Peperomia obtusifolia Marble (Trường Sinh Cẩm Thạch): Hướng dẫn chăm sóc và 3 cách nhân giống dễ nhất!

Peperomia obtusifolia var: Hướng dẫn chăm sóc và 3 cách nhân giống dễ nhất!

Trước khi bắt đầu với loài cây tuyệt đẹp này, anh chị em có thể tham khảo thêm anh em họ hàng cùng chi Peperomia của nó tại bài này ạ: Tra cứu tên khoa học của các loài cây thuộc chi Peperomia bằng hình ảnh . Đây là một chi thực vật có đến hơn 1000 loài và giống lai tạo, nhưng rất nhiều loài đã tuyệt chủng hoặc quá hiếm gặp trong tự nhiên nên thậm chí một hình vẽ hay một ảnh chụp cũng không có. Thôi thì anh chị em mình chơi tạm các loài và giống phổ biến nhé. Sưu tầm được hết tất cả các loài Peperomia phổ biến chắc chắn cũng là một quá trình công phu, tốn kém ^^.

Giới thiệu

  • Tên khoa học: Peperomia Obtusifolia Variegata hoặcPeperomia Obtusifolia Marble
  • Cách phát âm: pep-er-ROH-mee-uh, ob-too-sih-FOH-lee-uh, var-ee-GAY-tuh
  • Tên thường gọi: Decorative Pepper, Dwarf Pepper, Fleshy Peperomia, Pepper Face, American Rubber Plant, Hanging Peperomia
  • Tên tiếng Việt: Trường Sinh Cẩm Thạch; Trường Sanh Cẩm Thạch
  • Tên tiếng Trung: 圆叶椒草 (Yuán yè jiāo cǎo): Viên Diệp Tiêu Thảo

Chú ý: Cây này ở Việt Nam được gọi là cây Trường Sinh, rất dễ nhầm với cây Trường Sinh Thảo. Trường Sinh Thảo không thuộc chi Peperomia mà thuộc chi Quyển Bá (Selaginella) và có tên khoa học là Selaginella tamariscina.

Cây Trường Sinh (Peperomia Obtusifolia) và Trường Sinh Thảo (Selaginella tamariscina).
Cây Trường Sinh (Peperomia Obtusifolia) và Trường Sinh Thảo (Selaginella tamariscina).

Cây thuần chủng Peperomia obtusifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Piperaceae, là loài bản địa của Florida, Mexico và Caribbean. Cái tên “obtusifolia” có nghĩa là “blunt-leaved” (lá cùn, dày, mập, không mảnh và sắc). Nó đã đạt giải Royal Horticultural Society’s Award of Garden Merit.

Loài Peperomia Obtusifolia thuần chủng lá chỉ có một màu xanh. Còn giống Peperomia Obtusifolia var thì lá màu cẩm thạch, gồm các màu xanh, vàng, trắng khá giống cách phân bổ màu ở cây Đa Cẩm Thạch (Rubber Tree), chính vì vậy nó còn hay được gọi là cây Baby Rubber Tree.
Loài Peperomia Obtusifolia thuần chủng lá chỉ có một màu xanh. Còn giống Peperomia Obtusifolia Marble thì lá màu cẩm thạch, gồm các màu xanh, vàng, trắng khá giống cách phân bổ màu ở cây Đa Cẩm Thạch (Rubber Tree), chính vì vậy nó còn hay được gọi là cây Baby Rubber Tree.

Đây là một loài cây lâu năm thường xanh (evergreen, có nghĩa là không rụng lá vào mùa đông), có thể mọc cao đến 25cm, hoa màu trắng có gai có thể dài đến 10cm, lá mọc theo kiểu uốn lượn, sáng bóng và là điểm trang trí giá trị nhất của loài thực vật này. 

Hoa của Peperomia obtusifolia có thể mọc dài đến hơn 10cm, có gai, màu trắng và thường mọc thẳng đứng như ảnh.
Hoa của Peperomia obtusifolia có thể mọc dài đến hơn 10cm, có gai, màu trắng và thường mọc thẳng đứng như ảnh.

Theo nhiều tài liệu thì miễn là nhiệt độ không xuống dưới 10 độ C, độ ẩm trung bình đến cao, ánh sáng tốt (đẹp nhất là có nắng được lọc một phần, không phải là ánh nắng trực tiếp quá lâu trong ngày) thì đây là một loài cây vô cùng dễ chăm, gần như không phải để ý quá nhiều. Mặc dù lá và thân mọng nước nhưng cây có thể chịu được chế độ tưới nước từ thấp đến cao (không như các loài mọng nước succlents hay xương rồng cacti chỉ chịu được chế độ tưới nước rất ít). Chỉ cần bón phân lỏng là cây sẽ phát triển rất tốt. 

Peperomia obtusifolia nói chung và Peperomia obtusifolia var nói riêng có xu hướng bò (trailing) nên có thể trồng cây trên giỏ treo để chúng rủ xuống rất đẹp. 

Chế độ chăm sóc Peperomia obtusifolia var

  • Ánh sáng: Cây có thể chịu được ánh sáng trung bình đến cao. Như mình đã thuần cây chịu được ánh nắng mặt trời trực tiếp cả ngày không che nhưng nói chung thì nên để cây hưởng ánh sáng gián tiếp (ánh nắng qua tán cây cao, qua kính) vì nếu cây chưa thuần mà đem ra nắng dễ bị cháy lá. 
  • Độ ẩm: Mặc dù nhiều tài liệu đề xuất độ ẩm cao, nhưng mình đã trồng cây tại mùa đông Hà Nội khi độ ẩm thường xuyên ở mức 40% và cây không có dấu hiệu bị stress. Tạm kết luận là độ ẩm cao hay thấp không gây tổn thương cây nhưng khi độ ẩm cao, lá cây sẽ đẹp hơn, căng hơn và có xu hướng to hơn. 
  • Đất và giá thể: Mình dùng 1 trong 3 công thức áp dụng cho Hương Thảo Rosemary và thấy đều OK, các hỗn hợp thoát nước tốt được khuyến khích (Anh chị em xem thêm bài này ạ: [Chia sẻ] Công thức trộn đất, giá thể trồng cây Hương Thảo (Rosemary))
  • Chế độ tưới nước: Mình khá trung thành với chế độ tưới nước mà các “chủ vườn” bên chợ HuaDiWan Quảng Châu chia sẻ: “BẤT CAN BẤT KIÊU, KIÊU TẮC KIÊU THẤU” (Xem chi tiết về kinh nghiệm tưới nước này tại bài này nhé: Nguyên tắc tưới nước Kinh Điển: Bất Can Bất Kiêu, Kiêu Tắc Kiêu Thấu (不干不浇浇则浇透) 
  • Phân bón: Như mình cứ tưới nước gạo hoặc nước ngâm ra từ bã hoa quả là thấy cây mọc rất nhanh. Còn theo tài liệu thì nên dùng các loại phân lỏng bón vào mùa sinh trưởng là tốt nhất với Peperomia obtusifolia var
  • Nhiệt độ: Mình trồng trên sân thượng mấy chục chậu từ to đến nhỏ tại Hà Nội quanh năm. Xuân, Hạ, Thu, Đông… rồi lại Xuân và cây vẫn sống khoẻ re. Có thể ở trong môi trường quân đội quen chúng nó tự phải thích nghi. Hà Nội lạnh có thể vài độ, nắng nóng có thể lại lên hơn 40 độ C và khi cây đã thuần, chúng tỏ ra cực kỳ kiên cường, bất chấp tất cả. 

Nhân giống cây Trường Sinh (Peperomia obtusifolia var)

Cũng như các loài cây khác, Peperomia obtusifolia var có nhiều cách để nhân giống. Tuy nhiên có 3 cách nhân giống được anh chị em sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là các nhà vườn cũng sử dụng cách này. Hôm nay em xin chia sẻ với cả nhà 3 cách này ạ. Em xin phép mượn hình ảnh của một bạn người Ấn Độ (nick Simple and Easy) để minh hoạ.

Nhân giống Peperomia obtusifolia var bằng cành giâm (cuttings)

Đây là một cây Peperomia obtusifolia var (Trường Sinh) 2 tuổi. Cành dài, mập; lá căng, to. Đây đúng là một mẫu vật mẹ tuyệt vời để nhân ra đàn con baby.
Đây là một cây Peperomia obtusifolia var (Trường Sinh) 2 tuổi. Cành dài, mập; lá căng, to. Đây đúng là một mẫu vật mẹ tuyệt vời để nhân ra đàn con baby.
Vô trùng kéo bằng nước sôi hoặc cồn pha loãng. Chú ý chọn kéo sắc. Những việc này tránh vết cắt bị dập hoặc nhiễm trùng. Cắt một đường theo góc nghiêng 45 độ để tối đa tiết diện mặt cắt.
Vô trùng kéo bằng nước sôi hoặc cồn pha loãng. Chú ý chọn kéo sắc. Những việc này tránh vết cắt bị dập hoặc nhiễm trùng. Cắt một đường theo góc nghiêng 45 độ để tối đa tiết diện mặt cắt.
Đây là kết quả sau khi "khai đao". Cây mẹ sẽ tự ra chồi từ các vết cắt cũ. Hãy loại bỏ các loại côn trùng, nấm có trên cành giâm (cuttings)
Đây là kết quả sau khi “khai đao”. Cây mẹ sẽ tự ra chồi từ các vết cắt cũ. Hãy loại bỏ các loại côn trùng, nấm có trên cành giâm (cuttings)
Cắt hết các lá ở phần bên dưới. Chỉ cần để lại 3,4 lá trên cùng của cành giâm (cuttings). Phần lá đừng vứt đi nhé vì nó liên quan đến cách nhân giống số 3 ^^.
Cắt hết các lá ở phần bên dưới. Chỉ cần để lại 3,4 lá trên cùng của cành giâm (cuttings). Phần lá đừng vứt đi nhé vì nó liên quan đến cách nhân giống số 3 ^^.
Có thể cắm các cành giâm ngâm vào các loại hóc môn kích rễ theo chỉ định, sau đó trồng vào hỗn hợp đất nhẹ, thoát nước tốt như một cây độc lập.
Có thể cắm các cành giâm ngâm vào các loại hóc môn kích rễ theo chỉ định, sau đó trồng vào hỗn hợp đất nhẹ, thoát nước tốt như một cây độc lập.
Sau khi trồng vào hỗn hợp đất nhẹ và thoát nước tốt, nên tưới nước đẫm và để cho nước thoát hết, sau đó để chậu cây ra chỗ thoáng, có ánh sáng trung bình (nên là ánh sáng gián tiếp và tránh ánh nắng trực tiếp)
Có thể cắm các cành giâm ngâm vào các loại hóc môn kích rễ theo chỉ định, sau đó trồng vào hỗn hợp đất nhẹ, thoát nước tốt như một cây độc lập.
Anh chị em cũng có thể cắm cành giâm vào lọ thuỷ tinh trong suốt chứa nước sạch. Cũng để ở chỗ thoáng và có nắng gián tiếp, cây sẽ ra rễ nước rất nhanh!
Anh chị em cũng có thể cắm cành giâm vào lọ thuỷ tinh trong suốt chứa nước sạch. Cũng để ở chỗ thoáng và có nắng gián tiếp, cây sẽ ra rễ nước rất nhanh!

