Vùng độ cứng là gì? Cùng tìm hiểu kiến thức chung về Hardiness zone

Vùng độ cứng – Hardiness zone

Vùng độ cứng (hardiness zone) là khu vực địa lý được xác định để tính toán phạm vi điều kiện khí hậu nhất định liên quan đến sự phát triển và sinh tồn của thực vật.

Hệ thống gốc và được sử dụng rộng rãi nhất, được phát triển bởi bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – United States Department of Agriculture) như một hướng dẫn sơ bộ cho cảnh quan và làm vườn, xác định 13 vùng theo nhiệt độ tối thiểu hàng năm. Nó được điều chỉnh bởi các quốc gia khác (ví dụ Canada) dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trừ khi có quy định khác, “vùng độ cứng” hay “vùng” thường được đề cập đến theo thang đo của USDA. Ví dụ, một cây có thể được mô tả là “cứng đến vùng 10”: Điều này có nghĩa là cây có thể chịu được nhiệt độ tối thiểu là -1 độ C (30,2 độ F) cho đến 3,9 độ C (39 độ F).

Vùng độ cứng – United States hardiness zones (USDA scale)

Hệ thống USDA ban đầu được phát triển để hỗ trợ những người làm vườn và chơi cây cảnh ở Hoa Kỳ.

Các bản đồ tiểu bang, cùng với hệ thống điện tử cho phép tìm khu vực theo mã bưu chính (zip code) cụ thể, có thể dễ dàng tìm thấy tại trang web của Dịch vụ nghiên cứu nông nghiệp hoa kỳ USDA (USDA-ARS).

Ở Hoa Kỳ, hầu hết các khu vực ấm hơn (9, 10 và 11) nằm ở tận cùng phía Nam của quốc gia và ở rìa bờ biển phía Nam. Các khu vực cao hơn có thể tìm thấy ở Hawaii (tối đa 12) và Puerto Rico (tối đa 13). Phần giữa của đất liền với duyên hải miền Trung và miền Bắc nằm ở vùng trung bình (vùng 8,7 và 6). Vùng viễn Bắc thuộc trung tâm đại lục là khu vực có vùng cứng lạnh nhất (5,4 và một phần nhỏ thuộc vùng 3) và thường có phạm vi nhiệt đọ ít nhất quán hơn vào mùa đông do có nhiều lục địa hơn, do đó bản đồ khu vực có những hạn chế của nó trong một số khu vực. Các vùng nhỏ hơn nữa có thể tìm thấy ở Alaska. (xuống đến 1). Vĩ độ thấp và thời tiết ổn định thường xuyên ở Floria, the Gulf Coast, nam Arizona và California, chịu những trận lạnh nghiêm trọng so với bình thường. Thái Bình Dương giữ cho vùng Tây Bắc Thái Bình Dương ở các vùng ấm hơn so với các khu vực nội địa lân cận. Vùng ấm nhất trong 48 tiểu bang là Florida Keys và vùng lạnh nhất nằm ở phía Bắc trung tâm bang Minnesota.

Định nghĩa

Zone From To
0 a < −53.9 °C (−65 °F)
b −53.9 °C (−65 °F) −51.1 °C (−60 °F)
1 a −51.1 °C (−60 °F) −48.3 °C (−55 °F)
b −48.3 °C (−55 °F) −45.6 °C (−50 °F)
2 a −45.6 °C (−50 °F) −42.8 °C (−45 °F)
b −42.8 °C (−45 °F) −40 °C (−40 °F)
3 a −40 °C (−40 °F) −37.2 °C (−35 °F)
b −37.2 °C (−35 °F) −34.4 °C (−30 °F)
4 a −34.4 °C (−30 °F) −31.7 °C (−25 °F)
b −31.7 °C (−25 °F) −28.9 °C (−20 °F)
5 a −28.9 °C (−20 °F) −26.1 °C (−15 °F)
b −26.1 °C (−15 °F) −23.3 °C (−10 °F)
6 a −23.3 °C (−10 °F) −20.6 °C (−5 °F)
b −20.6 °C (−5 °F) −17.8 °C (0 °F)
7 a −17.8 °C (0 °F) −15 °C (5 °F)
b −15 °C (5 °F) −12.2 °C (10 °F)
8 a −12.2 °C (10 °F) −9.4 °C (15 °F)
b −9.4 °C (15 °F) −6.7 °C (20 °F)
9 a −6.7 °C (20 °F) −3.9 °C (25 °F)
b −3.9 °C (25 °F) −1.1 °C (30 °F)
10 a −1.1 °C (30 °F) +1.7 °C (35 °F)
b +1.7 °C (35 °F) +4.4 °C (40 °F)
11 a +4.4 °C (40 °F) +7.2 °C (45 °F)
b +7.2 °C (45 °F) +10 °C (50 °F)
12 a +10 °C (50 °F) +12.8 °C (55 °F)
b > +12.8 °C (55 °F)
2012 update of the Hardiness Zone Map
Bản đồ vùng cứng cập nhật năm 2012

Lịch sử

Những nỗ lực đầu tiên để tạo ra một hệ thống vùng độ cứng địa lý được thực hiện bởi hai nhà nghiên cứu tại vườn vươm Arnold ở Boston: Lần đầu tiên được xuất bản vào năm 1927 bởi Alfred Rehder, và lần thứ hai bởi Donald Wyman vào năm 1938. Bản đồ Arnold sau đó được cập nhật vào năm 1951, 1967 và cuối cùng là năm 1971, nhưng cuối cùng đã hoàn toàn không được sử dụng.

