsai có một bước phát triển rất mạnh mẽ về mặt kỹ thuật tạo hình. Ở giai đoạn này, người Nhật đã đùng dây kim loại để uốn sửa thân, cành. Việc tạo dáng thuận lợi hơn trước nhiều.

Ở thời kỳ này, người phương Tây cũng đã bắt đầu lưu tâm đến loại hình nghệ thuật Bonsai. Tuy nhiên, giữa phương Đông và phương Tây có sự dị biệt về quan điểm và triết lý sống. Cho nên họ vẫn chưa hoàn toàn cảm nhận hết chiểu sâu giá trị của tác phẩm Bonsai. Đầu tiên họ chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp hình thể của Bonsai, dần dà về sau họ mới cảm nhận được giá trị nội hàm của Bonsai.

Năm 1878 Bonsai được giới thiệu đầu tiên ở Paris. Nhưng cuộc triển lãm này không gây được tiếng vang lớn, do người phương Tây cho rằng, đây chỉ là một cây nhỏ được trồng trong một chậu nhỏ, bằng kỹ thuật làm vườn bình thường.

Cho đến năm 1889 người Nhật đã có rất nhiều thay đổi về kiểu thức của cây Bonsai; họ tạo ra những cây có hình ảnh và tính chất như một cổ thụ già nua, cổ kính vượt qua bao khó khăn thử thách để tổn tại; một cánh rừng như thật; một cây như đang có sự chuyển động của gió qua không gian sống của nó … Điều này, đã để lại ấn tượng lớn, cho người thưởng ngoạn về vẻ đẹp của Bonsai, tạo ra được sự thích thú, thán phục ở người phương Tây và họ bắt đâu quan tâm, tìm hiểu Bonsai sâu sắc hơn.

Năm 1909 cuộc triển lãm Bonsai ở Anh Quốc được đón tiếp nồng nhiệt. Sau cuộc triển lãm này, đã khơi đậy một phong trào nuôi trồng Bonsai, xem nó như một vật gia bảo, rộng khắp ở những người yêu thích thiên nhiên.

Từ đó, Bonsai lan rộng ra khắp thế giới. Do đã tác động lớn đến người phương Tây.

Ngày nay loại hình Bonsai đã phổ biến rộng khắp, nhất là những nơi mà các thị dân có ít điều kiện tiếp xúc với thế giới thiên nhân.

Một trong hai bức tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường
Một trong hai bức tranh được phát hiện trong mộ phần của hoàng tử Zhang Huai, thuộc triều đại nhà Đường

Trả lời

0988110300
chat-active-icon