Nhân giống Peperomia obtusifolia var bằng các đoạn nodes (mấu, mắt) kèm lá

Bạn để ý ở cách 1, các cành giâm sẽ gồm nhiều đốt nối với nhau bằng các nodes (mấu, mắt), nơi lá mọc ra. Hãy cắt thành từng đoạn nhỏ như hình, mỗi đoạn gồm 1 nodes ở giữa có gắn kèm lá.
Bạn để ý ở cách 1, các cành giâm sẽ gồm nhiều đốt nối với nhau bằng các nodes (mấu, mắt), nơi lá mọc ra. Hãy cắt thành từng đoạn nhỏ như hình, mỗi đoạn gồm 1 nodes ở giữa có gắn kèm lá.
Chôn phần chứa nodes xuống đất nhẹ, thoát nước tốt.
Chôn phần chứa nodes xuống đất nhẹ, thoát nước tốt.
Sau đó cũng tưới nước đẫm, chờ thoát hết rồi đem ra khu vực thoáng gió, có ánh sáng gián tiếp. Có thể bọc cả chậu vào túi ni lông để giữ ẩm và kích thích rễ ra nhanh hơn.
Sau đó cũng tưới nước đẫm, chờ thoát hết rồi đem ra khu vực thoáng gió, có ánh sáng gián tiếp. Có thể bọc cả chậu vào túi ni lông để giữ ẩm và kích thích rễ ra nhanh hơn.

Nhân giống Peperomia obtusifolia var bằng các lá còn cuống

Các bạn còn nhớ ở cách 1, sau khi cắt cành ra khỏi cây mẹ, chúng ta sẽ loại bỏ các lá ở phần bên dưới cành giâm, như ở các cây khác chúng ta sẽ vứt các lá này đi, nhưng với cây Trường Sinh, đây lại là những nguyên liệu nhân giống rất quý giá.
Các bạn còn nhớ ở cách 1, sau khi cắt cành ra khỏi cây mẹ, chúng ta sẽ loại bỏ các lá ở phần bên dưới cành giâm, như ở các cây khác chúng ta sẽ vứt các lá này đi, nhưng với cây Trường Sinh, đây lại là những nguyên liệu nhân giống rất quý giá.
Một chiếc lá còn 1 tý cuống và không kèm nodes vẫn có thể dùng để nhân giống. Rất tuyệt vời!!!!
Một chiếc lá còn 1 tý cuống và không kèm nodes vẫn có thể dùng để nhân giống. Rất tuyệt vời!!!!
Cắm thẳng phần cuống lá xuống đất như hình. Sau đó tưới đẫm nước và cho nước thoát hết khỏi chậu.
Cắm thẳng phần cuống lá xuống đất như hình. Sau đó tưới đẫm nước và cho nước thoát hết khỏi chậu.
Nếu muốn tiết kiệm khu vực nhân giống thì anh chị em cứ bày nó vào một chậu to thế này. Sau khoảng 2,3 tuần khi rễ ra nhiều thì chúng ta tách riêng ra từng chậu sau.
Nếu muốn tiết kiệm khu vực nhân giống thì anh chị em cứ bày nó vào một chậu to thế này. Sau khoảng 2,3 tuần khi rễ ra nhiều thì chúng ta tách riêng ra từng chậu sau.
Cũng như cách đầu tiên, hoàn toàn có thể cắm phần cuống lá vào lọ thuỷ tinh chứa nước sạch, 1,2 tuầ phần cuống này sẽ ra rễ.
Cũng như cách đầu tiên, hoàn toàn có thể cắm phần cuống lá vào lọ thuỷ tinh chứa nước sạch, 1,2 tuầ phần cuống này sẽ ra rễ.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon