Kiểu cây văn nhân (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Cuối đời Minh sang đời Thanh, một số tao nhân mặc khách, muốn xa lánh triều đình ngoại bang, họ tìm nơi sơn dã, hoặc xuất gia tu hành, tiêu dao tự tại và mượn bút mực giãi bày tâm tình, lại không cam chịu hiu quạnh. Nhưng cũng nêu lý luận “nhiều không hơn một nét bút, ít không bớt một nét bút”, “ý cao thì giảm bớt”, “họa không khó ở phồn tạp, mà khó ở cực giản”, “Sức của giản lớn hơn phồn”, và đưa ra thuyết  “Vẽ cây phải có tình, cây muốn ít, càng phải kỳ. Ít mà không kỳ thì vô vị. Cây kỳ thì chân dốc nên bình ổn, cây kỳ đặt đá khó, cây vụng đặt đá khó”. Những tư tưởng đó không chỉ ảnh hưởng đến hoạ sĩ văn nhân mà còn ảnh hưởng đến chế táo chậu cảnh. Một số  tao nhân mặc khách, có hứng làm chậu cảnh bày trên ký án, có người còn mô phỏng cây trong tranh mà chế chậucảnh, còn đem loại hình chậu cảnh gầy, thưa, giản gọi là chậu cảnh “kiểu cây văn nhân”.

Chọn lựa giống cây kiểu trên, phải biểu hiện ý “cây rụng lá tiêu sơ”. Tùng có ý “vạn cổ trường thanh, kiên định bất di”, như Tùng Năm Kim lá ngắn là loại cây lý tưởng, cây Phác, Thủy Sam, loại cây tạp cũng có thể dùng được. Trong chế tác cần chú ý, thân, nên cao gầy kỵ quá to quá thấp, cành nên thưa, giản dị, sáng sủa, phải cao, ky rậm rạp to khỏe, quá thấp. Thông thường, cành ở thân trên, giữa hoặc ngọn cây. Thân có một là tốt, hai thân cũng được, vì nhiễu thì hóa phồn tạp. Màu sắc bát chậu, thiên về cổ kính, kỵ sắc tươi thấm, lấy chậu tử sa màu sậm nông không hoa văn hoặc chậu gốm không tô màu là hòa hợp ưa nhìn.

I. CHẬU CẢNH KIỂU CÂY VĂN NHÂN

Cây Phác, sức sống mạnh, thân màu xám thân non trơn nhẵn, gẫy dài, tạo hình thành chậu cảnh
kiểu cây văn nhân, đến mùa lá rụng, lại càng gầy guộc, đầy vẻ hiu quạnh.

  • 1. Vào xuân, chọn hạt gieo trồng qua 3 – 4 năm, đào lên rửa sạch đất, tỉa bớt rễ dài, cắt rễ cố định khiến rễ xòe như bàn tay. Trên gốc cỡ 5 cm, cắt ngang thân chính để lại một
    cành bên cạnh thay thân, sau đó trồng vào chậu, cuối xuận
    đầu hạ năm đó, đem cành ấy bưộc thẳng thật tự nhiên.

  • Sang xuân năm thứ hai, dựa vào tình hình thân cành, lưu lại hai cành, vít bó định vị, cành thừa cắt bỏ. Nếu thân chưa thẳng, có thể bó kèm cho thẳng.

  • 3. Tới năm thứ ba, khi cành đã thẳng hãy tháo cọng bó, rồi tỉa ngắn bớt. Cành mùa thu của câ Phác dễ bị lạnh cóng, tỉa vào mùa xuân mới hợp. Khi đã thành kiểu, sang xuân, chọn chậu tử sa, cỡ nông sắc lạnh, trồng vào để thưởng ngoạn. Khi chăm sóc, không nên bón phân nhiều, để giữ nét thanh gầy của tạng cây.

II. CHẬU CẢNH KIỂU CÂY VĂN NHÂN (Tiếp theo)

Chọn cây Hắc Tùng, sức sống mạnh, sinh trưởng nhanh hơn Tùng Năm Kim, chịu được bó buộc, tỉa cắt, mà kém tùng ở đất cần cỗi hoặc kèm đá mà sống, sinh trưởng chậm chạp, dạng cây chặt chẽ dễ tạo cảm giác cổ kính, có thể đào lên nuôi dưỡng. Sau khi đã khỏe mạnh, trên cành non, ghép vào bụng tùng năm kim, qua vài năm bồi dưỡng, sẽ trở thành kiểu cây văn nhân cành thân già nua, tạo hình độc đáo.

  • 1. Từ tháng 1 – 4, lựa chọn Hắc Tùng thanh gầy già nua, đào luôn cả cụm đất lên, cây vừa nảy mầm đào là  tốt nhất. Khi đào, cố giữ cả rễ, lại mang theo cả đất nơi đó về. Cắt bỏ rễ tơ, tỉa bớt cành bảo lưu, nhưng tỉa đầu dưới phải giữ cành tùng hoặc lá tùng trên thân, bởi thân  lộ trần rất khó nảy cành mới. Đồng thời cắt bỏ rễ bị thương, rễ mục, rễ đứt, khiến vết cất đầu rễ bằng phẳng trơn tru. Sau khi tỉa cắt hoàn chỉnh, dùng chỗ đất mang về, trồng vào chậu đất lớn. Sang mùa đông năm thứ hại dùng giẻ quấn quanh thân chính, lấy dây kẽm số 8 bó  uốn, lại dùng đây kim loại cọng mảnh, vít bó cành nỏ. Nếu thân chính quá to, chờ mùa sinh trưởng, khía dọc, dùng dây cọ bó chỗ cắtt, lại dùng hai sợi dây kẽm số 8, cuốn từ gốc lên, nuôi dưỡng 2 – 3 năm rỗi gỡ ra.

  • 2. Vài năm sau, hắc tùng đã định hình, vào xuân khi Tùng Năm Kim vừa nảy mầm, lấy cành đầu nóc làm thân ghép vào bụng Hắc Tùng đã có từ 1 – 3 năm tuổi, dùng băng nhựa bọc chặt. Trước khi ghép, tỉa thưa cành nào quá rậm, ngắt bỏ Kim Tùng chỗ ghép, những đầu cành gỗ cần bảo lưu một phần lá kim, đợi khi thân Tùng Năm Kim sống được 2 – 3năm cắt bỏ. Khi cành Tùng Năm Kim dài từ 10 – 15cm, có thể vít bó. Đầu tháng 5 mỗi năm, Tùng Năm Kim nảy mầm đậm lá ta phải kịp thời cắt ngắn.

  • Sau khi cây đã thành kiểu, có thể dùng chậu đá trồng vào để thưởng ngoạn

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon