Tiêu điểm Bonsai: Cây Bách Xù Sargent (Sargent junipers, Juniperus chinensis var. sargentii) làm cảm hứng tạo ra LOGO của NBF

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (08/08/2021)

Tiêu điểm Bonsai: cây Bách Xù Sargent (Sargent junipers, Juniperus chinensis var. sargentii) làm cảm hứng tạo ra LOGO của NBF

Cây Bách Xù Sargent, được chụp bởi Stephen Voss cho Báo cáo thường niên của Tổ Chức Bonsai Quốc gia (National Bonsai Foundation Annual Report) năm 2019
Cây Bách Xù Sargent, được chụp bởi Stephen Voss cho Báo cáo thường niên của Tổ Chức Bonsai Quốc gia (National Bonsai Foundation Annual Report) năm 2019

Bạn đã bao giờ tự hỏi logo của National Bonsai & Penjing Museum (Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia) ra đời như thế nào chưa?

Trong chuyên mục tiêu điểm Bonsai lần này, bạn sẽ biết câu chuyện đằng sau một trong những cây Bách Xù Sargent của chúng tôi. Juniperus chinensis var. sargentii, được gọi là cây Bách Xù Shimpaku ở Nhật Bản. Mặc dù cây này đáng chú ý bởi vị trí của nó trong số 53 cây Bonsai đầu tiên tạo nên bộ sưu tập Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia vào năm 1976, nó cũng là nguồn cảm hứng cho biểu trưng (LOGO) của Bảo tàng!

Lịch sử của cây Bách Xù Sargent

Cây Bách Xù là một yamadori, có nghĩa là nó khởi đầu từ một cây được thu thập từ tự nhiên. Cây đến từ Itoigawa, tỉnh Niigata của Nhật Bản. Nhà tài trợ Kenichi Oguchi, người điều hành một vườn ươm Bonsai nổi tiếng với những cây Bách Xù được tạo dáng đẹp mắt ở thành phố Okaya lân cận, bắt đầu huấn luyện cây vào năm 1905. Các nhân viên của Oguchi đã đến thăm Bảo tàng vào năm 1977 để trình bày cách sử dụng hệ thống đi dây để duy trì hình dáng của cây Bách Xù.

Giám tuyển Bảo tàng Michael James cho biết cây Bonsai thường phát triển nhanh hơn hoặc có thể không phù hợp với phong cách của các chậu cây ban đầu của họ, nhưng cây Bách Xù Sargent đã sống trong cùng một chiếc chậu cổ của Trung Quốc kể từ khi nó được tặng. Anh cho biết kiểu dáng của cây Bách Xù này là đại diện tuyệt vời của trải nghiệm cây Bách Xù sinh trưởng tự nhiên, đặc biệt là ở vùng đất xung quanh Itoigawa, quê hương của một số nguyên liệu yamadori Bách Xù được đánh giá cao nhất ở Nhật Bản.

Bob Drechsler, người phụ trách đầu tiên của Bảo tàng, đang đi dây cây Bách Xù với hai nhân viên của Kenichi Oguchi vào năm 1977
Bob Drechsler, người phụ trách đầu tiên của Bảo tàng, đang đi dây cây Bách Xù với hai nhân viên của Kenichi Oguchi vào năm 1977

Cây cối ở vùng Niigata mọc dọc theo các vách đá và vùng núi, chịu nhiều tuyết và gió lớn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt buộc cây Bách Xù phải tự uốn cong, điều này được phản ánh qua cách mà nhân viên Bảo tàng đã huấn luyện những cành cây Bách Xù Sargent này để hài hòa với các phần “shari” hoặc phần gỗ chết trên thân cây, James nói.

“Khi đào tạo một cây Bách Xù hoặc cây Bonsai, nếu bạn làm theo hướng dẫn, các nhánh thường tỏa ra từ thân cây.” Anh nói. “Nhưng trong tự nhiên, các nhánh của chúng gấp khúc như những dải băng xếp chồng lên nhau. cây Bách Xù Sargent cũng có thói quen gò bó những tán lá của nó để tạo ra hình dáng như những đám  mây. ”

Một câu chuyện về sự tái sinh

Vào những năm 1980 và 90, cây Bách Xù Sargent bắt đầu trải qua giai đoạn chết dần chết mòn một cách bí ẩn. Cuối cùng, một người phụ trách đã xác định được nguyên nhân: Một loại sâu bệnh có tên là dòi đục quả bách xù (the Juniper Twig Girdler) – ấu trùng của một loài bướm đêm nhỏ – đã ăn dần các cành của cây Bonsai này mỗi năm, từ từ giết chết các bộ phận của cây cho đến khi đỉnh cây chết hoàn toàn vào năm 1998.

James cho biết: “Trong tự nhiên, loài sâu bệnh này không gây hại quá nhiều đến cây Bách Xù vì cây cùng lắm chỉ rụng một vài nhánh nhưng vẫn khoẻ mạnh và vẫn sống sót. Nhưng khi nó là một cây Bonsai nhỏ, loài sâu này thực sự là mối nguy hại.”

Ông nói, ấu trùng chôn mình trong những lỗ nhỏ dưới vỏ cây, không thể xử lý bằng thuốc diệt côn trùng. Những người quản lý đã cố gắng bảo vệ cây bằng các biện pháp như lồng có lưới che, nhưng phương pháp hiệu quả nhất là sử dụng kính lúp để tìm các lỗ và dùng tăm xỉa răng để loại bỏ ấu trùng.

Trái: cây Bách Xù năm 1998 sau khi mất đỉnh do sâu bện. | Phải: cây Bách Xù năm 2019 với tán lá và cành khỏe mạnh
Trái: cây Bách Xù năm 1998 sau khi mất đỉnh do sâu bện. | Phải: cây Bách Xù năm 2019 với tán lá và cành khỏe mạnh

Sau khi nhân viên của Bảo tàng phát hiện ra cách làm thế nào để chống lại sâu bệnh, cựu Giám đốc Bảo tàng, gần đây đã nghỉ hưu, Đồng chủ tịch Quỹ Bonsai Quốc gia Jack Sustic đã chỉnh sửa lại cây để tạo ra một đỉnh mới và cây đã khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

James cho biết: “Ngay cả cho đến ngày nay, loài bướm đêm đó vẫn quay trở lại cây này hàng năm và thường chỉ đến cây này. Nhưng khi ấu trùng được phát hiện sớm, kiểm tra cẩn thận thì cành cây sẽ không còn bị hỏng nữa”.

Sự phát triển của logo NBF
Sự phát triển của logo NBF

LOGO (Biểu trưng) của Bảo tàng, được tạo ra cho Vườn ươm Quốc gia Hoa Kỳ và được NBF thông qua, đã thành hiện thực nhờ nỗ lực hợp tác. Cựu Giám đốc Vườn ươm John Creech đã khởi xướng việc phát triển biểu tượng để tạo ra “bản sắc trực quan” cho bộ sưu tập của Bảo tàng, mô phỏng theo gia huy của Nhật Bản.

Beverly Hoge trong bộ phận truyền thông của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture) và nhà thiết kế đồ họa địa phương Ann Masters, người đã đi du lịch ở Nhật Bản, đã hợp tác để tạo ra biểu tượng. Các bậc thầy đã đến thăm bộ sưu tập Bonsai Nhật Bản ban đầu (được cách ly ở Glenn Dale, Maryland vào năm 1975 trước khi Bảo tàng được xây dựng) và tìm được cảm hứng từ cây Bách Xù Sargent này.

Sự phát triển của NBF và biểu tượng Bảo tàng.

John Creech đã lưu ý trong cuốn sách của mình, The Bonsai Saga, rằng LOGO mô tả cây Bách Xù Sargent trong một vòng tròn kép để phản ánh “sức mạnh” của Bonsai và tán lá phong phú của nó. Cành ngoài cùng bên trái của cây Bách Xù phá vỡ các dải của vòng tròn, tượng trưng cho “sức sống tiếp tục của những cái cây trong ngôi nhà mới của chúng” – Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia!

James cho biết: “Bạn có thể nhìn thấy những tán lá giống như đám mây, thân cây xoắn, các cành giống như dải băng và đường phân cách giữa gỗ sống và chết trong bản vẽ. Những khía cạnh đó là trọng tâm chính khi tạo ra phiên bản cuối cùng của logo này.”

Lần tới khi bạn đến thăm Bảo tàng, hãy chú ý đến biểu tượng của chúng tôi và truyền lại kiến thức của bạn về lịch sử quan trọng của cây cảnh bách xù Sargent này.

Cổng vào Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia có LOGO. Ảnh: USDA
Cổng vào Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia có LOGO. Ảnh: USDA

Trả lời

0988110300
chat-active-icon