Video: Ryan Neil nói về tầm quan trọng của đất trồng trong Bonsai cùng ưu điểm Akadama

Video: Ryan Neil nói về tầm quan trọng của đất trồng trong Bonsai cùng ưu điểm Akadama

Bài dịch của Lê Đức Thiện – Bonsaininhbinh

Hình ảnh
Tên
Quốc gia
Giới thiệu nhanh
Xem thêm
Ryan Neil

Ryan Neil, sinh ra tại Portland, Oregon, USA là một thiên tài sáng tạo Bonsai. Anh là tiên phong cho Bonsai không theo quy tắc và được mệnh danh "chàng trai Bonsai triệu đô"

Trong clip này Ryan Neil nói tới tầm quan trọng của đất trồng, các tính chất mà đất cần có, và ưu điểm của Akadama. Tuy một số người có thể có ý kiến khác, nhưng ở đây chỉ đưa lên ý kiến nguyên văn của tác giả, mời các bạn bình luận.

Thay đất và tưới nước là hai điểm quan trọng nhất trồng bonsai.

Lý do thay đất:

  • 1. Đổi kiểu dáng
  • 2. Đất không còn thấm nước tốt
  • 3. Đất phân hủy quá nhiều, không còn là điều kiện thích hợp cho rễ

Khi thay đất, ta muốn đạt được những điểm sau:
1. Tạo sự cân bằng giữa nước và không khí (sự cân bằng này là yếu tố cơ bản cho hệ miễn dịch của cây, vì hệ miễn dịch/sức của cây bắt đầu từ hệ rễ và rễ mạnh để cung cấp dưỡng chất cho cây chỉ khi có sự cân bằng trên)

Ta tạo sự cân bằng qua 2 cách: Hỗn hợp đất, và kích thước hạt đất (1/16” – ¼”)

Hỗn hợp đất cần những điều sau:

  • 1. Cần giữ nước
  • 2. Cần thoáng khí
  • 3. Cần giữ dưỡng chất (Cation-exchange capacity (CEC)) mà phân hữu cơ khi phân hủy tạo ra.

Những hợp chất trồng phân hủy quá nhanh sẽ làm mất sự cân bằng trên, tạo sự ứ nước và ít thoáng khí, dẫn đến suy yếu bộ rễ. Đó là lý do ta trồng bonsai bằng hạt chất vô cơ.

“Shin” (Tâm rễ của cây, Vùng X) là vùng rễ nằm ngay dưới bộ đế/thân của cây. Tâm rễ là vùng mấu chốt của sự phân nhánh, của sự phục hồi hệ rễ, và của hệ miễn dịch cây.

Khi ta thay đất, vùng đầu tiên rể mọc đến sẽ là thành chậu(vì có nước, không khí và ấm áp), kế đến là đáy chậu, và cuối cùng là vùng tâm rễ (vì vùng này nằm ngay dưới đế thân, sẽ khô và ướt thất thường do ta không thể trực tiếp tưới đến). Vùng tâm rễ chỉ có thể nhận nước qua sự thẩm thấu từ vùng xung quanh chậu và đáy chậu. Do đó, ta cần trợ giúp rễ vùng này qua cách sử dụng kích cỡ và hỗn hợp hạt thích hợp, và tạo sự thông thoáng trong đất trồng. Tạo được hễ rễ chằng chịt ở vùng này là điểm mấu chốt của một cây bonsai.

Các bước để tạo “Shin” vô chậu Bonsai từ một cây phôi/ cây cảnh từ vườn: (6-8 năm để tạo vùng tâm rễ)

  • 1. Cắt giảm hệ rễ ít nhất có thể để cho vào vừa chậu, và chỉ thay một ít đất mới ở xung quanh chậu.
  • 2. Sau vài năm, rễ sẽ chiếm cứ thành và đáy chậu vì là nơi thích hợp (cân bằng giữa nước/ko khí), rễ ở vùng tâm rễ vì bí sẽ mất dần đi.
  • 3. Lúc này ta sẽ lại thay đất, nhưng sẽ cố giữ rễ ở vùng thành và đáy chậu. Thay vào đó ta sẽ moi hết đất cũ ở vùng tâm rễ ra và thay vào đất thích hợp để rễ có thể phát triển ở vùng này.
  • 4. Đến lần thay đất kế tiếp, ta đã có thể thay đất bình thường vì vùng tâm rễ đã được thiết lập để chu cấp cho cây.

Akadama (AK) là chất trồng hội đủ các ưu điểm trên. AK có thể nở ra khi ướt và thu lại khi khô mà không chia/nứt ra thành những hạt nhỏ, nhờ cấu tạo dạng ống (tubular) đặc biệt của nó. Và nhờ cấu tạo trên, mà rễ con có thể mọc xuyên qua hạt AK. Điều này sẽ dẫn đến việc hạt AK vỡ ra, và khoảng trống được thay bằng rễ. Sự phân hủy do tác lực của rễ trên sẽ không làm mất cân bằng giữa không khí/nước, và còn tạo ra một hệ rễ con chi chít. Nhiều rễ con thì cây hút được tốt nước và dưỡng chất, từ đó có thể cung cấp đầy đủ cho hệ cành lá chi chít ở trên mặt đất phát triển.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon