Tiêu điểm Bonsai: Cây Tuyết Tùng Xanh Atlas – The Blue Atlas cedar (Cedrus atlantica Glauca Group)

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (08/08/2021)
Cây Tuyết Tùng Blue Atlas năm 2012, chậu do Sara Rayner thiết kế và tạo ra
Cây Tuyết Tùng Blue Atlas năm 2012, chậu do Sara Rayner thiết kế và tạo ra

“Cặp đôi quyền lực” được định nghĩa là một cặp hai người đều có ảnh hưởng hoặc đều có thành công độc lập.

Cây Tuyết Tùng Blue Atlas (Cedrus atlantica Glauca Group) được giới thiệu trong chuyên mục lần này đã được tặng cho Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia (National Bonsai & Penjing Museum) bởi một cặp đôi quyền lực nổi tiếng trong giới Bonsai và giới làm vườn: Frederic và Ernesta Ballard.

Ernesta Ballard, một nhà làm vườn nổi tiếng và nhà hoạt động vì nữ quyền, trước đây từng sở hữu một công ty kinh doanh cây cảnh trong nhà nhỏ. Cô đã tạo được danh tiếng trong cộng đồng Philadelphia và được mời trưng bày tác phẩm của mình tại Triển lãm hoa Philadelphia (Philadelphia Flower Show) nổi tiếng, tổ chức bởi Hiệp hội Làm vườn Pennsylvania (PHS, Pennsylvania Horticultural Society). Ernesta đã giành được giải thưởng cao nhất cho tác phẩm của mình và cuối cùng cô ấy đã được đề cử vào vị trí giám đốc điều hành của PHS.

Trong vai trò mới của mình, Ernesta đã làm sống lại sự kiện, phát triển sự kiện này thành một trải nghiệm mang tính giáo dục với sự tham gia nhiều hơn và là một trong những show trình diễn hoa hàng đầu trong nước. Khi sự kiện lấy lại được lực kéo và thu được nhiều tiền hơn, Ernesta đã sử dụng một phần quỹ để thành lập chương trình Philadelphia Green, chương trình này đã biến những khu đất trống thành vườn hoa và rau.

Đồng thời, bà được biết đến với tư cách là “mẹ đỡ đầu của nữ quyền Philly” vì đã vận động cho Tu chính án Quyền Bình đẳng (Equal Rights Amendment) và thành lập các chi hội địa phương của các nhóm như Tổ chức Quốc gia cho Phụ nữ (National Organization for Women). Ernesta cũng đã viết hai cuốn sách: Garden In Your House (1958) và The Art of Training Plants (1962).

TRÁI: John Naka đã tạo ra bản phác thảo này khi Fred Ballard thuê ông làm nhà tư vấn cho tác phẩm. Bản phác thảo đã được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Bonsai Hoa Kỳ (Journal of the American Bonsai Society). Ballard cũng đã viết một bài báo nói về tầm quan trọng của việc có người phê bình cây của bạn và cảm giác khi làm việc với Naka.  RIGHT: Cây Tuyết Tùng Blue Atlas năm 1990
TRÁI: John Naka đã tạo ra bản phác thảo này khi Fred Ballard thuê ông làm nhà tư vấn cho tác phẩm. Bản phác thảo đã được đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Bonsai Hoa Kỳ (Journal of the American Bonsai Society). Ballard cũng đã viết một bài báo nói về tầm quan trọng của việc có người phê bình cây của bạn và cảm giác khi làm việc với Naka.  RIGHT: Cây Tuyết Tùng Blue Atlas năm 1990

Frederic Ballard đã yêu thích Bonsai nhờ ảnh hưởng của Ernesta và bị cuốn hút vào nghệ thuật này đến nỗi ông từng là một trong những giám đốc đầu tiên của Tổ Chức Bonsai Quốc gia (National Bonsai Foundation) và được bổ nhiệm làm chủ tịch NBF thứ hai vào năm 1990. Cả Fred và Ernesta đều là thành viên sáng lập của Cộng Đồng Bonsai Mỹ (American Bonsai Society).

The Ballards đã mua Cây Tuyết Tùng Blue Atlas đặc trưng khi nó mới chỉ là một chồi non từ Vườn ươm Monrovia (Monrovia Nurseries) ở California vào khoảng năm 1960. Cây non được định nghĩa là một cây cảnh, đặc trưng của loài này, nhưng với sự hướng dẫn từ bậc thầy cây cảnh Yuji Yoshimura, cặp đôi đã đào tạo nó thành cây Bonsai kiểu thác đổ. Bậc thầy về cây cảnh John Naka đã giúp Ballards phát triển phần đỉnh của cây Tuyết Tùng.

Cây Tuyết Tùng Xanh Atlas có nguồn gốc từ vùng núi Atlas ở Maroc. Chức năng phổ biến của chúng là cây cảnh quan, có nghĩa là loài chịu hạn và chịu nhiệt. Nhưng Giám tuyển Bảo tàng Michael James cho biết cây Tuyết Tùng này sẽ trở nên cần nước nhiều hơn khi nó được chuyển sang chậu và việc chú ý đến nhu cầu nước của nó là rất quan trọng.

James nói: “Rất nhiều lần với Bonsai, bạn có thể đưa ra những giả định sai lầm khi nghĩ xem những cây này mọc ở đâu và áp dụng những điều kiện đó cho chậu cây. Nhưng nó không hoạt động theo cách đó khi rễ bị bó chặt trong chậu. Nó cần rất nhiều nước”.

Lượng nước mà cây Tuyết Tùng yêu cầu sẽ phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ trong điều kiện trồng trọt của nó, nhưng James cho biết nhân viên Bảo tàng làm việc ở vùng khí hậu của Washington, D.C. thường xuyên tưới cây Tuyết Tùng Blue Atlas của Ballard hai lần một ngày vào mùa hè.

Ông nói thêm rằng việc chống lại sự cám dỗ cắt bớt chồi của cây Tuyết Tùng quá sớm và để cây dài ra khi phát triển trong suốt mùa xuân sẽ cho phép cây tích luỹ năng lượng. James cho biết những cây như cây Tuyết Tùng Blue Atlas thậm chí có thể được hưởng lợi từ việc không cắt cành lâu khi cây vào trạng thái ngủ đông.

Ông nói: “Loại cây Tuyết Tùng này là một loài sinh trưởng mạnh mẽ, vì vậy những chồi mới đó vào mùa xuân sẽ nhanh chóng mọc ra khỏi vòm cây. Nhưng điều này tốt cho sức khỏe của cây trước sự cắt tỉa và có thể giúp rễ xây dựng sức mạnh thông qua các tán lá tăng lên.”

Cây Tuyết Tùng này có thể được tìm thấy trong danh sách các cây ở Bắc Mỹ của Bảo tàng. Ballards đã tham gia vào việc động thổ cho khu trưng bày John Y. Naka North American Pavilion và rửa tội cho bộ sưu tập bằng cây tuyết tùng Blue Atlas tuyệt đẹp của họ.

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY!!!

0988110300
chat-active-icon