Hệ thống USDA hiện đại bắt đầu tại Vườn Ươm Quốc Gia Hoa Kỳ tại Washington. Bản đồ đầu tiên được ban hành vào năm 1960, và được sửa đổi vào năm 1965. Nó đã sử dụng khoảng cách 10 độ F tiêu chuẩn và dần dần trở nên phổ biến trong cộng đồng người làm vườn tại Mỹ.

Bản đồ USDA đã được sửa đổi và phát hành năm 1990 với dữ liệu khí hậu mới có sẵn, lần này là cách nhau mỗi 5 độ F và phân nhỏ hơn là a hoặc b.

Năm 2003, Hiệp hội trồng trọt Hoa Kỳ (AHS – American Horticultural Society) đã tạo ra một bản đồ sửa đổi, sử dụng dữ liệu nhiệt độ được thu thập từ tháng 7 năm 1986 đến tháng 3 năm 2002. Bản đồ năm 2003 đặt nhiều vùng cao hơn một nửa (ấm hơn) so với bản đồ năm 1990 của USDA. Những người đánh giá có chú ý rằng các khu vực bản đồ dường như gần với bản đồ USDA 1960 hơn trong các khu vực tổng thể. Bản đồ của họ có mục đích hiện thị chi tiết tốt hơn, ví dụ, phản ánh các đảo nhiệt độ đô thị bằng cách hiển thị các khu vực trong trung tâm thành phố (ví dụ Baltimore, Maryland; Washington, D.C. và Atlantic City, New Jersey) như một khu vực ấm áp hơn so với các khu vực xa xôi. Bản đồ đã loại trừ cách phân chia a/b được giới thiệu ở bản đồ 1990 USDA, một thiếu sót bị chỉ trích rộng rãi bởi những người làm vườn và chơi cây, thiếu sót bị chỉ trích là sự sơ sài. USDA đã từ chối bản đồ phác thảm AHS 2003 và tạo ra bản đồ của riêng mình ở định dạng máy tính tương tác, và được Hội làm vườn Hoa Kỳ American Horticultural Society đang sử dụng.

Năm 2006, tổ chức Arbor Day Foundation đã phát hành bản cập nhật vùng độ cứng của Hoa Kỳ, sử dụng hầu hết các dữ liệu của AHS. Nó đã điều chỉnh các vùng độ cứng, phản ánh nhiệt độ gần đã đã ấm hơn ở nhiều nơi trên đất ước và xuất hiện tương tự như dự thảo AHS 2003. The Foundation cũng bỏ qua việc phân chia mức độ nửa vùng a/b.

Vào năm 2012, USDA đã cập nhật bản đồ độ cứng thực vật dựa trên dữ liệu thời tiết 1976 – 2005, sử dụng dữ liệu thời gian dài hơn để là dịu đi các biến động thời tiết hàng năm. Hai zone (vùng) mới đã được thêm vào để xác định rõ hơn và cải thiện việc chia sẻ thông tin đối với các cây nhiệt đới cũng như cận nhiệt đới, và đã xuất hiện trong bản đồ Hawaii và Puerto Rico. Bản đồ cũng có độ phân giản cao hơn so với trước đây và có thể hiển thị biến thể cục bộ do những yếu tố độ cao hoặc vùng nước lớn. Nhiều ranh giới khu vực đã được thay đổi do kết quả dữ liệu gần đây hơn, cũng như các phương pháp ánh xạ mới và thông tin bổ sung được thu thập. Nhiều khu vực ấm hơn 1/2 zone so với bản đồ năm 1990. Bản đồ 2012 được tạo ra bằng kỹ thuật số cho Internet và bao gồm công cụ tìm vùng Zip code đi kèm bản đồ tương tác.

Độ cứng theo thành phố Hoa Kỳ

Độ cứng thực vật USDA zone theo thành phố dựa vào bản đồ 2012

Thành phố Zone Thành phố Zone
Albuquerque, New Mexico 7b Oklahoma City, Oklahoma 7a
Anchorage, Alaska 4b/5a Omaha, Nebraska 5b
Atlanta, Georgia 8a Orlando, Florida 9b
Baltimore, Maryland 7b/8a Panama City Beach, Florida 9a
Boston, Massachusetts 6b/7a Philadelphia, Pennsylvania 7a/7b
Buffalo, New York 6a Phoenix, Arizona 9b/10a
Burlington, Vermont 5a Pierre, South Dakota 4b/5a
Charleston, South Carolina 8b/9a Pittsburgh, Pennsylvania 6b
Charleston, West Virginia 6b Pocatello, Idaho 5b
Chicago, Illinois 6a Portland, Maine 5b
Charlotte, North Carolina 7b/8a Portland, Oregon 8b/9a
Chattanooga, Tennessee 7a/7b Providence, Rhode Island 6b
Columbus, Ohio 6a Quad Cities, Iowa/Illinois 5b
Dallas, Texas 8a/8b Raleigh, North Carolina 7b
Denver, Colorado 5b/6a Reno, Nevada 6b/7a
Detroit, Michigan 6b Roanoke, Virginia 7a/7b
Fairbanks, Alaska 2a Sacramento, California 9b
Hartford, Connecticut 6b Salt Lake City, Utah 7a/7b
Honolulu, Hawaii 12b San Antonio, Texas 8b/9a
Houston, Texas 9a San Diego, California 10a/10b
Indianapolis, Indiana 5b/6a San Francisco, California 10a/10b
Juneau, Alaska 6b/7a San Gabriel, California 10a  
Kansas City, Missouri 6a/6b San Jose, California 9b/10a
Las Vegas, Nevada 9a San Juan, Puerto Rico 12b/13a
Los Angeles, California 10a/10b Savannah, Georgia 8b
Memphis, Tennessee 7b/8a Seattle, Washington 8b/9a
Miami, Florida 10b/11a Tampa, Florida 9b
Minneapolis, Minnesota 4b/5a Tucson, Arizona 9b
Nashville, Tennessee 7a Tuscaloosa, Alabama 8a
New Orleans, Louisiana 9b Utqiagvik, Alaska 2b
New York, New York 7a/7b Washington, D.C.[11] 7a/7b
Norfolk, Virginia 8a Wichita, Kansas 6b

Hạn chế

Do hệ thống USDA hoàn toàn dựa trên nhiệt độ tối thiểu trung bình hàng năm trong một khu vực, nên khả năng mô tả các điều kiện khí hậu bị hạn chế ở một khu vực cụ thể: Có rất nhiều yếu tố khác liên quan và ảnh hưởng đến việc liệu một cây có thể sống ở vùng xác định hay không.

Thông tin vùng (zone) thường không đủ để dự đoán tỷ lệ sống sót trong mùa đông của cây, vì các yếu tố sương giá và tần suất tuyết phủ có thể khác nhau ở giữa các vùng. Ngay cả mức tối thiểu cực đoan cũng có thể không hữu ích khi so sánh các khu vực trong các vùng khí hậu rộng lớn khác nhau. Một ví dụ cực đoan như sau, hầu hết Vương Quốc Anh nằm ở vùng 8 – 9, trong khi ở Mỹ, vùng 8 – 9 bao gồm cả các khu vực ven biển cận nhiệt đới ở miền đông nam Hoa Kỳ và Mojave và sa mạc đất liền Chihuahuan, do đó người làm vườn ở Mỹ ở những khu vực như vậy phải lên kế hoạch chỉ cho vài ngày thời tiết lạnh duy nhất trong năm, trong khi những đồng nghiệp ở nước Anh phải có kế hoạch cho vài tháng mùa đông.

Thêm nữa, các khu vực không kết hợp bất cứ thông tin nào về nhiệt độ mùa hè hoặc bị cô lập; các khu vực có thể có cùng cực tiểu mùa đông, nhưng nhiệt độ mùa hè khác nhau rõ rết, vẫn bị xếp chung vùng độ cứng. Ví dụ, vùng 8 bao gồm các địa điểm ven biển, vĩ độ cao, mùa hè mát mẻ như Seattle và London, cũng như vĩ độ thấp, khí hậu mùa hè nóng bức như Charleston và Madrid. Nông dân, người làm vườn ở hai vùng trên phải lập kế hoạch trên phải lập kế hoạch cho mùa sinh trưởng của cây hoàn toàn khác so với hai vùng dưới.

Ở vùng lạnh hơn, một vấn đề khác là thang đo độ cứng không tính đến độ tin cậy của lớp phủ tuyết. Tuyết hoạt động như một chất cách điện chống lại cái lạnh cực độ, bảo vệ hệ thống rễ của cây ngủ đông. Nếu độ phủ tuyết đáng tin cậy, nhiệt độ thực tế mà rễ cây tiếp xúc sẽ không thấp như mô tả theo vùng trong USDA. Ví dụ, thành phố Quebec ở Canada nằm ở vùng 4, nhưng có thể dựa vào một vùng tuyết phủ đáng kể hàng năm, khiến cho việc trồng cây thường được xếp hạng cho vùng 5 hoặc 6. Nhưng, ở Montreal, nằm phía nam trong khu vực 5, đôi khi rất khó để trồng cây thích nghi với khu vực vì tuyết phủ không đáng tin cậy.

Một vấn đề khác là nhiều loài thực vật có thể sống sót ở một địa phương nhưng sẽ không ra hoa nếu chiều dài ngày không đủ hoặc nếu chúng yêu cầu phân vùng hoá (một khoảng thời gian nhiệt độ thấp).

Có nhiều thông số khí hậu khác nhau mà nông dân, người làm vườn hoặc những người chơi cây có thể cần phải tính đến, chẳng hạn như độ ẩm, lượng mưa, bão, chu kỳ khô hoặc gió mùa, loại đất, độ thoát nước và giữ nước, độ hướng về ánh sáng mặt trời, có sự bảo vệ tự nhiên hay nhân tạo khỏi ánh sáng trực tiếp, sương giá hoặc gió quá mức, … Nhiệt độ tối thiểu hàng năm là một chỉ số hữu ích, nhưng cuối cùng cũng chỉ là một yếu tố trong quá nhiều yếu tố phát triển và sống sót của thực vật.

Thay thế

Một phương tiện thay thế khác để mô tả độ cứng của cây là sử dụng “các cây chỉ thị”. Ở phương pháp này, các cây phổ biến có giới hạn đã được kiểm chứng phạm vị sẽ được sử dụng.

Tạp chí Sunset đã xuất hiện một series phá vỡ các quy tắc vùng tốt hơn hẳn USDA, xác định 45 khu vực riêng biệt ở Mỹ, kết hợp các phạm vi nhiệt độ trong tất cả các mùa, lượng mưa, mô hình gió, độ cao, độ dài và cấu trúc mùa sinh trưởng.

Ngoài ra, hệ thống phân loại Koppen có thể được sử dụng như một hướng dẫn tổng quát hơn về điều kiện phát triển khi xem xét các khu vực rộng lớn trên bề mặt Trái Đất hoặc cố gắng so sánh giữa các lục địa khác nhau. Phân loại khí hậu Trewartha thường là một khái niệm thế giới thực rất tốt về khí hậu, mối quan hệ khí hậu với cây và điều kiện phát triển trung bình.

Dự báo biến đổi khí hậu

Những nghiên cứu gần đây cho thấy các vùng độ cứng USDA sẽ dịch chuyển về phía Bắc dựa theo tốc độ biến đổi khí hậu.

Vùng độ cứng Úc

Các vùng độ cứng USDA không được sử dụng ở Úc. Vườn Bách thảo quốc gia Úc The Australian National Botanic Gardens đã nghĩ ra một hệ thống khác phù hợp hơn với điều kiện của Úc. Chúng thấp hơn khoảng 6 đơn vị so với hệ thống USDA. Ví dụ, Zone 3 hệ thống Úc thì tương đương với vùng 9 của USDA. Các zone cao hơn trong hệ thống Úc không có vùng tương đương trong hệ thống USDA.

Có những vấn đề nảy sinh với cách phân loại này: Sự lan rộng của các trạm thời tiết không đủ để đưa ra các vùng rõ ràng và quá nhiều nơi có khí hậu khác nhau được gộp lại là một. Chỉ có 738 trạm của Úc có hồ sơ hơn mười năm (1 trạm cho mỗi 98,491 héc ta hoặc 243,380 mẫu), mặc dù các khu vực đông dân cư hơn thì khoảng cách giữa các trạm gần nhau hơn. Các yếu tố địa phương như khía cạnh, vĩ độ, sự gần biển cũng làm phức tạp vấn đề. Ví dụ, Đỉnh Isa có ba trạm khí hậu có dữ liệu hơn 10 năm. Một cái ở zỏn 4a, 1 cái ở zone 4b, và một cái ở zone 5a. Tương tự như vậy, cư dân Sydney được phân chia giữa 3a và 4b. Hầu hết các thành phố khác có vấn đề tương tự. Các địa điểm khác nhau trong cùng một thành phố phù hợp với các loại cây khác nhau, phát sinh sự khó khăn trong việc vẽ bản đồ hữu ích mà không công bố danh sách các trạm thời tiết và phân loại các vùng của trạm, khiến cho rất khó để tận dụng đúng điều kiện địa phương.

Vùng độ cứng Canada

Các biến khí hậu phản ánh khả năng và tác hại đối với sự tăng trưởng của thực vật được sử dụng để phát triển chỉ số ánh xạ được dùng trong bản đồ độ cứng Canada: Canada’s Plant Hardiness Zones. Chỉ số này xuất phát từ một công thức ban đầu được phát triển bởi Ouellet và Sherk vào giữa những năm 1960.

Công thức là:

Y = −67.62 + 1.734X1 + 0.1868X2 + 69.77X3 + 1.256X4 + 0.006119X5 + 22.37X6 – 0.01832X7

Chú giải:
Y = estimated index of suitability
X₁ = monthly mean of the daily minimum temperatures (°C) of the coldest month
X₂ = mean frost free period above 0 °C in days
X₃ = amount of rainfall (R) from June to November, inclusive, in terms of R/(R+a) where a=25.4 if R is in millimeters and a=1 if R is in inches
X₄ = monthly mean of the daily maximum temperatures (°C) of the warmest month
X₅ = winter factor expressed in terms of (0 °C – X₁)Rjan where Rjan represents the rainfall in January expressed in mm
X₆ = mean maximum snow depth in terms of S/(S+a) where a=25.4 if S is in millimeters and a=1 if S is in inches
X₇ = maximum wind gust in (km/hr) in 30 years.

Thành phố Vùng
Calgary 4a
Edmonton 4a
Halifax 6b
Montreal 6a
Ottawa 5b
Saskatoon 3b
St. John’s 6a
Toronto 7a
Vancouver 8b
Winnipeg 4a
Yellowknife 0a

Đối với các mục đích thực tế, Canada đã áp dụng hệ thống phân loại độ cứng của Mỹ. Phiên bản năm 1990 của USDA Plant Hardiness Zone Map bao gồm cả Canada và Mexico, nhưng đã được loại bỏ vào năm 2012 để tập trung vào Hoa Kỳ và Puerto Rico.

Độ cứng châu Âu

Các vùng đảo Anh

Do ảnh hưởng vừa phải của dòng chảy Bắc Đại Tây Dương đối với khí hậu hàng hải ôn đới của Ailen và Anh, 2 khu vực này có mùa đông ôn hoà hơn so với vị trí phía Bắc. Điều này có nghĩa là các khu vực đố cứng liên quan đến Anh và Ireland khá cao, từ 7 – 10.

Britain and Ireland's hardiness zones
Vùng độ cứng của Anh và Ai-len
  • 7. Ở khu vực người Grampians ở Scotland, Cao nguyên và địa phương ở Southern Uplands, ở vùng Grenines Anh và ở Wales, phần cao nhất ở Snowdonia.
  • 8. Hầu hết ở nước Anh, xứ Wales và Scotland, một phần ở miền Trung Ireland và Snaefell ở Isle of Man.
  • 9. Hầu hết miền Tây và miền Nam nước ANh và xứ Wales, miền Tây Scotland, cũng bao gồm một rìa biển rất hẹp ở bờ biển phía Đông Scotland và đông Bắc nước Anh (trong phạm vi 5km của biển Bắc), London, khu đô thị West Midlands, hầu hết Ai-len và hầu hết Isle of Man.
  • 10. Các khu vực ven biển rất thấp ở phía Tây Nam Ai-len và quần đảo Scilly.

Các zones của USDA không thực sự chuẩn cho khí hậu ở ANh vì nó được thiết kế cho khí hậu lục địa. Mùa hè nước Anh mát mẻ hơn nên cần phải xem xét. Tăng trưởng mới có thể không đủ hoặc không giúp cây chống chọi để sống sót trong mùa đông.

Năm 2012, hiệp hội làm vườn hoàng gia vương quốc Anh United Kingdom’s Royal Horticultural Society đã đưa ra một thang đánh giá độ cứng cho cây, từ H7, độ cứng nhất (chịu được nhiệt độ dưới -20 độ C) đến H1a (lớn hơn 15 độ C). Xếp hạng độ cứng của RHS dựa trên nhiệt độ mùa đông tối thiểu tuyệt đối (tính bằng độ C) thay vì nhiệt độ tối thiểu hàng năm trung bình dài hạn được dùng trong USDA zones.

Scandinavia

Scandinavia nằm ở cùng vĩ độ với Alaska hoặc Greenland, nhưng hiệu ứng từ dòng chảy ấm áp của North Atlantic Current thậm chí còn rõ rệt hơn ở đây so với Anh và Ireland. Có một khu vực rất nhỏ gần Karasjok, Na Uy, thuộc zone 2, không có chỗ nào thuộc vùng Bắc Cực của Scandinavia, nằm dưới zone 3. Quần đảo Faroe, 62 – 63 °N nằm ở zone 8, cũng như bên ngoài Quần đảo Lofoten ở 68 ° N. Tromsø, một thành phố ven biển Nauy ở 70°N, nằm ở zone 7, và thậm chí Longyearbyen, thành phố cực bắc trên thế giới ở 78 ° N, vẫn ở zone 5, Tuy nhiên, tất cả các địa điểm ven biển này đều có một điểm chung, đó là mùa hè lạnh, ẩm ướt với nhiệt độ hiếm khi vượt quá 20 độ C (68 độ F) hoặc 15 độ C (59 độ F) ở Longyearbyen. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đưa các vùng nhiệt vài tài khoản để hiểu rõ hơn về những loại cây có thể hoặc không thể phát triển.

A garden in Simrishamn, southern Sweden.
Một vườn cây ở Simrishamn, nam Thuỵ Điển.

Ở Thuỵ Điển và Phần Lan nói chung, ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, zone 3 nằm phía Bắc của vòng Bắc Cực, bao gồm các thành phố như Karesuando, Pajala, và Rovaniemi. Kiruna là một ngoại lệ chính ở đây, nằm trên một ngọn đồi phía trên bẫy băng giá, nằm ở zone 5. Zone 4 nằm ở khu vực giữa Vòng Bắc Cực và khoảng 64–65°N, với những thành phố như Oulu hay Jokkmokk, zone 5 (phía nam đến 61–62°N) bao gồm các thành phố như Tampere, Umeå, and Östersund. Zone 6 bao gồm miền Nam của lục địa Phần Lan, Thuỵ Điển (phía Bắc 60°N), và cao nguyên Småland xa hơn về phía Nam. Ở đây người ta sẽ tìm thấy các thành phố như Gävle, Örebro, Sundsvall, and Helsinki. Åland Islands, cũng như vùng ven biển phía Nam Thuỵ Điển, cũng như khu vực Stockholm sẽ ở zone 7. Bờ biển phía Tây của Thuỵ Điển (Gothenburg và các vùng phía Nam) có mùa đông đặc biệt ôn hoà và nằm ở zone 7, do đó rất phù hợp với các loài nằm ở vùng cứng cao (ví dụ các loại trong Vườn thực vật Gothenburg), bờ biển phía Đông Nam của Thuỵ Điển có một mùa đông lạnh hơn do không có Gulf Stream.

Trung Âu

Trung Âu là một ví dụ điển hình về sự chuyển đổi từ khí hậu đại dương sang khí hậu lục địa, có thể nhận thấy ngay lập tức khi nhìn vào vùng độ cứng, có xu hướng giảm chủ yếu về phía Đông thay vì phía Bắc. Ngoài ra, các cao nguyên và dãy núi thấp trong khu vực này có tác động đáng kể đến mức độ lạnh trong mùa đông. Nói chung, các khu vực có độ cứng cao khi xem xét vĩ độ của khu vực, mặc dù không cao như ở Shetland Islands ở zone 9 kéo dài đến 60°N. Ở khu vực Trung Âu, các khu vực liên quan giảm từ khu 8 trên bờ biển Bắc Bỉ, Hà Lan và Đức, ngoại trừ một số đảo trong Frisian Islands (đặc biệt là Vlieland và Terschelling), đảo Helgoland và một số đảo ở cửa sông Rhine-Scheldt, nằm ở zone 9, đến zone 5 xung quanh Suwałki, Podlachia trên biên giới viễn đông giữa Ba Lan và Litva. Một số khu vực bị cô lập, khu vực nằm ở trên cao của dãy Anpơ hoặc Carpathian thậm chí có thể xuống zone 3 hoặc 4. Một ví dụ cực đoan về trũng lạnh là Funtensee, Bavaria, nằm ở zone 3 và thậm chí xuống cả zone 2 và 1. Ví dụ đáng chú ý khác là Waksmund, một ngôi làng nhỏ ở Carpathians Ba Lan, thường xuyên đạt tới −35 ° C (−31 ° F) vào những đêm mùa đông khi những khối không khí nặng và lạnh từ các vùng Gorce và Tatra Mountains đổ xuống sườn dốc xuống thung lũng này, tạo ra các cực trị có thể lạnh hơn 10 ° C (18 ° F) so với Nowy Targ hoặc Białka Tatrzańska ở gần đó, hai địa phương thậm chí còn có độ cao lớn hơn. Waksmund ở zone 3b trong khi Kraków gần đó, chỉ cách 80 km (50 dặm) về phía bắc và thấp hơn 300 m (980 ft) ở zone 6a. Những ví dụ này chứng minh rằng địa hình địa phương có thể có ảnh hưởng rõ rệt đến nhiệt độ và do đó, sẽ xác định loài thực vật vào có khả năng sống sót.

Nam Âu

Những cây chỉ thị về khí hậu hay văn hoá cho vùng Nam Âu thường là cây ô liu, không thể chịu được thời gian băng giá lâu nên khu vực trồng trọt của chúng thường khớp các vùng có mùa đông mát. Biển Địa Trung Hải hoạt động như một bộ điều chỉnh nhiệt độ, vì vậy khu vực này thường ấm hơn các phần khác của lục địa; ngoại trừ ở những vùng núi nơi hiệu ứng biển giảm, nó thuộc zone 8 đến zone 10, tuy nhiên, miền nam Balkan (miền núi phía Tây và Đông Serbia, lục địa Croatia và Bulgaria) lạnh hơn vào mùa đông và nằm trong zone 6 cho đến zone 7. Bờ biển Croatia (Dalmatian), Albania và miền bắc Hy Lạp nằm trong khoảng zone 8 – zone 9, cũng như miền trung miền Bắc nước Ý (đồi và một số điểm ở Thung lũng Po tuy nhiên lạnh hơn) và miền nam nước Pháp; Trung tâm Iberia là zone 8 đến zone 9 (một số khu vực vùng cao lạnh hơn một chút). Bờ biển Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Đại Tây Dương, hầu hết Andalusia và Murcia, gần như toàn bộ Cộng đồng Valencian, một phần của Catalonia, Quần đảo Balearic, Tây Nam Sardinia, hầu hết Sicily, miền nam nước Ý và Tây Nam Hy Lạp đều nằm trong zone 10. Các đảo Malta và Lampedusa thuộc zone 11a và vùng phía nam của Tây Ban Nha (Cádiz, Málaga, nơi trồng xoài, bơ hoặc đu đủ được mở rộng) thuộc zone 11a.

Vùng cứng – Hardiness Zone theo thành phố Châu Âu

Thành phố Vùng Thành phố Vùng
Alicante, Spain 10b Almería, Spain 11a
Amsterdam, The Netherlands 8b Antwerp, Belgium 8
Barcelona, Spain 10a Belfast, Northern Ireland 9
Berlin, Germany 7b Bratislava, Slovakia 7b
Birmingham, England 9a Bucharest, Romania 6b
Cádiz, Spain 11a Cardiff, Wales 9
Belgrade, Serbia 8a Copenhagen, Denmark 8a
Dublin, Ireland 9a Düsseldorf, Germany 8
Edinburgh, Scotland 8b Gdańsk, Poland 7
Glasgow, Scotland 8b Hamburg, Germany 8a
Helsinki, Finland 6a Istanbul, Turkey 8b
Kaliningrad, Russia 6 Kiev, Ukraine 6a
Kraków, Poland 6 Lisbon, Portugal 10b
Las Palmas, Spain 12b A Coruña, Spain 10b
Ljubljana, Slovenia 7b London, England 9a
Madrid, Spain 9a Málaga, Spain 11a
Marseille, France 9a Milan, Italy 8b
Minsk, Belarus 5b Moscow, Russia 5a
Munich, Germany 7b Murmansk, Russia 5
Nicosia, Cyprus 10a/10b Oslo, Norway 6a
Simferopol, Ukraine 7a Palma, Spain 10a
Paris, France 8b Poznań, Poland 7a
Prague, Czech Republic 7a Reykjavík, Iceland 8a
Riga, Latvia 6a Rome, Italy 9b
Rovaniemi, Finland 4 Saint Petersburg, Russia 5b
Sarajevo, Bosnia and Herzegovina 7b Santander, Spain 10a
Sicily (Catania, Italy) 10a Simrishamn, Sweden 8a
Sochi, Russia 9 Sofia, Bulgaria 7a
Stockholm, Sweden 6b Strasbourg, France 7
Tallinn, Estonia 6b Tuapse, Russia 8
Tórshavn, Faroe Islands 7-8 Tromsø, Norway 7
Trondheim, Norway 6 Umeå, Sweden 5
Valencia, Spain 10b Valletta, Malta 11a
Vienna, Austria 8a Vilnius, Lithuania 6
Vorkuta, Russia 2 Warsaw, Poland 6b
Wroclaw, Poland 7a Zagreb, Croatia 8a
Zürich, Switzerland 8a Zaragoza, Spain 9b

Khu nhiệt của Hiệp hội trồng trọt Hoa Kỳ AHS

Đây là bảng bổ sung cho USDA Hardiness zones.

Tiêu chí là số ngày trung bình mỗi năm khi nhiệt độ vượt quá 30 độ C (86 độ F). Bản đồ vùng nhiệt AHS dành cho Hoa Kỳ có sẵn trên website của Hiệp hội Làm vườn Hoa Kỳ – American Horticultural Society.

Vùng Từ Đến
1 < 1
2 1 7
3 8 14
4 15 30
5 31 45
6 46 60
7 61 90
8 91 120
9 121 150
10 151 180
11 181 210
12 >210

AHS heat zones cho các thành phố Châu Âu

Thành phố Vùng Thành phố Vùng
Amsterdam, The Netherlands 2 Antwerp, Belgium 2
Belfast, Northern Ireland 1 Berlin, Germany 3
Birmingham, England 2 Bratislava, Slovakia 4
Bucharest, Romania 6 Cardiff, Wales 1
Copenhagen, Denmark 2 Cork, Ireland 1
Derry, Northern Ireland 1 Dublin, Ireland 1
Düsseldorf, Germany 3 Edinburgh, Scotland 1
Gdańsk, Poland 2 Galway, Ireland 1
Glasgow, Scotland 1 Hamburg, Germany 2
Helsinki, Finland 2 Istanbul, Turkey 6
Kaliningrad, Russia 2 Kiev, Ukraine 4
Kraków, Poland 4 Lisbon, Portugal 7
Ljubljana, Slovenia 6 London, England 2
Madrid, Spain 7 Málaga, Spain 7
Marseille, France 7 Milan, Italy 6
Minsk, Belarus 3 Moscow, Russia 2
Munich, Germany 3 Murmansk, Russia 1
Nicosia, Cyprus 9 Oslo, Norway 2
Oulu, Finland 1 Palma, Spain 8
Paris, France 3 Perm, Russia 3
Prague, Czech Republic 3 Reykjavík, Iceland 1
Riga, Latvia 2 Rome, Italy 7
Rovaniemi, Finland 1 Saint Petersburg, Russia 2
Sarajevo, Bosnia and Herzegovina 5 Santander, Spain 3
Simrishamn, Sweden 1 Sochi, Russia 6
Sofia, Bulgaria 6 Stockholm, Sweden 2
Strasbourg, France 4 Tallinn, Estonia 2
Tuapse, Russia 7 Tórshavn, Faroe Islands 1
Tromsø, Norway 1 Trondheim, Norway 1
Umeå, Sweden 1 Vienna, Austria 4
Vilnius, Lithuania 2 Vorkuta, Russia 1
Warsaw, Poland 3 Zürich, Switzerland 4

Châu Phi

Châu Phi có 05 vùng khí hậu trồng trọt

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Fernald, M. L. (1927). Rehder, Alfred (ed.). “Rehder’s Manual of Cultivated Trees and Shrubs”. Rhodora29 (339): 48–51. JSTOR 23298457.
  2. ^ Wyman, Donald (1938). Hedges, Screens & Windbreaks: Their Uses, Selection and Care. McGraw-Hill.
  3. Jump up to:a b “History of Plant Hardiness Zone Maps – The Rest of the Story”Plant Delights Nursery. Retrieved 2018-06-03.
  4. ^ Del Tredici, Peter (1990). “The New USDA Plant Hardiness Zone Map” (PDF)Arnoldia50 (3): 16–20 – via Harvard University.
  5. ^ “USDA Hardiness Zone Map”. American Horticultural Society. Archived from the original on 8 December 2017. Retrieved 8 December 2017.
  6. ^ “New arborday.org Hardiness Zone Map reflects warmer climate : Latest hardiness zones, based on most current temperature data available, suggest up-to-date choices for best trees to plant”Archived from the original on 2007-12-28. Retrieved 2007-12-27.
  7. ^ “USDA Plant Hardiness Zone Map, 2012”Agricultural Research Service. U.S. Department of Agriculture. Archivedfrom the original on 24 October 2017. Retrieved 7 December2017.
  8. Jump up to:a b “What’s New | USDA Plant Hardiness Zone Map”Agricultural Research Service. U.S. Department of Agriculture. Archived from the original on 19 October 2017. Retrieved 7 December 2017.
  9. Jump up to:a b “About | USDA Plant Hardiness Zone Map”planthardiness.ars.usda.gov. Retrieved 2018-06-03.
  10. ^ “History of USDA Hardiness Zones”www.weekendgardener.net. Retrieved 2018-06-03.
  11. ^ “7a” areas not part of downtown Washington
  12. ^ McKenney, Daniel W.; Pedlar, John H.; Lawrence, Kevin; Campbell, Kathy; Hutchinson, Michael F. (2007-12-01). “Beyond Traditional Hardiness Zones: Using Climate Envelopes to Map Plant Range Limits”. BioScience57 (11): 929–937. doi:10.1641/B571105ISSN 1525-3244.
  13. ^ Sunset National Garden Book. Sunset Books Inc. Menlo Park, California (1997)
  14. ^ Parker, Lauren E.; Abatzoglou, John T. (2016). “Projected changes in cold hardiness zones and suitable overwinter ranges of perennial crops over the United States”Environmental Research Letters11 (3): 034001. doi:10.1088/1748-9326/11/3/034001ISSN 1748-9326.
  15. ^ “Plant Hardiness Zones for Australia”Archived from the original on 2010-12-10. Retrieved 2010-11-11.
  16. Jump up to:a b “Natural Resources Canada – Plant Hardiness of Canada”Natural Resources Canada – Plant Hardiness of Canada. Government of Canada. Archived from the original on 29 June 2006. Retrieved 7 April 2018.
  17. ^ Ouellet, C.E., Sherk, L.C. 1967a. Woody ornamental plant zonation I. Indices of winter hardiness. Can J. Plant Sci. 47:231–238.
  18. ^ Ouellet, C.E., Sherk, L.C. 1967b. Woody ornamental plant zonation. II. Suitability indices of localities. Can J. Plant Sci. 47: 339–349.
  19. ^ Ouellet, C.E., Sherk, L.C. 1967c. Woody ornamental plant zonation III. Suitability map for the probable winter survival of ornamental trees and shrubs. Can J. Plant Sci. 47: 351–358.
  20. Jump up to:a b Martin Crawford (2010). Creating a forest garden : working with nature to grow edible crops. Green Books. p. 13. ISBN 9781900322621.
  21. Jump up to:a b “RHS hardiness rating”RHS hardiness rating. Royal Horticultural Society. Archived from the original on 25 September 2016. Retrieved 24 September 2016.
  22. ^ “Denmark Interactive Plant Hardiness Zone Map”www.plantmaps.comArchived from the original on 11 October 2017. Retrieved 1 May 2018.
  23. ^ “Archived copy”Archived from the original on 2016-03-05. Retrieved 2015-06-09.
  24. ^ “Hardiness zone – Gardenology.org – Plant Encyclopedia and Gardening wiki”. Gardenology.org. Archived from the original on 2012-10-03. Retrieved 2012-10-13.
  25. ^ “Europa Hardiness zone map”. Backyardgardener.com. Archived from the original on 2012-08-15. Retrieved 2012-10-13.
  26. ^ “Hardiness Zones”. Havlis.cz. Archived from the original on 2012-05-04. Retrieved 2012-10-13.
  27. ^ “AHS Plant Heat Zone Map”. American Horticultural Society. Archived from the original on 2017-05-16. Retrieved 2017-05-26.
  28. ^ PlantZAfrica 2016Horticultural Zones

Link ngoài

0988110300
chat-active-icon