[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – B. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – B. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép
Đánh giá

B. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép

Là phương pháp ghép mắt của cây mẹ lên gốc tầm xuân hay một giống hồng khác, có ưu điểm là hệ số nhân giống cao, cây con giữ được tính di truyền của cây mẹ. Nhược điểm là thời gian nhân giống dài (từ 3 – 4 tháng), mất nhiều công đoạn trong nhân giống.

Cây làm gốc ghép mang nhiều mắt ghép trên một phần của gốc ghép. Gốc ghép này phần lớn được trồng trong nhà lưới khi các chồi sinh trưởng theo chiều cao. Thông thường các đại lý bán giống sẽ ghép các mắt của các giống khác nhau trên các mắt tốt nhất dọc theo chổi. Sau đó chồi của cây mẹ được cắt phía trên và phía dưới mắt đẻ tạo chồi giâm chưa ra rễ. Sau khi ra rễ, cành giâm được chuyển tới nhà lưới.

Một cách khác để tạo cây mẹ là trồng các cành giâm của gốc ghép trực tiếp trên các luống trên vườn. Khi các cây mẹ này phát triển đủ lớn, các mắt ghép sẽ được mua từ các đại lý và ghép trên gốc ghép.

1. Gốc ghép và tiêu chuẩn gốc ghép

Hiện có một số loại gốc ghép được sử dụng nhiều trên thế giới. Việc lựa chọn gốc ghép vô cùng quan trọng cho mục đích ghép hay nhân chồi. Các gốc ghép cần có những tiêu chuẩn sau:

– Có khả năng chống chịu trên một diện rộng các điều kiện đất đai và khí hậu.

– Sinh trưởng phát triển mạnh mẽ, sức sống tốt, kháng được bệnh và sương giá.

– Phát triển đồng đều.

– Dễ dàng nhân giống từ cành giâm.

– Vỏ cây đủ dày để giữ có định chổi và cung cấp nhựa cây tới chồi nhân.

– Không bị phụ thuộc vào chi rễ.

– Hỗ trợ tốt chồi nhân trong khoảng thời gian dài.

Dưới đây là các đặc điểm chính của các loại gốc ghép khác nhau:

Rosa canina “Inermis”: Được nhân giống từ hạt khi các cành giâm không dễ phát sinh rễ. Các giống cho hoa màu sắc đẹp và kháng nắm mốc, gốc ghép này có thể thích nghỉ với điều kiện khô hạn, đất kiềm và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ được điều khiển trong nhà lưới. Rosa canina “Inermis” được sử dụng ở châu Âu, nhưng cũng thích hợp trồng trong nhà vườn nơi môi trường không được điều khiên hợp lý.

Rosa indica (var.odorata or major): Có thể thích hợp với cả dạng đất khô và đất âm, đặc biệt trong đất cát khô với độ pH cao. Các gốc ghép phát triển tốt trong suốt mùa đông và trong điều kiện nóng đều cho thân dài, vững. Dễ dàng nhân giống từ các cành giâm và dưới điều kiện thích hợp sẽ cho hệ thống rễ cân xứng. Các cây mọc trên loại gốc ghép này rất khỏe mạnh, ra hoa chất lượng tốt với thân đài. Rosa indica (var.odorala or major) chồng chịu khá tốt với nắm mốc và sâu bọ. Chúng được sử dụng rộng rãi ở Israel và Án Độ.

Rosa manetti: Thường được sử dụng ở các vùng miền Nam nơi có điều kiện khí hậu ôn hòa. Rosa manetfi mang tất cả những phẩm chất tốt của R.indica. Chúng không bị ảnh hưởng bởi lạnh giá nên có thể thu hoạch và lưu giữ ở kho lạnh. Đây là loại gốc ghép sinh trưởng tốt trong mùa đông. Tác động của Agrobecterium đối với loại gốc ghép này có thể xảy ra nhưng ở mức độ thấp. Rosa manetti được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, châu Mỹ La Tỉnh và Hoa kỳ.

Rosa multiflora: Có đặc điểm tương tự với R.indica. Đây là loại gốc ghép sinh trưởng nhanh và sản lượng cao, có sức để kháng tốt với các bệnh chung ở hoa hồng. Rosa multiflora không những thường được sử dụng ở Nhật Bản, quê hương của giống hoa hỏng này mà còn được sử dụng ở Israel, Nam châu Phi và một số vùng của Án Độ.

Natal Briar: Có thân dài. Ở một số giống đáp ứng được nhu cầu sản xuất cao trong điều kiện ấm áp. Chúng có thể chịu được nhiệt độ thấp về ban đêm và có hệ thống rễ hoạt động hiệu quả ở đất xốp. Loại gốc ghép này cho hoa chất lượng tốt nhưng cũng là loại gốc ghép mẫn cảm với Agrobacterium ở mức độ thấp. Natal Briar phát sinh tự nhiên ở miền Nam Châu Phi và đang trở nên phổ biến ở cả hai vùng miễn Bắc và Nam bởi sự phù hợp của loại gốc ghép này khi trông ở đất lộ thiên cũng như trồng trong nhà vườn với môi trường nước.

2. Phương pháp ghép và chăm sóc sau ghép

– Chọn cành ghép:

Cây mẹ trên dưới 1 năm tuổi, được chăm bón và chăm sóc theo đúng quy trình, ngắt bỏ nụ hoa thường xuyên. Dùng để nhân giống là các cành dinh dưỡng (cành bánh tẻ) khoảng 2 – 3 tháng tuổi, có đường kính trên dưới 0,5 cm, cành thẳng, mang các đặc trưng hình thái của giống, sinh trưởng phát triển tốt không bị nhiễm sâu bệnh và các tổn thương cơ giới khác. Cành ghép sau khi cất cần được ghép ngay. Có chế độ quản trong điều kiện nhiệt độ thấp 5°C, ảm độ 90% – 95% trong thời gian quản không quá 7 ngày.

– Nhân giống gốc ghép bằng phương pháp giâm cành:

Chọn cành bánh tẻ, dùng dao sắc cắt thành từng đoạn dài 10 – 15 cm, cắt vát gốc cành, xử lý bằng α – NAA, nồng độ 1500 – 2000 ppm trong thời gian 3 – 5 phút.

+ Giá thể giâm cành: Cắt sạch phơi khô, xử lý bằng Viben C hoặc foocmon; dải 1 lớp dày 10 – 12cm trên nền đất đã xử lý tiệt trùng. Độ ẩm giá thể khi cắm cành là 70%.

+ Mật độ giâm: 1000 – 1200 cành/m”, khoảng cách 2 x 4 cm, cắm thẳng, độ sâu cắm 3 – 4 cm.

+ Chăm sóc cành giâm: Duy trì chế độ tưới ẩm cho cành giâm, phun ẩm 3 – 5 lần/ngày; không tưới nước vào lúc chiều muộn. Phun thuốc phòng bệnh phần trắng và đốm đen cho cây.

– Ra ngôi cây gốc ghép:

+ Khi cành giâm đã hình thành mô sẹo (sùi callus) và nhú rễ, tiền hành trồng cây gốc ghép ở vườn ươm cây hoặc trồng trực tiếp ra ruộng. Sau 1 tháng có thể tiến hành ghép mắt.

+ Đất trồng: Được làm nhỏ, không cần bón phân lót mà nên bón vôi trên lớp đất mặt, luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 – 40 cm. Trước khi ra ngôi gốc ghép, đất cần được tưới ẩm trước.

+ Mật độ khoảng cách: 10 x 15 cm (45 cây/m²), độ sâu 5 – 6 cm.

+ Chăm bón cây gốc ghép sau ra ngôi:

* Tưới nước: Cần đảm bảo độ ẩm đất 60 – 65%. Việc tưới phun cần tránh làm xói gốc và đổ nghiêng cây.

* Nên che nắng bằng lưới đen, để cây có 50% ánh sáng tự nhiên.

* Bón phân thúc: Khi gốc ghép lên mầm cao 5 – 7 cm, lá xoè rộng và ổn định sinh trưởng, bón NPK 5 : 10 : 3 với liều lượng 50 g/m² mặt luống. Phun phân bón lá cho cây bằng Pomior nồng độ 0,4% hoặc Atonik 8 ml/bình 10 l, 7 – 10 ngày phun 1 lần.

* Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh hại trên cây gốc ghép.

– Cách ghép mắt:

+ Khi mâm cành cây gốc ghép cao 25 – 30 cm, lá xanh tốt, ổn định sinh trưởng là đủ tiêu chuẩn để ghép.

+ Vệ sinh vườn gốc ghép trước khi ghép từ 7 – 10 ngày, tỉa cành, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, tưới ẩm và vun xới làm chặt gốc cây.

+ Thời vụ ghép: Có thể ghép quanh năm, nhưng tốt nhất là vào vụ xuân (tháng 2 – 3) và vụ thu (tháng 9 – 10). Cành ghép có mầm mới nhú hoặc chưa nhú.

+ Phương pháp ghép mắt:

* Cắt phiến mầm (mắt ghép): Cắt từ phía trên mắt mầm (0,3 – 0,4 cm) xuống phía dưới, lưỡi dao nghiêng 45 độ, bề ngang phiến mầm 0,5 – 0,7 cm, cắt sâu đến phần gỗ. Sau đó tại phía dưới cách mầm 1 cm cắt vát lên trên để tạo phiến mầm hình cái mộc, có 1 ít gỗ. Tất cả các động tác phải thao tác thật nhanh.

* Mở miệng ghép: Lau sạch nơi cần ghép ở thân cây gốc ghép. Độ cao cần ghép là 2/3 đoạn gốc ghép, bê dưới chồi gốc ghép (chồi tầm xuân) cách mặt đất khoảng 8 – 10 cm. Dùng mũi dao cắt 1 đường ngang thân, vào đến gỗ (chỗ sâu nhất 2 mm). Tại giữa đường cắt ngang, từ phía dưới vết cắt ngang khoảng 1,2 – 1,5 cm cắt 1 đường ngược lên phía trên giống hình cái mộc (có kích thước bằng mắt mầm vừa cắt). Phần cắt của miệng ghép phải bằng và nhẫn.

* Cắm phiến mầm: Sau khi mở miệng ghép ở cây gốc ghép, cần thận trọng, nhanh chóng đặt và đẩy phiến mầm vào giữa phần miệng ghép của cây gốc ghép.

* Buộc: Buộc bằng đoạn nilon rộng 1,2 – 1,5 em, dài 15 – 20 cm. Tay trái cầm 1 đoạn dây giữ chặt ở phía dưới mầm ghép, tay phải quấn dây quanh vị trí ghép trên gốc ghép. Vòng 1⁄2 quấn giữ dây của tay trái, sau đó lần lượt quấn vòng lên, vòng sau đè lên 1⁄2 vòng trước. Quần kín hết cả đoạn ghép, không được để lộ mắt mầm. Quần đều tay và chặt.

* Cắt tháo dây buộc: Thời tiết tốt sau ghép 10 – 15 ngày kiểm tra, nếu mắt ghép sống thì tháo dây, sau 2 – 3 ngày nữa cắt ngọn gốc ghép. Mùa lạnh thì để từ 25 – 30 ngày mới tháo dây buộc.

+ Chăm sóc cây con sau ghép:

* Bón phân, tưới nước: 1 tháng bón 1 lần NPK tỷ lệ 5 : 10 : 3, lượng bón 40 – 50 g/m², bón rải đều phân trên mặt luống và duy trì tưới âm cho cây.

* Sử dụng các loại phân bón lá như Pomior, Thiên Nông 7 – 10 ngày phun 1 lần.

* Tỉa cành, cắt bỏ mầm dại mọc từ thân gốc ghép, ngắt bỏ nụ hoa thường xuyên và xới xáo mặt luống tối thiểu 1 tháng / 1 lần. Kiểm soát và phòng trừ dịch hại triệt để.

+ Tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn:

Cây con khi xuất vườn phải có chiều cao cành cấp 1 (cành ghép) 25 – 30 cm; đường kính cành 0,4 – 0,5 cm, có khoảng 2 – 3 cành trên thân chính, cây xanh tốt, sạch bệnh và chưa có nụ hoa.

[Sách ebook] Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng – Kỹ thuật trồng Hoa hồng – V. Kỹ thuật nhân giống – B. Kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép

Trả lời

0988110300
chat-active-icon