Nguồn: Bonsai Tree Care for Beginners – BasicBonai
Dịch: Admin codai.net – NVDzung(16/12/2019)
Bạn mới mua được cây Bonsai đầu tiên của đời mình. Nó là một cây đẹp, nhỏ nhắn xinh xắn trong một cái chậu gốm dễ thương. Nhưng, làm sao bạn tránh được việc giết chết nó? Bạn có thể tự hỏi việc chăm sóc một cây Bonsai có khó không? Việc tìm hiểu cách chăm sóc những cây Bonsai này không khó, nhưng nó không thường như bạn nghĩ đâu. Những cây nhỏ này yêu cầu sự quan tâm đặc biệt để có thể sống khoẻ mạnh, và trong bài này, bạn sẽ nhận được một khoá học nhỏ và học được cách nuôi một cây Bonsai đẹp lung linh.
Giới thiệu về chăm sóc cây Bonsai
Đối với rất nhiều người mới chơi cây Bonsai lần đầu, một trong những tình huống sau sẽ dễ xảy ra:
- Bạn nhận được cây như một món quà. Cây cảnh là một món quà phổ biến, đặc biệt vào thời điểm Giáng Sinh. Mr. Miyago đã giới thiệu văn hoá Bonsai trong phim The Karate Kid, và kể từ đó, cây được mua làm quà giữa các gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
- Bạn mua nó tạ một cửa hàng hoặc gian hàng. Bonsai đã được bán như cây thương mại và đã xuất hiện nhiều hơn ở các siêu thị, vườn ươm hoa, thậm chí là các gian hàng ven đường.
Trong nhiều trường hợp, nó có thể đi kèm các thẻ nhỏ tóm tắt cách chăm sóc, hoặc bạn sẽ được tư vấn từ những người bán hàng.
Nhưng những lời khuyên này thường chỉ là phần nổi của tảng băng chìm:
Trong bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc chăm cây Bonsai một cách chi tiết, phác thảo những điều cơ bản về những gì bạn cần biết để chăm sóc một cây non khoẻ mạnh:
- Vị trí đặt cây (indoor hay outdoor)
- Tưới nước
- Phân bón
Vị trí để cây
Có một quan niệm sai lầm phổ biến là hầu hết các cây Bonsai đều là cây Indoor plants. Thực tế, rất nhiều cây Bonsai phổ biến để bắt đầu chơi lại không hề phù hợp với môi trường trong nhà (bao gồm các loài Bách Xù – juinper như ảnh dưới). Bây giờ bạn đã có được cây đầu tiên của mình, và đây là một số vài điều cơ bản mà nơi mà cây Bonsai mới của bạn nên được đặt.
Outdoor Bonsai
Ánh sáng mặt trời cần thiết cho sự quang hợp, trong đó năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi lá cây và được dùng làm nhiên liệu cung cấp năng lượng cho cây. Lượng ánh nắng mặt trời mà cây cần phụ thuộc vào loại cây mà bạn có.
Cây lá kim (Conifers), giống như các loại cây Bách Xù (junipers) và Thông (Pines), cần một lượng ánh sáng mặt trời đáng kể để phát triển mạnh, trong khi những cây rụng lá (deciduous trees), như các loại Phong (Maple) hay Du (Elms), thường thích ánh sáng buổi sáng, nhưng có thể bị cháy lá nếu như phải hứng chịu ánh sáng gay gắt buổi chiều.
Bất kể mức độ ánh sáng mặt trời cần thiết ra sao, tất cả các loài trên đều nên được giữ ngoài trời.
Tìm một nơi ổn định cho cây của bạn ngoài trời và chắc chắn rằng vị trí của bạn được bảo vệ khỏi:
- Gió – Tán lá của cây bạn sở hữu sẽ luôn phải căng mình như một cánh buồn trong những cơn gió. Nếu bạn có thể, hãy đặt cây nơi nó được bảo vệ bởi thời tiết có những cơn gió mạnh bất ngờ.
- Mưa – Nói chung, mưa không phải là một vấn đề lớn với cây cảnh, bởi vì một cây Bonsai thích hợp nên được trồng trong đất thoát nước tốt và có chậu cây có đủ lỗ thoát nước.
Ở đây, một giai thoại cá nhân về việc đối phó với gió. Thông thường vào những ngày gió, tôi sẽ di chuyển cây của mình ra khỏi băng ghế đến chỗ an toàn hơn (ví dụ dưới băng ghế). Vào một ngày mùa thu đặc biệt, tôi đã bỏ bê việc này và đã phải trả giá. Một trong những cây Bách Xù (juniper) của tôi đã bị lật đổ, may mắn là cái chậu đã được giữ lại ở mép băng ghế và tránh một cú rơi thảm hoạ.
Bây giờ tôi đặt tên cho cây là “Cliffhanger” (kẻ bám đá).
Bạn có thể khá ngạc nhiên khi biết rằng cây lá kim (conifers) có thể chịu lạnh giỏi. Vào mùa đông, rất nhiều loài được giữ ngoài trời để chúng trải qua giai đoạn ngủ đông (dormancy). Thời gian nghỉ ngơi này là một yêu cầu bắt buộc đối với rất nhiều loại cây lá kim được sử dụng làm cây Bonsai, bao gồm cả các loài Bách Xù (juniper).
Indoor Bonsai
Các cây chi Sung và những cây nhiệt đới khác thường không chịu được nhiệt độ quá lạnh vào mùa đông, vì thế chúng cần được giữ ấm quanh năm. Ở các vùng khí hậu lạnh, điều này có nghĩa là tránh để cây ở ngoài trời trong mùa đông băng giá.
- Xem thêm bài: Trồng cây Bonsai trong nhà, sự thật hay tiểu thuyết?
Tưới nước cho cây Bonsai – Bonsai Tree Watering
Tưới nước (watering) là một trong những phần quan trọng nhất trong chăm cây Bonsai. Bởi vì Bonsai là cây được trồng trong những chậu nhỏ, tưới cây Bonsai rất khác so với tưới cây ngoài vườn hoặc cây indoor plants (houseplant).
- Xem thêm bài: Những kiến thức cơ bản về tưới nước cho cây Bonsai
Với cây Bonsai, mục đích là tưới nước đến bão hoà (nghĩa là tưới nước cho đến khi nước thoát qua các lỗ thoát nước ở đáy chậu). Sau đó quan sát cây, khi nó bắt đầu khô, hãy lặp lại quá trình tưới nước.
Đừng tưới cây theo một lịch trình. Việc tưới nước theo lịch trình cụ thể mà bỏ qua việc theo dõi cây xem có cần tưới không, có thể dẫn đến việc tưới thiếu nước (underwatering) (sẽ làm cây khô và chết) hoặc overwatering (làm cho rễ bị úng và chết)
Mỗi loài là khác nhau, và mỗi cây cũng khác nhau. Khá nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc tần suất bạn nên tưới nước cho cây:
- Nhiệt độ
- Độ ẩm
- Đất
- Chậu
Bạn sẽ biết khi nào nên tưới cây bằng công thức phần đất cách mặt đất 3cm bắt đầu khô. Hãy kiểm tra đất hàng ngày, hoặc hai lần một ngày trong những ngày hè nóng bức.
Rất quan trọng khi đừng bao giờ để cây bonsai khô không xương. Để rễ cây khô hoàn toàn có thể khiến cây chết.
Bón phân cho cây Bonsai
Cây trong tự nhiên nhận được chất dinh dưỡng cần thiết từ mặt đất. Trong một cái chậu cây nhỏ, cây của bạn sẽ cần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua việc bón phân để duy trì sự phát triển và sức sống của nó.
Phân bón có một vài dạng, bao gồm chất lỏng và dạng hạt. Khi bạn lần đầu tiên học được những điều cơ bản về chăm sóc cây Bonsai, một trong hai loại trên sẽ là đủ.
Phân lỏng (Liquid fertilizers) thường được pha loãng trong nước, sau đó tưới cho cây. Phân bón dạng hạt (Granular fertilizers), giống như viên, có thể được rắc trên bề mặt của đất. Khi cây được tưới nước, các viên phân sẽ từ từ bị phá vỡ để cho cây hấp thụ.
Một loại phân bón cây bằng thường được sử dụng nhất. Những thứ được dán nhãn “Mọi mục đích” (All Purpose) sẽ bao gồm các thành phần bằng nhau: N (Nitrogen, Ni tơ) – P (Phosphorus, Phốt pho) – K (Potassium, Kali). Ở USA, những thứ này thường được đánh dấu là “20 – 20 – 10” hoặc “10 – 10 – 10”.
Tất cả ba thành phần này đều quan trọng đối với sự phát triển của cây.
- N (Nitrogen, Ni tơ) giúp các phần của cây ở trên mặt đất. Nó thúc đẩy sự phát triển và màu sắc của lá khoẻ mạnh.
- P (Phosphorus, Phốt pho) tập trung cho sự phát triển của rễ.
- K (Potassium, Kali) giúp cho sức khoẻ tổng thể của cây, giúp cây có sức đề kháng chống sâu bệnh.
Hãy làm theo các chỉ dẫn được in trên nhãn nhé!
Kết luận
Cây Bonsai của bạn có thể đem đến cho bạn niềm vui hàng năm trời. Hãy làm theo những chỉ dẫn đơn giản để đảm bảo chúng phát triển tốt, có đủ lượng nước, và sống trong môi trường phù hợp. Chăm sóc Bonsai sẽ trở nên không quá khó nữa!!!