Giới thiệu về Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Giới thiệu về Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Đặc điểm nhận dạng

Cỡ lớn, chiều dài mai tới 400mm. Mai cao, có 1 gờ sống lưng. Bờ sau mai có răng cưa rõ. Đặc biệt, tấm bìa 1 thường có góc lồi khỏi bờ mai rõ ràng và có hình tam giác. Bờ trước yếm gần như thẳng, bờ sau yếm khuyết. Đuôi rất ngắn. Mai rùa màu nâu thẫm. Yếm màu vàng nhạt hay nâu nhạt, các tấm yếm có những tia màu nâu sẫm hay đen từ những chấm đen trên từng tấm yếm.

Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) - Heosemys grandis
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Rùa đất lớn là loài rùa có kích thước lớn nhất nhì trong 26 loài rùa của nước ta, Kích thước chúng có thể lớn tới 15 kg và chiều dài lên tới gần 50cm… Đầu rùa có màu nâu nhạt xem lẫn các sọc màu cam. Mắt màu nâu đen, mõm rùa cứng và có nhô ra 2 mấu nhỏ tại đầu mõm như 2 chiếc răng của rùa (đặc điểm này để phân biết với rùa răng). Yếm rùa cứng, có hoa văn rẽ quạt trên yếm, nền yếm có màu vàng (đặc điêm này để phân biệt với rùa đất pulkin (yếm vàng không rẽ quạt, có khả năng khép 1 phần) và rùa đất sepon (yếm nâu hoặc đen hoàn toàn, có khản năng khép 1 phần). Khi còn nhỏ mai rùa tròn, có riềm mai răng cưa, khi lớn lên mai rùa dài ra thành hình bầu dục.

Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) - Heosemys grandis
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Dinh dưỡng

Rùa đất lớn có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng chấp nhận gần như hầu hết các loại thức ăn mà chủ nuôi cho ăn. Khi nuôi, để rùa khỏe mạnh và phát triển tốt nên cho ăn kết hợp trái cây chín và thức ăn động vật. Mỗi 6 tháng cân kiểm tra định kì, trong vòng 1 năm, rùa nhỏ có thể tăng từ 0,5 – 1kg nếu nuôi tốt. Ở vườn bách thú Hà Nội, rùa thường được cho ăn chuối chín.
Rùa đất lớn ăn được trong cả 2 môi trường dưới nước và trên cạn. Ở dưới nước rùa ăn nhanh và có khả năng nuốt các thức ăn có kích thước lớn hơn.
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) - Heosemys grandis
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Hành Vi

Rùa đất lớn là loài rùa hiền lành, Không cắn và có thể nuôi với các loại rùa khác nhau, Nhưng vì chúng rất tham ăn nên ki cho ăn phải để ý tránh tình trạng đè lên rùa khác để giành ăn.

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi rùa đất lớn phải có 2 khu riêng biệt là cạn và nước. Nền cạn có thể set up giống các loài rùa khác. Nước phải thay thường xuyên để tránh bệnh tật. Rùa ăn nhiều và tiêu hóa khỏe nên phải dọn dẹp để tránh bốc mùi. Vì rùa lớn rất nhanh nên phải tính toán kĩ về chuồng nuôi. Có thể nuôi trong bể cá với các loài rùa nước nhưng phải có phần khô để rùa leo lên.
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) - Heosemys grandis
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Sinh học, sinh thái

Rùa sống ở ao, sông, suối, đầm lầy có nước chảy chậm trên nhiều địa hình có độ cao khác nhau. Thức ăn của chúng là quả, thực vật thuỷ sinh và động vật nhỏ, trong điều kiện nuôi chúng rất thích ăn chuối chín. Rùa đẻ trứng vào tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Sinh sản

Rùa đực và rùa cái có thể nhận biết khi đã lớn, rùa đực có yếm hơi lõm và đuôi rất to, từ khoảng 3kg rùa đã bắt đầu thành thục sinh sản.
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) - Heosemys grandis
Rùa Đất Lớn (Sen Vàng) – Heosemys grandis

Phân bố

  • Trong nước: Gia Lai, Daklak, Đồng Nai, Bình Phước và các tỉnh Nam Bộ.
  • Thế giới: Lào, Cambodia, Thái Lan, Mianmar, Malaysia.

Giá trị

Có giá trị nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ. Rùa còn được nuôi ở những nơi vui chơi giải trí như công viên, vườn động vật giúp học sinh, sinh viên tìm hiểu về tập tính sinh thái.

Tình trạng

Nơi cư trú bị chia cắt. Số lượng ngoài tự nhiên giảm sút ít nhất 20% do săn bắt.

Tình trạng bảo tồn

Rùa đất lớn hiện có số lượng rất ít do bị săn bắt gắt gao. heo Sách đỏ Việt Nam (2007), Rùa đất lớn được xếp hạng ở mức độ: Sẽ nguy cấp (VU), theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP:thuộc Nhóm IIB.

Biện pháp bảo vệ

Cấm săn bắt rùa đất lớn dưới mọi hình thức, cần tổ chức nuôi trong vườn động vật.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon