Giới thiệu về Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) – Mua Rùa Núi Vàng Ở Đâu? Rùa Núi Vàng Giá Bao Nhiêu

Giới thiệu về Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) – Mua Rùa Núi Vàng Ở Đâu? Rùa Núi Vàng Giá Bao Nhiêu
Đánh giá
  • Tên tiếng Việt: Rùa Núi Vàng
  • Tên khác: Testudinidae, Testudinoidea, Testudines
  • Tên tiếng Anh khác: Elongated Tortoise, Yellow-headed tortoise, Pineapple Tortoise, Yellow Tortoise, Red-nosed Tortoise.
  • Tên tiếng Đức: Gelbkopf-Landschildkröte
  • Tên tiếng Trung: 缅甸陆龟 (Miǎndiàn lù guī) – Miến Điền Lục Quy
  • Tên tiếng Assam: Halodhia kaso, Holud khatua
  • Tên Tiếng Bengal: Bon kachchop, Gecho kachchop, Pahari haldey kachchop
  • Tên tiếng Hindi: Suryamukhi
  • Tên tiếng Oriya: Mati kaichha
  • Tên đồng nghĩa:
    • Testudo elongata BLYTH 1854
    • Testudo elongata — GRAY 1857: 342
    • Testudo elongata — THEOBALD 1868: 6
    • Testudo parallelus ANNANDALE 1913
    • Testudo elongata — SWAN & LEVITON 1962: 110
    • Geochelone elongata — PRITCHARD 1979
    • Indotestudo elongata — BOUR 1980
    • Indotestudo elongata — OBST 1985
    • Geochelone (Indotestudo) elongata — ALDERTON 1988
    • Indotestudo elongata — MANTHEY & GROSSMANN 1997: 456
    • Indotestudo elongata — COX et al. 1998: 132
    • Indotestudo elongata — ZIEGLER 2002: 157
    • Indotestudo elongata — TTWG 2014

Thông tin thêm

Chi Rùa Indotestudo chỉ gồm có 3 loài:

  • Indotestudo elongata (Rùa Núi Vàng)
  • Indotestudo forstenii
  • Indotestudo travancorica
Rùa Indotestudo forstenii
Rùa Indotestudo forstenii
Rùa Indotestudo travancorica
Rùa Indotestudo travancorica

Rùa Forsten’s Tortoise (Indotestudo forstenii) chỉ xuất hiện duy nhất tại đảo Sulawesi, còn rùa Travancore tortoise (Indotestudo travancorica) được tìm thấy ở miền Nam Ấn Độ, thuộc vùng Karrnataka, Tamil Nadu và Kerala (Western Ghats). Trong 3 loài thì chỉ thấy xuất hiện Indotestudo forstenii và Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) trong danh sách thú nuôi làm cảnh. Trong đó thì Rùa Núi Vàng là loài được nuôi nhiều nhất.

Tình trạng bảo tồn

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) hiện đang bị đe doạ thường xuyên do nạn săn trộm và do không còn môi trường sống tự nhiên (hệ quả của việc phá rừng và lấy đất làm nông nghiệp của con người). Hiện quần thể tự nhiên của Rùa Núi Vàng được đánh giá là rất dễ bị tổn thương và số lượng rùa tự nhiên đang giảm mạnh.

Rất may hiện đã có ngày càng nhiều trại nuôi rùa hợp pháp đã nuôi và cho sinh sản thành công số lượng lớn Rùa Núi Vàng khiến cho nguy cơ tuyệt chủng của loài rùa này đã trở nên vô cùng nhỏ bé.

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Đặc điểm và sinh sản ở rùa núi vàng

Đặc điểm đầu tiên của rùa núi vàng là đầu chúng có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng gồ cao, có màu vàng pha đen, nâu, ghi, chính giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Đốm đen này có thể mờ hoặc đậm, to hoặc nhỏ, có cá thể đen gần như hết mai, chừa các viền, hoặc cũng có con vàng hết, không có màu đen, màu đen này càng lớn càng rõ, lúc bé thì mai rùa vàng là chủ yếu. Phía trước yếm của Rùa Núi Vàng phẳng, phía sau của yếm lõm sâu. Chân Rùa Núi Vàng hình trụ, các ngón chân không có màng (đặc điểm lớn của rùa cạn). Rùa Núi Vàng trưởng thành dài khoảng 35 – 40cm, nặng từ 3,5 – 5 kg. Rùa Núi Vàng cái có xu hướng to hơn và tròn hơn trong khi Rùa Núi Vàng đực có xu hướng nhỏ hơn, dài người hơn và có đuôi lớn hơn nhiều so với Rùa Núi Vàng cái.

Rùa Núi Vàng có tập tính đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, mỗi lần đẻ từ 4 – 7 quả trứng, kích thước trứng rùa núi vàng từ 4cm – 5cm và chúng có tập tính vùi trứng vào đất. Do lượng trứng của loài này khá ít nên hệ quả là tỷ lệ phát triển giống nòi của Rùa Núi Vàng là rất rất thấp.

Thức ăn của Rùa Núi Vàng

Thức ăn của Rùa Núi Vàng chủ yếu là rau, thực vật và hoa quả chín rụng. Trong môi trường nuôi nhốt thì chúng ăn được cà chua, rau muống, thanh long, rau xà lách, thậm chí ăn được cả sâu, dế, thịt bò,… Nếu ăn nhiều cà chua hay bị đi tiêu chảy, lâu lâu nên cho Rùa Núi Vàng ăn bí đỏ để chúng sổ giun từ bụng ra ngoài.

Rùa Núi Vàng là động vật chỉ sống được ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới, rất ưa sống gần nơi có nguồn nước để dễ dàng săn mồi, uống nước, tắm táp… Rùa Núi Vàng là một loài bò sát biến nhiệt, không kiểm soát được nhiệt độ cơ thể, vì thế nơi chúng sinh sống đòi hỏi phải có đủ điều kiện để chúng tắm nắng hoặc trốn trong bóng râm.

Rùa Núi Vàng phân bố ở đâu?

Rùa núi vàng được biết phân bố ở các quốc gia: Việt Nam, Nepal, Bangladesh, Ấn Độ (Assam, Jalpaiguri, East Bengal và Bihar), Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia, tây Malaysia, nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, rùa núi vàng được nghiên cứu có mặt ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Tây Ninh, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông.

Trong các phim điện ảnh, phim bộ của Trung, Hàn, Nhật hoặc thậm chí ở Holywood, hoặc ngay cả ở ngoài đời thì chúng ta có thể dễ dàng thấy phong trào nuôi rùa cảnh đang phát triển rất mạnh. Ở Nhật Bản có những người chẳng lấy vợ sinh con, ngày ngày chăm rùa đến già, ăn ngủ cùng pet cưng. Ở Việt Nam nếu nói đến rùa cạn làm cảnh thì hầu như bạn nào cũng biết về Rùa Núi Vàng.

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Cách nhìn ra một con Rùa Núi Vàng – Rùa Núi Vàng hiện nay (2020) có giá bao nhiêu?

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Trong họ Testudinidae (Họ Rùa Cạn, Họ Rùa Núi) còn có rùa núi viền, rùa núi nâu,… Nếu nhìn thoáng qua có thể dễ bị nhầm lẫn, nhưng nếu đã nhìn nhiều thì các bạn sẽ thấy có những đặc điểm khác nhau khá rõ.

Như giới thiệu ở trên, Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) trên đầu có khá nhiều tấm sừng. Sở dĩ người ta gọi là Rùa Núi Vàng vì chúng thường có cái mai màu vàng. Toàn bộ mai rùa đều gồ cao lên rất rõ rệt, không bẹt như Rùa Lá Tam Đảm hoặc chỉ gỗ phần giữa lưng như Rùa Sa Nhân. Xung quanh chân có nhiều vảy thô cứng.

Rùa Núi Vàng giá bao nhiêu?

Vì Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata) không được bán phổ biến nên không có mức giá bán cụ thể và barem giá cho giống rùa này.

Hiện nay có nhiều cơ sở đã nuôi hợp pháp và cho sinh sản được rùa Núi Vàng nên về tương lai chắc chắn rùa núi vàng sẽ ngày càng giảm. Như mình (admin Codai.net – Dũng) thạm khảo thì nếu bán theo cân giá giao động từ 450 – 500k 1 cân (dành cho rùa cỡ lớn, rùa sinh sản), còn rùa bán lẻ cỡ nhỏ thì tầm 200 – 800k tuỳ màu sắc, kích thước, độ đẹp và độ thuận mua vừa bán của nhiều bạn.

Ý nghĩa tâm linh và phong thuỷ của Rùa Núi Vàng

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Rùa từ lâu đã được nhân dân Việt Nam tôn thờ. Rùa góp mặt trong tứ linh: Long (rồng), Lân, Quy (rùa), Phụng (chim Phượng). Trong nhiều truyền thuyết dân gian, con rùa cũng xuất hiện với tư cách một vị thần. Thần Kim Quy đã từng chỉ điểm cho An Dương Vương biết gián điệp chính là con gái. Rùa Vàng ở Hồ Gươm hiện lên lấy lại gươm thần từ vua Lê Lợi,… Ý nghĩa của loài rùa từ rất lâu đã ghi lại những dấu ấn sâu đậm trong các phong tục tập quán cũng như trong tín ngưỡng của nhân dân. Rùa chính là biểu tượng của sự trường thọ và được mọi người đánh giá là vô cùng linh thiêng.

Rùa Núi Vàng được tin là khi nuôi sẽ bảo vệ gia chủ, đem đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào và sự trường thọ. Đồng thời nuôi rùa Núi Vàng cũng có thể tránh được những tai ương sóng gió, hiểm hoạ chực chờ. Với màu vàng là chủ yếu ở mang trên mai, các chú Rùa Núi Vàng cũng được kỳ vọng sẽ đem lại tiền tài và sự may mắn. Dân kinh doanh thì tin rằng khi có chú Rùa Núi Vàng bên cạnh sẽ kinh doanh phát đạt.

Nếu tin những điều trên thì việc sở hữu Rùa Núi Vang mang nhiều ý nghĩa lớn, việc giá cả bao nhiêu, đắt rẻ thế nào cũng trở nên nhỏ bé.

Giá Của Rùa Núi Vàng hiện nay là bao nhiêu? Câu hỏi trở nên nhỏ bé khi gia chủ yêu thương và mong muốn có một chú Rùa làm pet yêu thương bên cạnh.

Dĩ nhiên phong thuỷ có nhiều trường phái, tâm linh hay tôn giáo cũng không giống nhau. Nhiều người lại kỵ nuôi rùa vì sợ làm ăn chậm, khó phát đạt. Tin thế nào thì các bạn cứ theo thế đó nhé ^^. Không có gì là quan trọng cả. Coi nó là vật nuôi thì là vật nuôi, coi nó là điểm may hay điềm gở thì cũng cứ tin như vậy.

Có một số trường hợp mua hoặc nuôi rùa từ bé đến lớn rồi “làm thịt” đúng nghĩa đen và khen thịt ngon hơn ba ba, ngon hơn cua đinh. Cái này thì mình chịu, chưa từng kinh qua và cũng không mong muốn “ăn thịt” loài vật dễ thương nay.

Bên Trung Quốc hay sang thu mua mai về làm Quy Bản, một vị thuốc chữa bệnh. Đúng sai thì có nhiều thông tin khác nhau, nhưng hiện nay (2020) thì họ mua có 30k 1 cân mai rùa, vô cùng rẻ mạt và làm tăng sự khan hiếm của Rùa Núi Vàng tự nhiên.

Rùa Núi Vàng trong môi trường nuôi nhốt thích ăn gì?

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Rùa Núi Vàng nằm trong họ rùa cạn. Cách nuôi rùa cạn tương đối đơn giản. Rau miễn là tươi xanh, người ăn được là Rùa ăn được: Rau muống, rau cải, xà lách, rau lang,… Củ quả thì cứ loại chín, nhũn 1 tý thì chúng xơi tuốt: Mướp, cà rốt, táo, thanh long, cà chua, chuối, lê, dưa hấu, dưa chuột,…

Cứ nuôi 1 con hay 1 đàn một thời gian, bạn sẽ dễ dàng nhận ra mỗi con trong đàn thích ăn gì để đáp ứng nhu cầu ăn uống. Hãy cung cấp đa dạng các loại thức ăn để có thể tăng các loại vitamin phù hợp cho rùa, ví dụ Cà chua cung cấp vitamin A, Rau cải cung cấp vitamin D và ngừa bệnh. Nhưng chú ý cà chua không nên cho ăn nhiều, dễ bị tiêu chảy. Chuối ăn nhiều thì làm rùa xỉn màu da mặc dù có nhiều dinh dưỡng. Chuối cũng làm chậm quá trình canxi hoá mai rùa. Cân bằng các loại thức ăn rau củ quả, thức ăn công nghiệp và cả một chút thịt thà, sâu dế để rùa núi vàng luôn khoẻ mạnh bạn nhé.

Rùa Núi Vàng có hệ tiêu hoá hoạt động khá chậm, cái này thì đúng là “Chậm Như Rùa”, chứ không nhanh như lúc nó chạy hoặc trèo tường vượt ngục. Ăn cà chua hoặc thịt, cá và thực ăn quá nhiều protein trong thời gian dài dễ gây ra bệnh tiêu chảy ở rùa. Rùa Sa Nhân thì khác, nó là loài rùa ăn thịt, côn trùng thì phải cung cấp thịt, chỉ ăn rau sẽ khiến nó bệnh và yếu. Rùa có thể nhịn đói khá lâu, mình đã chứng kiến cả tháng không ăn rùa núi vàng vẫn không sao, đặc biệt vào mùa đông chúng ăn cực ít, thường vào tháng 9 tháng 10 chúng sẽ ăn như hạm để dự trữ cho kỳ ngủ đông lạnh lẽo. Nếu nuôi nhốt công nghiệp, ít chỗ cho rùa chạy nhảy, tập thể dục thì chỉ nên cho ăn ít, trường hợp có vườn rộng, rùa hoạt động nhiều thì hãy cho ăn nhiều hơn để cung cấp năng lượng. Luôn để rùa hơi đói 1 tý để tạo thói quen đi lùng sục thức ăn, vận động sẽ luôn làm rùa khoẻ hơn là bắt nằm ì 1 chỗ.

Rùa Núi Vàng ăn và uống đều ít. Nếu chúng đã ăn các loại rau củ mọng nước thì thường không có xu hướng uống nước nữa. Nhưng vẫn nên có 1 khay hoặc máng thấp chứa nước để chúng ngâm mình tắm, uống nước luôn. Đói nó sẽ đi tìm thức ăn, khát sẽ tìm chỗ có nước, khá là chủ động.

Chia sẻ cách nuôi và chăm sóc Rùa Núi Vàng

Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)
Rùa Núi Vàng (Indotestudo elongata)

Cùng tham khảo một số thông tin rất hữu ích nếu như bạn chuẩn bị nuôi một em Rùa Núi Vàng nhé

Làm chuồng cho Rùa Núi Vàng

Có nhiều cách để làm chuồng cho Rùa Núi Vàng. Có chuồng cũng được mà không chuồng cũng được, nếu thả vườn hoặc sân thượng càng ok. Chỉ cần có chỗ cho chúng trốn, ấm áp, ẩm 1 chút, có thể trải xơ dừa hoặc gỗ thông vụn, vừa để hút mùi nước đái và phân rùa, vừa làm chỗ cho chúng nằm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Mùn dừa cũng an toàn nên nếu chúng có ăn nhầm thì cũng không sao cả. Rùa không tiêu được sẽ tự đào thải mùn qua đường đi nặng. Mình đã chứng kiến một đàn rùa 4 con nuôi 11 năm ở trong phòng thờ, khi chủ nhà quên cho ăn chúng ăn lại chính phân của mình để hấp thụ lại chất hữu cơ thừa trong phân. À chú ý nên cho rùa tắm nắng hoặc vườn có chỗ có ánh nắng để rùa hong khô người sau những lần ngâm nước hoặc sau đợt mưa, nồm ẩm thấp.

Chú ý Rùa Núi Vàng thường hay hoạt động vào sáng sớm và lúc hoàng hôn, các thời gian khác chúng thường nằm một chỗ, chui rúc. Chúng không thích ánh sáng quá mạnh, nắng trực tiếp chiếu liên tục lên người. Hệ quả của việc chiếu sáng quá dài liên tục sẽ khiến Rùa Núi Vàng bị sưng mắt, chảy nước mắt hoặc nhắm nghiền mắt.

Rùa Núi Vàng có cần tắm táp không?

Các loài Pet nên được tắm rửa sạch sẽ, Rùa Núi Vàng cũng vậy ạ. Tắm rửa sạch sẽ khiến rùa dễ chịu và tránh bệnh tật. Có thể pha chút muối sinh lý vào nước, nước không cần quá nhiều, chỉ cần ngang yếm rùa là đủ. Đừng để rùa bị ngập quá mai hoặc đầu. Rùa Núi Vàng mặc dù có thể bơi, có thể sống bán cạn nhưng không phải rùa nước.

Hãy dội nước lên mai rùa xoa nhẹ nhàng. Kì cọ kĩ chân rùa vì đây là chỗ bẩn nhất, chuyên gia đào bới đất. Chú ý tìm kiếm kí sinh trùng, kiến bọ để tiêu diệt. Rùa Núi Vàng có xu thế khi ngâm nước thì ỉa đái luôn. Hãy để ý xem phân rùa có xuất hiện giun không. Nếu có thì pha thuốc giun trẻ con vào thức ăn cho rùa ăn để tống bớt giun ra. Tắm táp xong thì có thể lau khô hoặc để rùa tự tìm chỗ khô ráo để làm khô người.

Nên thường xuyên phun sương để làm ẩm chuồng trại của Rùa, cố gắng duy trì độ ẩm lớn hơn 80% để giúp Rùa Núi Vàng khoẻ mạnh.

Rùa Núi Vàng có cần Tắm nắng không?

Cũng như các loài Pet khác, Rùa Núi Vàng cũng ưa tắm nắng. Nhưng chúng không cần tắm nắng quá lâu. Mỗi ngày chúng chỉ cần 15 – 20 phút là đủ. Nên lấy ánh sáng của buổi sáng sớm để tránh quá nóng quá gắt. Rùa được phơi nắng sẽ tổng hợp canxi tốt, giúp xương chắc, móng khoẻ, mai cứng, sức đề kháng cũng được tăng theo. Việc phơi nắng cũng làm cho da rùa không bị ẩm mốc, hệ bài tiết cũng được hưởng lợi theo. Phơi nắng là tốt nhưng không được lạm dụng vì dễ khiến Rùa Núi Vàng say nắng, cảm, stress…

Rùa Núi Vàng có cần ngủ không?

Rùa Núi Vàng và các loài rùa cạn ngủ rất nhiều. Chúng thường chui vào các bụi cây, góc tối, khu vực kín trong nhà, vườn hoặc chuồng để say giấc nồng. Khi rùa ngủ thì mặc kệ chúng, đừng làm phiền hay làm cho chúng thức. Rùa cũng như người, ngủ không đủ sẽ bị ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.

Lại một câu hỏi: Rùa Núi Vàng giá bao nhiêu? – Giá của Rùa Núi Vàng

Rùa Núi Vàng hiện trong danh mục cấm săn bắt do trước đây chúng bị săn bắt quá nhiều, chủ yếu là để lấy mai làm thuốc. Dĩ nhiên hiện nay có nhiều thông tin cho rằng mai rùa cũng như sừng tê giác, chẳng qua là canxi tổng hợp thành sừng, như ngón tay ngón chân người, không có giá trị về y học như dân tình đồn thổi. Hiện nay thì do phong trào chơi Rùa lên cao, Rùa Núi Vàng cũng vì thế mà được quan tâm. Nhiều người đổ xô đi bắt để bán lại, không quan tâm về an nguy của chúng.

Rất may gần đây có rất nhiều trại nuôi hợp pháp và nuôi để được rùa núi vàng, nên việc chơi của anh em cũng yên tâm là đúng luật hơn, giá Rùa Núi Vàng sinh sản trong môi trường nuôi nhốt giảm dần theo thời gian khiến cho nhu cầu săn bắt rùa tự nhiên cũng giảm theo.

Mua Rùa Núi Vàng ở đâu uy tín?

Các bạn chỉ nên mua rùa núi vàng ở các cơ sở, shop uy tín, có giấy tờ đầy đủ nhé. Trường hợp các bạn mua muốn mua mà không tìm được có thể liên hệ admin codai.net – Dũng qua Zalo 083453468, mình và các bạn trong codai.net sẽ giới thiệu các địa chỉ uy tín để mua Rùa Núi Vàng ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,.. và các tỉnh thành toàn Việt Nam ạ.

Tài liệu tham khảo:

  • Alderton, D. 1988. Turtles and tortoises of the world. Facts on File, New York.
  • Anonymous 2016. Testudinate China [in both English and Chinese] Testudinate Industry Branch of the China Fishery Association, published on occasion of WCH8; author not explicitly stated, 54 pp.
  • Baur, Markus; KaluRam Rai & Henk Zwartepoorte 2012. Ein neues Schildkrötenschutzprojekt im Südosten Nepals – das „Budoholi Turtle Conservation Centre“. Terraria-Elaphe 2012 (2): 58-61 – get paper here
  • Bezuijen, M. R. 2012. Geographic distribution: Indotestudo elongata (elongated turtle). Herpetological Review 43: 303
  • Bhattarai S, Pokheral CP, Lamichhane BR, Regmi UR, Ram AK, Subedi N. 2018. Amphibians and reptiles of Parsa National Park, Nepal. Amphibian & Reptile Conservation 12(1): 35–48 (e155)
  • Blyth,E. 1854. Notices and descriptions of various reptiles, new or little-known. Part I. J. Asiat. Soc. Bengal 22 [1853]: 639-655 – get paper here
  • Bonin, F., Devaux, B. & Dupré, A. 2006. Turtles of the World. English translation by P.C.H. Pritchard. Johns Hopkins University Press, 416 pp.
  • Bour,R. 1980. Essai sur la taxinomie des Testudinidae actuels (Reptilia, Chelonii). Bull. Mus. natl. Hist. nat. Paris (4) 2 (2): 541-546
  • Chan-ard, T., Parr, J.W.K. & Nabhitabhata, J. 2015. A field guide to the reptiles of Thailand. Oxford University Press, NY, 352 pp. [see book reviews by Pauwels & Grismer 2015 and Hikida 2015 for corrections] – get paper here
  • Chan-ard,T.; Grossmann,W.; Gumprecht,A. & Schulz,K. D. 1999. Amphibians and reptiles of peninsular Malaysia and Thailand – an illustrated checklist [bilingual English and German]. Bushmaster Publications, Würselen, Gemany, 240 pp. [book review in Russ. J Herp. 7: 87] – get paper here
  • Chhetry, Damodar 2010. DIVERSITY OF HERPETOFAUNA IN AND AROUND THE KOSHI TAPPU WILDLIFE RESERVE. BIBECHANA 6: 15-17 – get paper here
  • Cox, Merel J.; Van Dijk, Peter Paul; Jarujin Nabhitabhata & Thirakhupt,Kumthorn 1998. A Photographic Guide to Snakes and Other Reptiles of Peninsular Malaysia, Singapore and Thailand. Ralph Curtis Publishing, 144 pp.
  • CURRIN, CHARLES 2017. Elongated Tortoise Indotestudo elongata at Kaeng Krachan National Park, Thailand. SEAVR 2017: 44-45 – get paper here
  • Das, I. et al. 2008. Tortoises and Freshwater Turtles of India. WWF/WII poster
  • Das, Indraneil & Abhijit Das 2017. A Naturalist’s Guide to the Reptiles of India, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Pakistan and Sri Lanka. John Beaufoy Publishing Ltd., Oxford, 176 pp.
  • Deuti, Kaushik and Indraneil Das. 2011. Geographic Distribution: Indotestudo elongata(elongated tortoise). Herpetological Review 42 (3): 389 – get paper here
  • Dutta, S.K., M.V. Nair, P.P. Mohapatra and A.K. Mahapatra. 2009. Amphibians and reptiles of Similipal Biosphere Reserve. Regional Plant Resouce Centre, Bhubaneswar, Orissa, India – get paper here
  • Eberling,G. 2001. Haltung und Vermehrung der Gelbkopfschildkröte, Indotestudo elongata (BLYTH 1853). Elaphe 9 (2): 2-10
  • Ernst,C.H. and Barbour,R.W. 1989. Turtles of the World. Smithsonian Institution Press, Washington D.C. – London
  • Frazier, J. 1992. The land tortoise in Nepal: a review. J. Bombay Nat. Hist. Soc. 89 (1): 45-54. – get paper here
  • Geißler, P. 2012. Neues aus Indochina – die Amphibien und Reptilien des Cat-Tien-Nationalparks in Südvietnam. Terraria-Elaphe 2012 (5): 72-77 – get paper here
  • Geissler, P., Hartmann, T., Ihlow, F., Neang T., Seng R., Wagner, P. & Bohme, W. 2019. Herpetofauna of the Phnom Kulen National Park, northern Cambodia—An annotated checklist. Cambodian Journal of Natural History 2019 (1): 40–63 – get paper here
  • Gray,J.E. 1857. Notice of some Indian tortoises (including the description of a new species presented to the British Museum by Professor Oldham). Ann. Mag. Nat. Hist. (2) 19: 342-344 – get paper here
  • Grismer, L.L. et al. 2007. THE HERPETOFAUNA OF THE PHNOM AURAL WILDLIFE SANCTUARY AND CHECKLIST OF THE HERPETOFAUNA OF THE CARDAMOM MOUNTAINS, CAMBODIA. Hamadryad 31 (2): 216 – 241
  • Grismer, L.L., Neang, T., Chav, T. & Grismer, J.L. 2008. Checklist of the amphibians and reptiles of the Cardamom region of Southwestern Cambodia. Cambodian Journal of Natural History 2008(1): 12–28 – get paper here
  • Grossmann, W. 1997. Zur Carapaxgröße der Gelbkopf – Landschildkröte Indotestudo elongata. Sauria 19 (2): 7-10 – get paper here
  • Grossmann,W. & Tillack,F. 2001. Bemerkungen zur Herpetofauna des Khao Lak, Phang Nga, thailändische Halbinsel. Teil II: Reptilia: Serpentes; Testudines; Diskussion. Sauria 23 (1): 25-40 – get paper here
  • HARTMANN, Timo; Flora IHLOW, Sarah EDWARDS, SOVATH Sothanin, Markus HANDSCHUH and Wolfgang BÖHME 2013. A Preliminary Annotated Checklist of the Amphibians and Reptiles of the Kulen Promtep Wildlife Sanctuary in Northern Cambodia. Asian Herpetological Research 4 (1): 36–55 – get paper here
  • Ihlow, Flora; Peter Geissler, Sothanin Sovath, Markus Handschuh and Wolfgang Böhme. 2012. Observations on the feeding ecology of Indotestudo elongata (Blyth, 1853) in the wild in Cambodia and Vietnam. Herpetology Notes 6: 5-7. – get paper here
  • Iverson, John B., Phillip Q. Spinks, H. Bradley Shaffer, William P. McCord and Indraneil Das 2001. Phylogenetic relationships among the Asian tortoises of the genus Indotestudo (Reptilia: Testudines: Testudinidae). Hamadryad 26 (2):271-274
  • Kästle , W., Rai, K. & Schleich, H.H. 2013. FIELD GUIDE to Amphibians and Reptiles of Nepal. ARCO-Nepal e.V., 625 pp. – get paper here
  • Kowalski, T., W. Grossmann, H.-J. ZILGER & B.-M. ZWANZIG 2011. Herpetologische Beobachtungen im Sultanat Oman: Das Saiq – Plateau im Jebel al – Akhdar. Sauria 33 (1): 29-50 – get paper here
  • Kuchling, Gerald 1995. Turtles at a market in western Yunnan: Possible range extensions for some southern Asiatic chelonians in China and Myanmar. Chelonian Conserv. Biol. 1 (3): 223-226
  • Lee, J. C.I.; Tsai, L.C.; Liao, S.P.; Linacre, A. & Hsieh, H.M. 2009. Species identification using the cytochrome b gene of commercial turtle shells. Forensic Science International: Genetics 3: 67–73
  • Lehr, E. & Holloway, R. 2003. Turtle trade in Cambodia. Reptilia (GB) (30): 64-71 – get paper here
  • Lenz, Norbert 2012. Von Schmetterlingen und Donnerdrachen – Natur und Kultur in Bhutan. Karlsruher Naturhefte 4, Naturkundemuseum Karlsruhe, 124 pp.
  • Lindholm W.A. 1929. Revidiertes Verzeichnis der Gattungen der rezenten Schildkröten nebst Notizen zur Nomenklatur einiger Arten. Zoologischer Anzeiger 81(2): 275-295
  • Lourenço, João M.; Julien Claude, Nicolas Galtier, Ylenia Chiari 2011. Dating cryptodiran nodes: Origin and diversification of the turtle superfamily Testudinoidea. Molecular Phylogenetics and Evolution 62 (1): – get paper here
  • Mahony, Stephen; Md. Kamrul Hasan, Md. Mofizul Kabir, Mushfiq Ahmed and Md. Kamal Hossain. 2009. A catalogue of amphibians and reptiles in the collection of Jahangirnagar University, Dhaka, Bangladesh. Hamadryad 34 (1): 80 – 94 – get paper here
  • Manthey, U. & Grossmann, W. 1997. Amphibien & Reptilien Südostasiens. Natur und Tier Verlag (Münster), 512 pp. – get paper here
  • McCord, W.P. & Joseph-Ouni, M. 2004. Chelonian Illustrations #13: Asian and Indonesian Tortoises. Reptilia (GB) (33): 35-38 – get paper here
  • Murthy, T.S.N. 2010. The reptile fauna of India. B.R. Publishing, New Delhi, 332 pp.
  • Myo Myo, Khin and Steven G. Platt. 2016. Indotestudo elongata (Elongated Tortoise) Maximum body size. Herpetological Review 47 (2): 285-286 – get paper here
  • Nguyen TV, Brakels P, Maury N, Sudavanh S, Pawangkhanant P, Idiiatullina S, Lorphengsy S, Inkhavilay K, Suwannapoom C, Poyarkov NA. 2020. New herpetofaunal observations from Laos based on photo records. Amphibian & Reptile Conservation 14(2) [General Section]: 218–249 (e248) – get paper here
  • Nguyen, S.V., Ho, C.T. and Nguyen, T.Q. 2009. Herpetofauna of Vietnam. Chimaira, Frankfurt, 768 pp.
  • ONN, CHAN KIN; L. LEE. GRISMER, DIONYSIUS S. SHARMA, DAICUS BELABUT, and NORHAYATI AHMA 2009. New herpetofaunal records for Perlis State Park and adjacent areas. Malayan Nature Journal 61 (4): 255 – 262
  • Pauwels, O.S.G.; David, P.; Chimsunchart, C. & Thirakhupt, K. 2003. Reptiles of Phetchaburi Province, Western Thailand: a list of species, with natural history notes, and a discussion on the biogeography at the Isthmus of Kra. Natural History Journal of Chulalongkorn University 3 (1): 23-53 – get paper here
  • Pauwels,O.S.G. et al. 2000. Herpetological investigations in Phang-Nga Province, southern Peninsular Thailand, with a list of reptile species and notes on their biology. Dumerilia 4 (2): 123-154 – get paper here
  • Platt, Steven G., Saw Tun Khaing, Win Ko Ko and Kalyar 2001. A tortoise survey of Shwe Settaw Wildlife Sanctuary, Myanmar, with notes on the ecology of Geochelone platynota and Indotestudo elongata. Chelonian Conserv. Biol. 4 (1): 172-177
  • Platt, Steven G., Win ko Ko, Kalyar Platt, Khin Myo Myo, Me Me Soe and Thomas R. Rainwater. 2012. Species inventory and conservation status of chelonians in Natma Taung National Park, Myanmar. Hamadryad 36 (1): 1-11
  • Pritchard, P.C.H. 1979. Encyclopedia of Turtles. T.F.H. Publications, Neptune, New Jersey: 895 p.
  • Purkayastha, Jayaditya; Ahmed Mahmadul Hassan, Hasanul Islam, Jessica Das, Manoj Sarma, Mituseela Basumatary, Nilakshi Sarma, Nishant Chatterjee, Sachin Singha, Vishnupriya Nair, Arundhati Purkayastha, Jayashree Dutta, Madhurima Das 2013. Turtles of the Temple Pond of Kamakhya, Assam, India. Reptile Rap (15): 11-15 – get paper here
  • Rahman, Shahriar Caesar; Sheikh M.A. Rashid, Rupa Datta, Passing Mro, and Chirag J. Roy 2015. Status, Exploitation, and Conservation of Freshwater Turtles and Tortoises in Chittagong Hill Tracts, Bangladesh. Chelonian Conservation and Biology Dec 2015, Vol. 14, No. 2: 130-135. – get paper here
  • Rawat, Y.B., S. Bhattarai, L.P. Poudyal & N. Subedi 2020. Herpetofauna of Shuklaphanta National Park, Nepal. Journal of Threatened Taxa 12(5): 15587–15611 – get paper here
  • SACHA, M. 2015. Herpetoreisen in Thailand: Erste Eindrücke aus Krabi. Sauria 37 (3): 43-55 – get paper here
  • Shrestha, Biraj 2017. Reptile Rap: Herpetofauna of Korak Village, Northern Chitwan, Nepal. Zoo’s Print 32 (9): 23-30 – get paper here
  • Swan, L.W., & Leviton, A.E. 1962. The herpetology of Nepal: a history, check list, and zoogeographical analysis of the herpetofauna. Proc. Cal. Acad. Sci. 32 (6) (4.s.): 103-147. – get paper here
  • Theobald, William 1868. Catalogue of the reptiles of British Birma, embracing the provinces of Pegu, Martaban, and Tenasserim; with descriptions of new or little-known species. Zool. J. Linnean Soc. 10: 4-67. – get paper here
  • TTWG [Peter Paul van Dijk, John B. Iverson, Anders G.J. Rhodin, H. Bradley Shaffer, and Roger Bour] 2014. Turtles of the World, 7th Edition: Annotated Checklist of Taxonomy, Synonymy, Distribution with Maps, and Conservation Status. 000.v7. Chelonian Research Monographs (ISSN 1088-7105) No. 5, doi:10.3854/crm.5.000.checklist.v7.2014 – get paper here
  • Vlachos, E. and Rabi, M. 2018. Total evidence analysis and body size evolution of extant and extinct tortoises (Testudines: Cryptodira: Pan-Testudinidae). Cladistics 34: 652–683, doi:10.1111/cla.12227 – get paper here
  • Wang, Kai; Jinlong Ren, Hongman Chen, Zhitong Lyu, Xianguang Guo Ke Jiang, Jinmin Chen, Jiatang Li, Peng Guo, Yingyong Wang, Jing Che 2020. The updated checklists of amphibians and reptiles of China. Biodiversity Science 28 (2): 189-218 – get paper here
  • Wangyal, Jigme Tshelthrim; Dorji Wangchuk, and Indraneil Das 2012. First Report of Turtles from the Himalayan Kingdom of Bhutan. Chelonian Conservation and Biology Dec 2012, Vol. 11, No. 2: 268-272. – get paper here
  • Ward, M. 2018. Indotestudo elongata (Elongated Tortoise) Unusual mortality. Herpetological Review 49 (1): 108-109. – get paper here
  • Ward, Matt DS 2018. First record of male combat in the Elongated Tortoise Indotestudo elongata (Blyth, 1853) from north-eastern Thailand. Herpetology Notes 11: 585-587 – get paper here
  • Ward, Matt, Trageser, Scott, Strine, Colin Thomas and Artchawakom, Taksin 2016. Indotestudo elongata (Elongated Tortoise) Carapacial scarring. Herpetological Review 47 (4): 653-655 – get paper here
  • Zhang, Ying; Nie, Liu-Wang, Song, Jiao-Lian 2007. Sequencing and analysis of the complete mitochondrial genome of the Indotestudo elongata. Acta Zoologica Sinica 53(1):151-158.
  • Ziegler, T. 2002. Die Amphibien und Reptilien eines Tieflandfeuchtwald-Schutzgebietes in Vietnam. Natur und Tier Verlag (Münster), 342 pp. – get paper here
  • Zug, G.R. & Mitchell, J.C. 1995. Amphibians and Reptiles of the Royal Chitwan National Park, Nepal. Asiatic Herpetological Research 6: 172-180 – get paper here
  • Zug, George R.;Win, Htun;Thin, Thin;Min, Than Zaw;Lhon, Win Zaw;Kyaw, Kyaw 1998. Herpetofauna of the Chatthin Wildlife Sanctuary, north-central Myanmar with preliminary observations of their Natural History. Hamadryad 23 (2): 111-120

Trả lời

0988110300
chat-active-icon