[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – A. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – A. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô

V. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

Hoa hồng có thể được nhân giống thông qua các vật liệu như hạt, cành giâm, cành chiết, hay nuôi cấy chồi hoặc mô. Nhân giống thông qua hạt thường tiến hành trong các chương trình chọn tạo giống, đặc biệt trong kiểm tra bước đầu các cây lai và các giống mới. Nhân giống thông qua các cành giâm được sử dụng khi nhân giống với các gốc ghép cũng như phát triển các giống hoa hồng nhỏ. Trong khi đó, phương pháp sử dụng cành chiết ít được thực hiện nhất, chỉ sử dụng cho mục đích phát triển các cây leo lớn. Các cây ghép và cây nhân chồi 6 – 8 tháng tuổi, các mắt ngủ và cành ghép mùa đông rất được ưa chuộng đối với sản xuất hoa hồng thương mại. Giống được chọn có thể được ghép với nhiều loại gốc ghép như Rosa canina “lnermis”, Rosa indica, Rosa multiflora, Rosa manetti.

A. Kỹ thuật nhân giống băng nuôi cấy mô

1. Chọn nguồn vật liệu

– Đối với vi nhân giống hoa hồng, các vật liệu nuôi cây thường được sử dụng là đoạn thân mang mắt ngủ, đoạn thân này là nơi các chồi nách được tác động để phát sinh thể chồi. Các đoạn mắt ngủ cho thấy khả năng sử dụng làm vật liệu nuôi cấy tốt hơn các đỉnh chồi.

– Chọn các đoạn mắt ngủ (dài 9 – 10 mm và đường kính 3 – 4 mm) từ các cành phát triển tốt ở độ tuổi khác nhau, từ các chồi non dưới 1 tuổi. Các đoạn mắt ngủ này thông thường được lấy ở phần giữa của cành.

2. Khử trùng bề mặt và tiến hành nuôi cấy

– Các đoạn mắt ngủ được rửa bằng Tween – 80, dùng một  chiếc bản chải mềm để đánh sạch. Các gai trên mẫu được loại bỏ trước khi rửa.

– Khử trùng bằng dung dịch Hypochlorite 0,04% và Tween – 80 0,2%, lắc nhẹ trong 25 phút.

– Cuối cùng, rửa lại nhiều lần với nước cất khử trùng bằng cách xối trực tiếp để loại bỏ tất cả các hóa chất khử trùng đã sử dụng.

– Các phân bề mặt mẫu được cắt bỏ trước khi mẫu được nuôi cấy trên môi trường.

– Các mẫu mắt ngủ được nuôi cấy trong các ống thí nghiệm trên nền môi trường MS có bổ sung BAP (5,0 mM), Sucrose (3,0%), và Agar (0,8%).

– Mẫu nuôi cấy trong tủ nuôi có chiếu sáng cùng với các thông số: Cường độ chiếu sáng 70 ± 5 mmol/m²/s1 bằng đèn huỳnh quang, nhiệt độ 25 ± 2°C, chu kỳ chiếu sáng là 14 giờ sáng trong 24 giờ sáng/tối.

3. Tạo chồi

– Sau 4 tuần, các chồi phát triển trên các mẫu nuôi cấy được cắt và chuyển sang môi trường agar đặc (0,8%) hoặc môi trường MS lỏng có bộ sung BAP (5,0 mM) và Sucrose (3,0%).

– Tỉ lệ tạo chồi trong môi trường lỏng cao hơn so với môi trường đặc.

– Đối với các môi trường đặc, giai đoạn tiền nuôi cấy kéo dài 4 tuần. Trong khi đó, ở môi trường nuôi cấy lỏng – tĩnh, khoảng thời gian này có thể kéo dài 6 tuần.

– Mẫu nuôi cấy trong tủ nuôi có chiếu sáng cùng với các thông số: Cường độ chiếu sáng 70 ± 5 mmol/m²/s1 bằng đèn huỳnh quang, nhiệt độ 25 ± 2°C, chu kỳ chiếu sáng là 14 giờ chiếu sáng trong 24 giờ sáng/tối.

4. Ra rễ

– Các chồi riêng rẽ hay các cụm chổi (mỗi cụm bao gồm 5 – 6 chồi có chiều dài trung bình 4,0cm, đường kính 2,0 mm) có thể được chuyền sang môi trường lỏng: 1/2 MS + 10 mM IBA+ 3% Sucrose. Sau đó nuôi cấy trong tối 1 tuần.

– Sau 1 tuần, mẫu nuôi cấy được tiếp tục chuyển sang môi trường MS lỏng chứa 3% Sucrose và không có chất điều hòa sinh trưởng.

– Chồi nuôi cây có khả năng ra rễ tối đa và tỷ lệ sống cao nhất khi chuyển ra đất và được duy trì nuôi cấy ở môi trường trên trong 6 tuần.

– Sau khi hệ thống rễ phát triển tốt (3 tuần), cây được chuyển sang bầu đất có chứa các thành phần: Hỗn hợp cát, đất sạch, phân vi sinh với tỉ lệ 1 : 1 : 1. Cây trong bầu được giữ trong nhà lưới để thích nghi.

5. Thích nghi cây và chuyển ra đất

– Các chồi nhân đã ra rễ sau khi được rửa sạch với nước và được chuyển sang các khay cát. Các khay này được đặt trong nhà lưới hay phòng nuôi với các thông số nuôi cấy: Độ ẩm 70 – 80%, cường độ ánh sáng mạnh 35 mmol/m²⁄s1 chiếu từ trên xuống, có thể thêm CO2, (20/11 x 10 – 5 mol 1 – 1 đến 80/13 x 10 – 7 mol 1 – 1) để các chồi thêm cứng cáp.

– Nếu các chồi vi nuôi cấy ra rễ trong cụm chồi, các chồi này sẽ được tách riêng rẽ sau 3 tuần đã nuôi cấy cứng cáp.

– Sau khi hệ thống rễ phát triển tốt (3 tuần), cây được chuyển sang các chậu bằng đất có chứa các thành phần: Hỗn hợp cát, đất sạch, phân vi sinh với tỉ lệ 1 : 1 : 1

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – A. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – A. Kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon