Giới thiệu về Rùa Sa Nhân (Keeled box turtle, Cuora mouhotii)? Tập tính, đặc điểm, môi trường sinh sống

Giới thiệu về Rùa Sa Nhân (Keeled box turtle, Cuora mouhotii)? Tập tính, đặc điểm, môi trường sinh sống
Đánh giá
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

.

Rùa sa nhân là gì? Tên khoa học của Rùa Sa Nhân

Tên dân gian được nhiều người Việt Nam của chúng là: Rùa Sa Nhân, quốc tế gọi là: Keeled box turtle. Còn trong nghiên cứu thì Rùa Sa Nhân có tên khoa học là Cuora mouhotii. Cái tên này được đặt bởi một nhà sinh vật học có tên là Gray vào năm 1862. Được xếp vào Họ Rùa Đầm Emydidae và Bộ rùa Testudinata.

Đặc điểm nhận dạng

Trong các loài rùa trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Rùa Sa Nhân thuộc các loài có kích thước trung bình. Chúng có các đặc điểm nhận dạng về hình dáng như sau:

Phần mai của Rùa Sa Nhân

  • Mai Rùa Sa Nhân là những gam màu sắc khác nhau, nhưng chủ yếu là màu vàng cứt bò, màu nâu sáng, nâu đất hoặc hơi nghiêng về phía đen (nâu đen). Trên đỉnh mai Rùa Sa Nhân có 3 điểm gờ nổi lên không giống của Rùa Núi Vàng là bằng phẳng. 2 trong số 3 gờ đó mọc lên đối xứng qua sống lưng rùa tạo cảm giác như có hai mặt phẳng nhô lên chập vào nhau.
  • Màu sắc giữa các khu vực trên mai của Rùa Sa Nhân cũng có sự khác biệt. Màu sắc ở vị trí 2 gờ ở trên thường sáng và bóng hơn các phần còn lại. Các gờ này sẽ nổi lên bắt đầu từ tấm thứ nhất kéo dài cho đến khoảng tấm sườn thứ 4 của rùa.
  • Những tấm còn lại thì chủ yếu có hình răng cưa. Đây cũng là đặc điểm mà Rùa Sa Nhân còn có tên khác là Rùa Răng Cưa.
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

Yếm Rùa Sa Nhân

  • Rùa Sa Nhân có cấu tạo bản lề giúp cho chúng có khả năng thu yếm vào trong mai. Cũng như Rùa Núi Vàng, yếm của rùa đực và rùa cái có sự khác nhau. Rùa Sa Nhân thì yếm có xu hướng lõm (để khi giao phối dễ úp dính vào con cái) còn Rùa Sa Nhân cái thì yếm phẳng hoặc lồi để có nhiều khoảng không chứa trứng. Màu sắc của yếm Rùa Sa Nhân thường nhạt hơn so với phần mai và có một viền đen bao quanh.

Mắt Rùa Sa Nhân 

  • Mắt rùa Sa Nhân rất nổi bật và khác các loài rùa khác. Mắt của chúng có màu đỏ rực, một số con có màu mắt khác do do đột biến gien.
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

Đầu Rùa Sa Nhân

  • Đầu Rùa Sa Nhân có kích thước tương đối cân đối so với thân của chúng. Không như một số loài rùa đầu bé hơn thân khá nhiều, đầu Rùa Sa Nhân tương đối to, da đầu có mầu nâu đậm, khi già thường chuyển sang màu xám đen, nổi hoa văn rất đẹp mắt.

Cổ Rùa Sa Nhân

  • Cổ Rùa Sa Nhân có thể kéo ra rất dài, nhìn khá dị dạng. Rùa Sa Nhân hay ngóc cổ lên nhìn khá ngộ nghĩnh, cổ bé so với đầu, có da mềm, khả năng uống dẻo của cổ rất linh hoạt, bạn có thể quan sát nó dùng đầu để lộn người lại khi bị lật ngửa điêu luyện và nhanh chóng hơn Rùa Núi Vàng rất nhiều lần.

Chân Rùa Sa Nhân

  • Rùa Sa Nhân là một trong những loài rùa có bốn chân khá dài, khi đứng có chiều cao khá ấn tượng. Điều này giúp chúng di chuyển nhanh nhẹn. Đầu chân gồm các móng và vảy chắc chắn giúp rùa dễ dàng trèo leo ở các địa hình đồi núi gồ ghề, hiểm trở.
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

Đuôi Rùa Sa Nhân

  • Đuôi Rùa Sa Nhân tương đối giống các loài khác. Nếu như ở Rùa Núi Vàng, đuôi con đực thường dài và to hơn con cái thì ở Rùa Sa Nhân, đuôi đực cái tương đối giống nhau, khó phân biệt giới tính qua đuôi. Đuôi Rùa Sa Nhân khá dài và nhọn.

