Gặp gỡ chàng trai bán cây Bonsai mini triệu đô Ryan Neil (bài phỏng vấn của Jane Keltner de Valle 2/5/2017)

Gặp gỡ chàng trai bán cây Bonsai mini Triệu Đô Ryan Neil (bài phỏng vấn của Jane Keltner de Valle 2/5/2017)

Thoạt nhìn, Ryan Neil không giống như một hình dáng kiểu mẫu của một bậc thầy cây Bonsai. Anh ấy trẻ, người Mỹ, da trắng, với vẻ ngoài đẹp trai như một Tom Brady. Nhưng ngoại hình có thể dễ gây lừa dối. Neil, người lớn lên ở Colorado và lần đầu nhìn thấy cây Bonsai ở một hội chợ của hạt, đã bắt đầu nghề chơi lắm công phu này ở tuổi 12, học về làm vườn tại Cal Poly San Luis Obispo, sau đó học nghề tại Nhật Bản, dưới sự dìu dắt của huyền thoại Masahiko Kimura. Những cái cây ghồ ghề của miền Tây hoang dã cuối cùng đã vẫy gọi anh trở lại, và anh đã mở ra Bonsai Mirai ở Oregon vào năm 2010. Kể từ đó, anh trở thành một trong những nghệ sĩ Bonsai đáng kính nhất trong thời đại chúng ta, giúp cho khách hàng trở nên sành điệu hơn với những tác phẩm tuyệt đẹp, và những tác phẩm thậm chí còn đẹp hơn đã được trưng bày ở các địa danh nổi tiếng, ví dụ Bảo tàng Nghệ thuật Portland.

Tôi ngồi xuống với Neil để tìm hiểu về gốc rễ của mọi vấn đề liên quan Bonsai, bao gồm cả việc tại sao những cây của anh ý có giá cao khủng khiếp như vậy.

Architectural Digest (AD): Anh lớn lên ở Colorado, nơi mà chẳng ai nghĩ phù hợp để chơi Bonsai. Bạn nghĩ sao về việc này?

Ryan Neil (RN): Khi tôi 12, tôi đã ở một hội chợ của hạt và tôi đã thấy mọi người mua cây Bonsai từ một gian hàng. Tôi giống như, oh my god, người bình thường có thể làm được điều này!!!! Vì vậy tôi đã đi đến thư viện và kiểm tra mọi cuốn sách nói về Bonsai. Tôi đã thấy [người thầy tương lai của tôi] Mr Kimura và các tác phẩm của ngài ở một tạp chí (lúc đó nó khá là cao cấp so với trình độ hiểu biết của tôi). Ngài đã đưa rất nhiều chất lượng, trí não vào các tác phẩm, vì vậy kể từ đó, mục tiêu của tôi chỉ là làm sao đến được vườn cây của ngài và được học việc ở đó.

Neil on the grounds of Bonsai Mirai.
Neil trong vườn Bonsai Mirai. Photo: Chris Hornbecker

AD: Cuối cùng anh cũng đã thực hiện được?

RN: Đúng, nhưng nghiên cứu đầu tiên của tôi đã dẫn tôi đến một quý ông ở Denver tên là Harold Sasaki, người cũng có một vườn cây Bonsai. Ông ấy chơi chủ yếu các loại cây lùn, còi cọc được thu lượm tại khu vực Rocky Moutains. Đó là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc những nguyên vật liệu có tuổi đời từ 200 – 500 năm và chúng lùn một cách tự nhiên do mọc trên đá trong môi trường hạn chế, khắc nghiệt. [Sasaki] là người biết cách thu lượm một cách trung thực, tôn trọng và có trách nhiệm, và sau đó biết cách tạo dáng, xử lý để chúng có những thế tuyệt đẹp. Tôi bắt đầu học với ông ấy một ngày một tháng. Tôi sẽ lái xe 3 tiếng qua Rockies vào thứ Tư sau giờ học và đi chơi với ông ấy. Sau đó tôi sẽ lái xe về nhà.

Sau đó tôi đã đi đến Nhật Bản và học việc với Mr. Kimura, người được coi là cha đẻ của Bonsai hiện đại. Ngày đã thực sự thay đổi bộ mặt của Bonsai vốn được coi là một bộ môn truyền thống, giúp nó chuyển mình thành một bộ môn nghệ thuật sáng tạo, tân tiết mà thế giới đang nhìn nhận hiện nay. Tôi cho rằng tôi không phải là người hiểu biết vượt trội về văn hoá châu Á. Tôi không đến Nhật Bản vf yêu Nhật Bản. Tôi đến đó vì tôi yêu Bonsai và đó là nơi tốt nhất để học hỏi về nghệ thuật này.

Limber Pine.
Limber Pine. – Photo: Courtesy of Bonsai Mirai

AD: Bonsai đã nói gì với anh?

RN: Là một người đam mê Bonsai, tôi đã thấy nó là một hình thức nghệ thuật cao hơn và là một phương tiện để bàn luận cùng xã hội, các vấn đề xã hội và mối liên quan đến môi trường của chúg ta. Bonsai là một bộ môn nghệ thuật cũng như thực hành vô cùng rộng mở về mặt lý luận. Những gì nói với tôi là hãy thu thập những cây cổ lão bệnh tàn khỏi môi trường cằn cỗi khắc nghiệt, cố gắng tạo ra một hình dáng bản địa và hình dạng tinh tuý, khiến cho chúng có thể dễ dàng được nhận ra là cây đến từ khu vực hoặc môi trường nào đó.

AD: Đại bản doanh của anh nằm ở Oregon, bên ngoài Portland. Tại sao anh lại chọn địa điểm này?

RN: Ở Mirai, chúng tôi có những cây có tuổi đơn lên đến 2000 năm tuổi. Đây là những ví dụ đặc biệt, nhưng có một phạm vi rộng bằng sân bóng gồm các cây 200 – 600 tuổi. Chúng đều là các loài bản địa của miền Tây nước Mỹ. Tôi và bố tôi đã bắt đầu đi đến khu Rockies khi tôi học cấp 3, tìm nguyên liệu, và đã thu thập chúng một cách bền vững và có trách nhiệm. Một trong những lợi thế lớn nhất tôi có được khi tôi đến Nhật Bản để học việc là tôi đã bắt đầu được làm việc với những cây ngoài tự nhiên. Tôi đã đến đó để tìm hiểu cách tiếp cận của người Nhật đối với nghệ thuật Bonsai, đó là một môn học khá khuôn mẫu và bạn phải cố gắng để đạt đến sự hoàn hảo trong tác phẩm. Đối với tối, điều này không đại diện cho sắp xếp phong cảnh kiểu Mỹ hoặc với các loài thực vật mà tôi làm việc cùng.

Rocky Mountain Juniper.
Rocky Mountain Juniper. – Photo: Courtesy of Bonsai Mirai

AD: Anh đã đang sưu tầm các cây cho riêng mình?

RN: Có cả một cộng đồng xung quanh tôi. Chúng tôi có học viên từ 17 quốc gia và khách hàng ở hầu hết các bang của Mỹ. Tôi bắt đầu tìm người giúp mình sưu tầm cây hơn là tự mình đi tìm. Tôi bắt đầu tìm kiếm những thợ làm gốm và những thợ mộc có thể tạo ra những nền tảng mà tôi có thể biểu diễn cây bonsai trên đó.

AD: Bạn muốn thể hiện điều gì qua các tác phẩm của mình?

RN: Mục đích của tôi là tạo ra các tác phẩm mà bạn đi qua và không thể không để ý. Tôi muốn mọi người có phản hồi. Cho dù là họ ghét hay yêu nó, ít nhất là họ cũng không phớt lờ. Đạo đức thiết kế của tôi là đẩy mức độ bất cân xứng đến mức gợi lên cảm xúc hoặc sự khó chịu, hoặc tạo ra sự phấn khích trong năng lượng thiết kế buộc mọi người phải phản ứng và thừa nhận tác phẩm. Khi bạn đẩy thông điệp này đi tất nhiên bạn sẽ có nhiều thất bại, dù là lỗi cấu trúc cây hay lỗi thiết kế. Nhưng bằng cách đẩy những ranh giới bên ngoài này, tôi nghĩ chúng ta có thể tinh chỉnh đến mức độ lớn cách chúng ta tồn tại bên trong cuộc thám hiểu tạo ra cảm xúc và năng lượng cũng như thiết kế. Nhưng cũng đi theo dòng đó, chúng tôi vẫn duy trì tính toàn vẹn của nó. Những thay đổi theo thời gian không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi, đó là điều khiến cho việc tạo ra bonsai thật đặc biệt.

