Robert Steven – Bậc thầy Bonsai đến từ Indonesia

Robert Steven – Bậc thầy Bonsai đến từ Indonesia
Đánh giá

Tôi bắt đầu với nghệ thuật Bonsai từ năm cuối năm 1979 và đầu năm 1980. Vào thời điểm đó tôi chơi theo trí tưởng tượng và gu của riêng mình nhiều hơn là theo các phong cách sách vở.

Vào thời gian đó tôi chưa tham gia câu lạc bộ Bonsai nào. Và vào những năm 1990 tôi mới bắt đầu nghiên cứu về nghệ thuật Bonsai thông qua sách và các nghệ nhân Bonsai địa phương. Với bước ngoặt này, càng tìm hiểu, tôi càng có nhiều băn khoăn về những tiêu chí được đánh giá là cần thiết nhất để tạo ra một Bonsai đẹp. Các công thức và phong cách trong sách đối với tôi có phần quá giáo điều và cứng nhắc. Tôi cảm thấy khá đau buồn khi nhận ra có một khoảng cách cực kỳ to lớn giữa nghệ thuật tôi yêu và nghệ thuật được ủng hộ bởi những người còn lại của cộng đồng. Hai kiểu nghệ thuật này gần như trái ngược, theo đánh giá của tôi ….

Robert Steven

Trong trực giác, tôi nhìn thấy bản thân
Trong bản thân, tôi thấy sự tự do
Trong thiên nhiên tôi tìm thấy quy luật
Trong quy luật tôi thấy sự khôn ngoan

Tóm tắt

Xuất hiện ở các sự kiện

Hầu hết các sự kiện trên toàn thế giới

Xuất hiện trong những tạp chí

Rất rất nhiều tạp chí

Giải thưởng

Hơn 200 giải thưởng bao gồm:

  • Entry Award of JAL World Bonsai Contest (2000, 2002)
  • Entry Award of Ben Oki International Design Award 2000 (Runner-up winner in 2001, 2002)
  • Grand Winner of Certre Award International (2001 and 2007, runner-up in 2002)
  • Runner-up World Bonsai Contest (2003), Bronze Award BCI Convention in China (2006)
  • The Most Original Design Award of KoB (2007)

Sách

  • “Vision of My Soul”,
  • “Mission of Transformation”;
  • Sách sắp ra: “The Five Schools of Chinese Penjing”,
  • Sách sắp ra: “FAQ of Bonsai – The Path to Beyond”

Thông tin thêm

Bởi vì sự nhầm lẫn và vỡ mộng ở trên, tôi gần như đã từ bỏ Bonsai. Tôi bắt đầu tìm kiếm gốc rễ của các nguyên tắc triết hoạc và khái niệm cơ bản của bộ môn nghệ thuật này. Tôi đào sâu vào các lý tưởng khoa học và thẩm mỹ của nghệ thuật Bonsai để thử và khám phá cơ sở cho các quy tắc giáo điều này. Trong thời gian này, tôi đã có cơ hội tuyệt vời để học về nghệ thuật Bồn Cảnh Penjing với Hu Yun Hua tại Trung Quốc. Nghiên cứu tại Trung Quốc đã đem đến cho tôi sự giác ngộ đáng kể. Phương pháp giảng dạy và cách tiếp cận triết học của Hu Yun Hua đã giúp củng cố sự hiểu biết của tôi về khoa học và thẩm mỹ, Sự hiểu biết này có lẽ đã trở nên dễ dàng hơn đối với tôi bởi vì tôi đã có thời gian dài thực hành hội hoạ và điêu khắc, cũng như đã có một thước đo kiến thức về nghệ thuật thị giác.

Hơn nữa, tôi tin chắc rằng Bonsai cũng chỉ đơn giản là một bộ môn nghệ thuật thị giác khác. Với những chuyến đi thường xuyên đến Trung Quốc và các cuộc gặp gỡ với nhiều bậc thầy Bonsai Trung Hoa đã giúp tôi tiếp xúc với các tài liệu của Trung Quốc. Hầu hết các văn bản này chưa bao giờ được dịch ra tiếng nước ngoài. Bằng cách tiếp xúc với những tài liệu và nghệ nhân Trung Hoa này, nhận thức và cách giải thích của tôi về Bonsai đã thay đổi. Điều buồn cười ở đây là các tác phẩm Bonsai tôi đang tạo ra gần đây khác xa những tác phẩm tôi tạo ra trong quá khứ. Sự khác biệt đáng kể là, trước đây tôi đã làm việc bằng trực giác mà không biết tại sao tôi lại làm những gì tôi đã làm. Tuy nhiên, hiện nay, tôi đã tinh chỉnh những nỗ lực của mình với sự hiểu biết rõ ràng về thẩm mỹ và cách tiếp cận ngữ cảnh cho tác phẩm.

Do nhiều yếu tố lịch sử văn hoá chính trị Trung Quốc, không khó hiểu khi người Nhật Bản đã xây dựng một cách tiếp cận kỹ thuật và định lượng hơn cho bộ môn nghệ thuật này. Tuy nhiên, tôi thấy rằng người Nhật Bản có xu hướng đặt ra các quy ước cụ thể về kiểu dáng và hình thức, trên thực tế đều dựa trên các nguyên tắc chung của nghệ thuật thị giác – giống như việc chúng đều được sử dụng bởi hầu hết các nền văn hoá trong nhiều thế kỷ qua. Tôi tin rằng không có gì sai với các quy tắc có vẻ giáo điều và cứng nhắc đã được dạy này, bởi vì mỗi quy tắc chỉ đơn giản là một quy ước hữu ích với một bài học quan trọng đằng sau nó. Thật không may, hầu hết những người đam mê Bonsai chỉ đơn giản nuốt các quy tắc này mà không tiêu hoá các bài học. Do đó, nhiều người đã tin tưởng tuyệt đối và áp dụng một cách máy móc, phải chuẩn các quy tắc nếu không sẽ là SAI. Việc này dẫn đến việc giảm cực kỳ nhiều cơ hội để sáng tạo nghệ thuật.

Sau khi đào sâu vào tính thẩm mỹ và triết lý của Bồn Cảnh Penjing Trung Quốc (gốc rễ của nghệ thuật Bonsai) và với kinh nghiệm thực tế của tôi với Bonsai hiện đại, tôi đã xây dựng cách tiếp cận nghệ thuật của riêng tôi. Tôi tin rằng lợi ích to lớn có thể bắt nguồ tự việc áp dụng một số khái niệm cơ bản từ phương pháp này cho nỗ lực tạo dáng Bosai. Tôi đã cống hiến hết mình cho việc hám phá và phát triển nghệ thuật này và tôi hy vọng mọi người có thể học hỏi từ hành trình của tôi.

Video về Robert Steven

Một số tác phẩm Bonsai của Robert Steven

Podocarpus by Robert Steven
Podocarpus
Ponamella bonsai
Ponamella Sp.
Premna Serratifolia
Premna Serratifolia

Trả lời

0988110300
chat-active-icon