Sự tăng trưởng của Rùa Sa Nhân trong môi trường tự nhiên

Kích thước Rùa Sa Nhân

Dựa trên các cá thể độc lập, các nghiên cứu cho rằng Rùa Sa Nhân trưởng thành khi đạt kích thước từ 14 – 18cm. Trong số này thì các cá thể có chiều dài 17 – 18cm chiếm số đông.

Một số cá thể đặc biệt khi trưởng thành chỉ dài 11cm và có con có thể lên đến 21cm. Thường thì Rùa Sa Nhân đực có xu hướng dài hơn Rùa Sa Nhân cái.

Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

Trọng lượng cơ thể của Rùa Sa Nhân

Cũng dựa trên các báo cáo từ các cá thể Rùa Sa Nhân độc lập, các nhà khoa học cho rằng trọng lượng của rùa dao động từ 390 – 850 gram. Tần suất rùa đạt trọng lượng 550 – 750 chiếm đa số. Một số con cá biệt có cân nặng đạt ngưỡng 1,2kg.

Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành thì Rùa Sa Nhân không có sự thay đổi trọng lượng đáng kể, việc to nhỏ chủ yếu dựa vào thời tiết. Khi vào mùa thu chúng ăn nhiều thì trọng lượng sẽ ở mức cao nhất. Khi mùa đông đến, Rùa Sa Nhân bước vào giai đoạn ngủ đông, theo thời gian cân nặng sẽ giảm xuống.

Rùa Sa Nhân là loài ủ bệnh lâu, khi phát tác chết rất nhanh ở môi trường tự nhiên.

Phân bố của Rùa Sa Nhân

Theo một nghiên cứu năm 2016. Rùa Sa Nhân được ghi nhận sinh sống chủ yếu ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Lào, đông Ấn Độ. Ở Việt Nam, Rùa Sa Nhân phân bố khá rộng. Hiện đã ghi nhận chúng xuất hiện ở Lào Cai, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội (vùng núi Ba Vì), Hoà Bình, Ninh Bình, Hà Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An.

Khả năng tồn tại của Rùa Sa Nhân

Rùa Sa Nhân thường sống ở các khu rừng, dưới những lớp lá cây mục trên đất. Thức ăn của Rùa Sa Nhân trong tự nhiên chủ yếu là các loại quả chín rụng, các loại động vật nhỏ như sâu, dế, giun đất, côn trùng.

Do nạn săn bắt động vật quý hiếm phức tạp, số lượng Rùa Sa Nhân đang giảm mạnh. Rất may đã có những trại nhân giống Rùa Sa Nhân hợp pháp được ra đời. Việc này giúp số lượng Rùa Sa Nhân tăng lên, nhưng sự tự do của chúng cũng không còn nữa.

Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)
Rùa Sa Nhân (Cuora mouhotii)

Chuồng Rùa Sa Nhân thường được bọc kín bằng lưới B40 và có thành cao để ngăn chúng leo trèo ra ngoài. Trong môi trường nuôi nhốt phải có hang hốc để chúng trốn và các hệ thống cung cấp nước để tạo độ ẩm. Tỷ lệ bao phủ cây phải rất cao, trên 80% để tránh rùa bị stress.

Trong môi trường nuôi nhốt, có thể cho chúng ăn: Cà chua, chuối chính, khoai lang, thanh long, mộc nhĩ, ốc núi, ốc sên, giun đất, sâu chim, sâu superworms. Chú ý đây là rùa ăn thịt, nếu chỉ cho ăn rau có thể tuyệt thực rồi chết.

Rùa Sa Nhân là một loài rùa đẹp, nhanh nhẹn, có giá trị kinh tế cao trong nghành công nghiệp thú nuôi làm cảnh. Rất hy vọng số lượng rùa Sa Nhân sẽ tăng nhanh nhờ vào các trại nuôi có giấy phép tuân thủ pháp luật.

Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu? Mua ở đâu

Cũng như câu hỏi Rùa Núi Vàng giá bao nhiêu, giá đắt rẻ phụ thuộc thuận mua vừa bán. Nhưng giá chung chung của các trại nuôi nhân giống hợp pháp thường ở mức 300k – 500k VNĐ 1 con (thời điểm viết bài, tháng 9 năm 2020) tuỳ kích thước.

Hiện nhiều trường hợp lừa đảo, hoặc mua bán hàng săn bắt tự nhiên vi phạm pháp luật, để tìm mua Rùa Sa Nhân các bạn nên mua ở các trại có giấy phép nuôi nhốt, cho sinh sản hợp pháp. Trường hợp các bạn không tìm được thì có thể add Zalo mình (admin Codai.net Dũng 1985): 0834531468 để mình chia sẻ một số địa điểm uy tín.

Chúc cả nhà thêm yêu loài động vật đáng yêu này và có cơ hội nuôi rùa Sa Nhân làm pet ^^!

Trả lời

0988110300
chat-active-icon