Neil pruning one of his bonsai trees.
Neil pruning one of his bonsai trees. – Photo: Arthur Hitchcock

AD: Và làm sao anh định giá được cây của mình, tại sao là 2,500 USD hoặc 750,000 USD?

RN: Tôi thực sự đang làm việc với một giáo sư kinh tế tại đại học Missouri về việc có nên phát triển một thuật toán có thể tính toán giá trị dựa trên các tiêu chí và danh mục cụ thể hay không. Những cây bán với giá cao có đặc tính giá trị cao nhất của loài đó và sở hữu những dáng thế đẹp nhất, và công sức thời gian đầu tư cũng đã phát huy tối đa khả năng thẩm mỹ của tác phẩm để nó trở nên hấp dẫn, đẹp mắt nhất có thể. Và sau đó các chậu gốm sứ cũng được định giá tương tự. Chúng tôi có những chậu gốm trị giá từ 15000 USD – 20000 USD.

AD: Khách hàng của anh là những người thế nào?

RN: Danh sách khách hàng của tôi bắt đầu trở nên cực kỳ độc quyền, nhưng chúng tôi đã ký những thoả thuận không tiết lộ danh tính. Chúng tôi sống ở quốc gia Amazon, Microsoft, Nike, Adidas, William Kennedy, vì vậy danh sách khách hàng khá phong phú. Chúng tôi có sự kết nối mạnh mẽ ở Floria, New York, Texas, và Bay Area, Tất cả các cây chúng tôi bán là những loài cây vốn sống hoàn toàn ngoài trời (outdoors). Tôi có một khách hàng sống ở Manhattan trong một toà nhà I.M. Pei, và anh ấy có những chiếc kệ bằng đá cẩm thạch đối diện với một cửa sổ bằng kính được làm mờ. Vì vậy, có những khách hàng gặp tình huống buộc phải trồng cây Bonsai này trong nhà (indoors), và thú thật điều này vô cùng thách thức. Chúng tôi cuối cùng cũng tìm được giải pháp thiết kế không gian có tổ chức để giải quyết tốt vấn đề này.

Vine Maple.
Vine Maple. – Photo: Courtesy of Bonsai Mirai

AD: Điểm khác biệt giữa các cây Bonsai nội thất và các cây còn lại?

RN: Thông thường, khi bạn nhìn thấy cây cối trong nhà, thì đó là những cây nhiệt đới ngoài thiên nhiên, như Đa Ficus, schefflera hoặc cây hướng đến những môi trường ánh sáng thấp. Những cây chúng tôi làm việc cùng khác đến 180 độ. Chúng là những cây phụ thuộc vào mức độ cực cao của ánh sáng cực tím, như juniper hay hemlocks. Những cây đó cần một mức độ ánh sáng cao hơn để tồn tại và chúng cũng cần trải qua việc thích nghi sự biến động nhiệt độ.

AD: Có một sự hồi sinh thực sự đối với các loại cây trồng trong chậu gần đây, đặc biệt là Bonsai và các loại cây mọng nước. Anh nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi nghĩ phong trào mà chúng ta đang chứng kiến thể hiện sự giác ngộ cũng như kết nối của con người đối với môi trường xung quanh. Chúng ta bắt đầu thích những loại cây sống lâu, khoả mạnh. Thay vì việc chơi những loại cây có thời gian và cuối cùng cũng bỏ đi (như hoa cắm), nhu cầu được chơi lâu dài với cây như một tác phẩm nghệ thuật đã tăng cao. Mọi người bắt đầu xem xét đến việc biến đổi trực tiếp môi trường sống, làm việc thành không gian có thể đạt trạng thái cân bằng tốt hơn trong cuộc sống. Những lợi điểm chúng ta nhìn thấy so với việc nuôi thú cưng là chơi cây, chơi bonsai rất yên tĩnh, không phản hồi, không bừa bãi, không xô bồ, vẫn là những sinh vật sống và vẫn cung cấp những thông tin phản hồi, cho phép bạn tham gia, chỉ cần chậm lại một phút.

Toàn bộ ý tưởng trồng một cái gì đó không phải để làm giảm vai trò của bạn trong mối quan hệ này, mà là tối đa hoá vai trò, bạn sẽ phải có một nghĩa vụ với một thực thể sống khác.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon