“Pteridomania”: Cơn Cuồng Dương Xỉ bắt nguồn từ thời đại Victoria

“Pteridomania”: Cơn Cuồng Dương Xỉ bắt nguồn từ thời đại Victoria

Pteridomania /tɛrɪdəʊˈmeɪnɪə/

Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cơn cuồng Lan của giới nhà giàu Anh Quốc thời đại Victoria với những câu chuyện đầu rơi máu chảy. Cơn cuồng Lan “Orchidelirium” với những câu chuyện ly kỳ đã làm lu mờ một phần nào một cơn cuồng thực vật ở mức độ thấp hơn – Cơn cuồng Dương Xỉ Pteridomania. Hôm nay mình (Dũng Cá Xinh) xin tổng hợp và lược dịch một số bài viết để đưa đến một bức tranh tổng thể, dễ hiểu đến với cả nhà.

Định nghĩa về Pteridomania

Pteridomania hay Fern-Fever là một cơn sốt xuất phát từ thời đại Victoria (Trong lịch sử của Vương quốc Anh, thời đại Victoria là thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria, từ ngày 20 tháng 6 năm 1837 cho đến khi bà qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1901.) liên quan đến các loài cây Dương Xỉ. Nghệ thuật trang trí của thời kỳ này thể hiện họa tiết dương xỉ trên đồ gốm, thủy tinh, kim loại, hàng dệt, gỗ, giấy in và tác phẩm điêu khắc, với cây dương xỉ “xuất hiện trên mọi thứ, từ quà làm lễ rửa tội đến bia mộ và đài tưởng niệm”

Pteridomania được ghép từ Pteridophytes and mania.

  • Một pteridophyte là một thực vật có mạch (với xylem và phloem) phân tán bào tử. Bởi vì pteridophytes không tạo ra hoa hay hạt, nên chúng còn được gọi là “cryptogam”, có nghĩa là phương tiện sinh sản của chúng bị ẩn đi. Các pteridophytes bao gồm Dương xỉ, Mộc tặc và lycophytes (clubmosses, spikemosses, và quillwort. Đây không phải là nhóm đơn thể bởi vì dương xỉ và mộc tặc có liên quan chặt chẽ hơn với cây giống so với các lycophytes. Do đó, “Pteridophyta” không còn là một đơn vị phân loại được chấp nhận rộng rãi, mặc dù thuật ngữ pteridophyte vẫn được sử dụng theo cách nói chung, cũng như pteridology và pteridologist là một nhà khoa học và người thực hành dương xỉ như là một nhóm không chính thức, chẳng hạn như Hiệp hội các nhà Pteridologists quốc tế và Nhóm Phylogeny Pteridophyte. (Theo wikipedia)
  • Mania: Hưng cảm hay mania là một tâm trạng hứng khởi cao bất thường hoặc dễ bị kích thích, cáu kỉnh, khuấy động và/hoặc đầy năng lựợng. Trong một ngữ cảnh nào đó, nó có nghĩa trái ngược với trầm cảm. Hưng cảm là một triệu chứng để chẩn đoán một số bệnh tâm thần. Mania là từ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “μανία” (mania), nghĩa là “điên cuồng, điên rồ” xuất phát từ động từ “μαίνομαι” (mainomai), nghĩa là “nổi giận, thịnh nộ, giận dữ”. Ngoài các bệnh nhân bị rối loạn tâm lý thì ở những người bị ngộ độc thuốc (đặc biệt là các chất kích thích như cocaine và methamphetamine), bị tác dụng phụ của thuốc (đặc biệt là các thuốc kháng viêm steroid và các thuốc chống trầm cảm SSRI) và bệnh ác tính cũng có thể xuất hiện các hành vi hưng cảm. Tuy nhiên, hưng cảm thường kết hợp với rối loạn lưỡng cực, giai đoạn hưng cảm có thể xen kẽ với các giai đoạn trầm cảm nặng. Gelder, Mayou, và Geddes (2005) cho thấy rằng việc phát hiện ra hưng cảm ở giai đoạn đầu rất quan trọng, bởi vì nếu phát hiện trễ thì bệnh nhân sẽ trở nên miễn cưỡng chấp nhận các quy trình điều trị. Tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn lưỡng cực không bao gồm các giai đoạn trầm cảm, mà chỉ cần có sự xuất hiện của giai đoạn hưng cảm khi không còn trầm cảm thì đã đủ để chẩn đoán. Ngoại lệ cũng có những người không bao giờ bị trầm cảm nhưng tâm trạng cũng có những thay đổi theo chu kỳ do bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong chu kỳ ngủ (quá nhiều hay quá ít), nhịp sinh học, và môi trường có các yếu tố gây stress. Hưng cảm thay đổi theo cường độ từ nhẹ (hypomania) cho tới phát triển mạnh với các tính năng tâm thần, bao gồm ảo giác, hoang tưởng (vĩ nhân), đa nghi, hành vi căng trương lực, gây hấn, và lo lắng với những suy nghĩ hoặc mưu tính mà có thể dẫn đến tự bỏ bê. Các công cụ được tiêu chuẩn hóa như Altman Self-Rating Mania Scale (ASRM) và Young Mania Rating Scale (YMRS) có thể được sử dụng để đo mức độ nghiêm trọng của hưng cảm. Bởi vì hưng cảm và hưng cảm nhẹ cũng liên đới với sự sáng tạo và tài năng nghệ thuật, cho nên nó không phải là trường hợp lưỡng cực hưng phấn rõ ràng để phải cần hoặc muốn được trợ giúp y tế, tùy theo người bệnh có thể tự chủ được hay không. Người bị hưng cảm thường có thể bị nhầm lẫn là do ma túy hoặc các chất khác làm thay đổi tâm trí. (Theo wikipedia)

Như vây Pteridomania được hiểu nôm na là một cơn hưng cảm dương xỉ hay một cơn cuồng dương xỉ. Từ đồng nghĩa của nó là Fern Madness hoặc Fern Craze. Lần đầu tiên cụm từ này xuất hiện là trong cuốn sách Glaucus, or the Wonders of the Shore của Charles Kingsley vào năm 1855:

“Các con gái của bạn, có lẽ, đã bị thu hút bởi cơn sốt ‘Pteridomania’ đang cực kỳ thịnh hành … và đang tranh cãi về những cái tên chẳng biết phát âm ra sao của các loài (do có sự giải thích khác nhau trong mỗi cuốn sách về Dương Xỉ – Fern mới mà chúng mua) … nhưng bạn không thể phủ nhận rằng chúng thấy thích thú, năng động hơn, vui vẻ hơn, quên bản thân hơn so với những gì họ đã từng xem qua tiểu thuyết, chuyện phiếm, crochet và Berlin-len.”

Ông cũng chia sẻ thêm:

Mặc dù thời kỳ phổ biến chính của dương xỉ như một họa tiết trang trí kéo dài từ những năm 1850 cho đến những năm 1890, sự quan tâm đến dương xỉ đã thực sự bắt đầu vào cuối những năm 1830 khi vùng nông thôn của Anh thu hút ngày càng nhiều các nhà thực vật nghiệp dư và chuyên nghiệp. Những khám phá mới đã được xuất bản trên các tạp chí định kỳ, đặc biệt là The Phytologist: “Một loại tế bào thực vật phổ biến, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1844. Dương xỉ được chứng minh là một nhóm thực vật có quả đặc biệt cho những kỷ lục mới vì chúng được nghiên cứu ít hơn thực vật có hoa. Ngoài ra, cây dương xỉ đa dạng và phong phú nhất ở các vùng hoang dã, ẩm ướt hơn, phía tây và phía bắc của Anh, những nơi đang trở nên dễ tiếp cận hơn thông qua sự phát triển của những con đường thuận tiện hơn và đường sắt.”

Sưu tầm và trồng trọt

Thời Đại Victoria là một thời đại “ăn chơi khét tiếng”, điều mà lịch sử và rất nhiều cuốn sách đã phơi bày. Tầng lớp tiểu tư sản giàu lên như những trọc phú. Khi giàu lên, nhu cầu đốt tiền và thể hiện đẳng cấp sẽ lên ngôi. Chó, chim, vỏ ốc, hoa Lan, hoa dại, thực vật … chỉ là vài trong số những thú vui và ám ảnh của thời kỳ này. Động thực vật giờ đây không chỉ là đối tượng của các nhà nghiên cứu nữa. Các cá thể của tự nhiên giờ đây là cách giới thượng lưu khoe mẽ. Đâu đâu cũng có những nhà động vật học, thực vật học nghiệp dư.

Pteridomania mặc dù lần đầu tiên xuất hiện trong một quyển sách (xem ở trên), nhưng thực ra nó đã bùng lên trong xã hội từ lâu rồi, chẳng qua là thiếu một cái tên phù hợp và được chấp nhận. Dương Xỉ trước đây vô cùng khó chăm và người chơi vô cùng mù mịt cách nhân giống, giữ giống. Phát hiện thú vị về việc Dương Xỉ có thể đâm rễ từ các bào tử đã khiến mọi người mạnh tay đầu tư vào các giống loài đắt tiền hơn. Dần dần Sở Hữu Dương Xỉ thể hiện cho trí tuệ, gu thẩm mỹ đẳng cấp và cả sự xa hoa giàu có.

Do cơn sốt lên cao, nên ngay cả những tầng lớp thấp hơn cũng bắt đầu cố gắng tập tành chơi. Khi cả xã hội điên cuồng với thú vui mới này, khi đó nó mới thực sự là một cơn Cuồng thực sự.

Bộ sưu tập dương xỉ thu hút những người đam mê từ các tầng lớp xã hội khác nhau và người ta nói rằng “Ngay cả người lao động nông trại hoặc thợ mỏ cũng có thể có một bộ sưu tập dương xỉ Anh mà anh ta đã thu thập được trong tự nhiên. Sở thích chung đôi khi mang những người có hoàn cảnh xã hội rất khác nhau lại gần với nhau.”

Một cô gái thu lượm Dương Xỉ - Charles Sillem Lidderdale: The fern gatherer, 1877
Một cô gái thu lượm Dương Xỉ – Charles Sillem Lidderdale: The fern gatherer, 1877
Tặng nhau Dương Xỉ được coi là thể hiện tấm lòng (Cơn cuồng dương xỉ - Pteridomania)
Tặng nhau Dương Xỉ được coi là thể hiện tấm lòng. Ảnh: Getty Images. (Cơn cuồng dương xỉ – Pteridomania)

Pteridomania dần dần đã phá tan các ranh giới xã hội của thời kỳ trọng nam khinh nữ cũ, cũng như vượt qua việc phân biệt giàu nghèo. Cực kỳ dễ dàng để tham gia vào cơn điên này mà không cần có quá nhiều tiền hay kiến thức uyên thâm.

Dương Xỉ cũng như bây giờ, mọc khắp mọi nơi. Chỉ cần đi “săn” là dễ dàng có được các loài cơ bản phổ biến, nếu may mắn có khi còn tìm được loài mới. Việc có nhiều loài mới được phát hiện khiến cho các tổ chức, nhóm… mọc lên như nấm. Cũng như đối với các loài thực vật khác, sẽ có những buổi “Tiệc đi săn”. Tất cả sẽ đi vào một khu vực rừng núi nào đó và sau một ngày tìm kiếm, họ sẽ khoe những giỏ đầy dương xỉ để xem ai tìm được nhiều nhất hoặc tìm được những loài quý hiếm nhất.

Bằng việc tham gia các buổi đi săn này, rất nhiều nam thanh nữ tú có cớ để gặp nhau. Cơn Sốt Dương Xỉ trở thành cái cớ để các bạn trẻ ra ngoài hẹn hò. Điều này càng khiến cơn sốt được chào đón và kéo dài.

Ảnh từ sách “Fern-Fever The Story of Pteridomania” (c) 2012 Frances Lincoln Ltd. của tác giả Sarah Whittingham. National Library of Australia, Canberra.
Đi săn Dương Xỉ đôi khi chỉ là cái cớ để trai gái hẹn hò. Ảnh từ sách “Fern-Fever The Story of Pteridomania” (c) 2012 Frances Lincoln Ltd. của tác giả Sarah Whittingham. National Library of Australia, Canberra.

Pteridomania bùng nổ đến mức chỉ từ năm 1836 đến 1929, nó đã là nguồn cảm hứng cho khoảng hơn 90 đầu sách viết riêng về Dương Xỉ. Trừ hoa Lan ra, thực sự không có loài thực vật nào được “quan tâm” và “săn sóc” kỹ lưỡng đến như vậy.

Quyển sách nổi tiếng về Dương XỈ - “Fern-Fever” – Sarah Whitttingham. (Cơn cuồng dương xỉ - Pteridomania)
Quyển sách nổi tiếng về Dương XỈ – “Fern-Fever” – Sarah Whitttingham. (Cơn cuồng dương xỉ – Pteridomania)
Bìa sau quyển sách “Fern-Fever” – Sarah Whitttingham có hình vẽ một chiếc ghế được thiết kế theo cảm hứng từ lá cây Dương Xỉ.
Bìa sau quyển sách “Fern-Fever” – Sarah Whitttingham có hình vẽ một chiếc ghế được thiết kế theo cảm hứng từ lá cây Dương Xỉ.

Đối với một số thì là sở thích thời trang và đối với những người khác là theo đuổi khoa học nghiêm túc hơn, việc sưu tập dương xỉ đã trở nên thương mại hóa với việc mua bán cho những người sưu tập dương xỉ. The Ferns of Great Britain and Ireland hoặc một trong nhiều cuốn sách khác được bán để nhận dạng cây dương xỉ, các nhà sưu tập đã tìm kiếm cây dương xỉ từ các đại lý và trong môi trường sống bản địa của họ trên khắp và cả bên ngoài Quần đảo Anh. Lá dương xỉ đã được ép trong các album để trưng bày trong nhà. Cây sống cũng được thu hái để trồng trong vườn và trong nhà. Các vườn ươm không chỉ cung cấp các loài bản địa mà còn cung cấp các loài ngoại lai từ châu Mỹ và các khu vực khác trên thế giới.

SáchThomas Moore - The Ferns of Great Britain & Ireland, 1855
Hình ảnh trong sách của Thomas Moore: The Ferns of Great Britain & Ireland, 1855. Ảnh: Odysseyfinearts.com

Bên cạnh khoảng 70 loài bản địa của Anh và các loài dương xỉ lai tự nhiên, các nhà làm vườn thời này còn rất quan tâm đến cái gọi là monstrosities – những biến thể kỳ lạ của các loài hoang dã. Từ những giống này, họ đã chọn ra hàng trăm loại giống để trồng trọt. Ví dụ như Polystichum setiferum, Athyrium filix-femina, và Asplenium scolopendrium, mỗi loại mang lại khoảng ba trăm giống khác nhau.

Dương Xỉ Polystichum setiferum, Athyrium filix-femina, và Asplenium scolopendrium
Dương Xỉ Polystichum setiferum, Athyrium filix-femina, và Asplenium scolopendrium

Lồng Wardian (Wardian Case)

Lồng Wardian (Wardian Case), tiền thân của terrarium hiện đại, được phát minh vào khoảng năm 1829 bởi Nathaniel Bagshaw Ward để bảo vệ cây dương xỉ của mình khỏi ô nhiễm không khí ở London thế kỷ 19. Những chiếc lồng Wardian nhanh chóng trở thành tiêu điểm của các phòng vẽ kiểu cách ở Tây Âu và Hoa Kỳ, giúp lan truyền cơn sốt dương xỉ và cơn sốt trồng hoa Lan sau đó.

Lồng Wardian (Wardian Case)
Lồng Wardian (Wardian Case)

Fernery (Vườn Chuyên Dương Xỉ)

Dương xỉ cũng được trồng trong các ngôi nhà dương xỉ (fern house – nhà kính dành cho dương xỉ) và trong các vườn dương xỉ (ferneries) ngoài trời.

Fernery là một khu vườn chuyên dụng để trồng và trưng bày các loại cây dương xỉ.

Ở nhiều quốc gia, Fernery thường được setup trong nhà hoặc ít nhất là có mái che hoặc giữ trong nhà bóng râm để cung cấp môi trường ẩm ướt với ánh sáng được lọc và bảo vệ cây khỏi sương giá cũng như các tác nhân khắc nghiệt khác; mặt khác, một số cây dương xỉ có nguồn gốc từ các vùng khô cằn cần được bảo vệ khỏi mưa và điều kiện ẩm ướt để phát triển tốt nhất khi có đầy đủ ánh nắng mặt trời. Ở những nơi có khí hậu ôn hòa, những Vườn Chuyên Dương Xỉ (Fernery) thường ở ngoài trời và bên trong có hàng loạt các loài khác nhau phát triển trong những điều kiện tương tự.

Năm 1855, các vùng của nước Anh bị bao trùm bởi ‘Pteridomania’ (cơn sốt dương xỉ). Như đã chia sẻ ở trên, Thuật ngữ này được đặt ra bởi Charles Kingsley, giáo sĩ, nhà tự nhiên học (và sau này là tác giả của The Water Babies). Nó liên quan đến cả các loài bản địa Anh và các giống ngoại lai được thu thập và trưng bày; nhiều cấu trúc liên kết đã được xây dựng và sử dụng để duy trì các bộ sưu tập.

Vào năm 1859, Một Fernery tại Tatton Park Gardens bên cạnh Tatton Hall đã được xây dựng theo thiết kế của George Stokes, trợ lý và con rể của Joseph Paxton, ở phía tây của nhà kính để làm nơi cư trú của các cây dương xỉ từ New Zealand và một bộ sưu tập không bao gồm Dương xỉ. Hình ảnh Fernery cũng được nhìn thấy trong miniseries truyền hình Brideshead Revisited.

Năm 1874, một Fernery ở Vườn Bách thảo Benmore (Benmore Botanic Garden) (một phần của Vườn Bách thảo Hoàng gia Edinburgh – Royal Botanic Garden Edinburgh) được xây dựng bởi James Duncan (một nhà sưu tập thực vật – plant collector và một kỹ sư tinh lọc đường). Đây là một dự án lớn và tốn kém vì Fenery này được đặt trong một nhà kính có hệ thống sưởi. Năm 1992, nó được xếp vào danh sách Lịch sử Scotland vì giá trị kiến ​​trúc và thực vật của nó và đã được Ủy ban Hoàng gia về Di tích Lịch sử và Cổ đại của Scotland (Royal Commission on the Ancient and Historical Monuments of Scotland) mô tả là “cực kỳ hiếm và độc đáo trong thiết kế”.

Nhà vườn Dương Xỉ (Fernery) tại Benmore Botanic Garden Fernery (Cơn cuồng dương xỉ - Pteridomania)
Một số hình ảnh tại Nhà Dương Xỉ (Fernery) tại Benmore Botanic Garden. (Cơn cuồng dương xỉ – Pteridomania)

Năm 1903, lâu đài Hever ở Kent đã được triệu phú người Mỹ William Waldorf Astor mua lại và trùng tu, sử dụng nó như một nơi ở của gia đình. Ông đã xây dựng thêm một khu Vườn Ý – Italian Garden (bao gồm cả một Vườn Dương Xỉ) để trưng bày bộ sưu tập tượng và đồ trang trí của mình.

Ảnh chụp bên trong một Fernery (nhà Dương Xỉ) tại điền trang Rippon Lea tại Rippon Lea, Victoria, Australia.
Ảnh chụp bên trong một Fernery (Vườn Dương Xỉ) tại điền trang Rippon Lea tại Rippon Lea, Victoria, Australia.
Lâu đài Hever - Hever Castle
Lâu đài Hever – Hever Castle. Ảnh: Flickr.com

Các Nhà Dương Xỉ có công lớn trong việc bảo tồn, nhân giống “hữu ý” hoặc “vô tình” ra các giống Dương Xỉ mới. Adiantum × mairisii (tên tiếng Việt là Dương Xỉ Tóc Thần Vệ Nữ Đại) hồi đó cực HOT và đến giờ vẫn chưa hết HOT do hình dạng lá đẹp mắt cũng như khả năng chịu nắng tuyệt vời. Nó được vô tình tạo ra bởi vườn ươm Mairis & Co. Adiantum × mairisii vốn dĩ là một loài Dương Xỉ không thể sinh sản bình thường (vô sinh) và chỉ có thể nhân giống bằng cách tách các cụm cây con (divisions). Công nghệ cấy mô sau này đã giải quyết vấn đề này một cách dễdàng.

Adiantum × mairisii (tên tiếng Việt là Dương Xỉ Tóc Thần Vệ Nữ Đại)
Adiantum × mairisii (tên tiếng Việt là Dương Xỉ Tóc Thần Vệ Nữ Đại)

Nghệ thuật trang trí

Họa tiết cây dương xỉ lần đầu tiên trở nên nổi bật tại Triển lãm Quốc tế 1862 và vẫn được ưa chuộng “như một biểu tượng yêu thích của những đam mê thú vị” cho đến hết thế kỷ 19.

Vì lá dương xỉ khá phẳng nên chúng được sử dụng để trang trí theo những cách mà nhiều loại cây khác không làm được. Chúng được dán vào album của các nhà sưu tập, dán vào các vật thể ba chiều, được sử dụng làm giấy nến cho nghệ thuật “spatter-work”, được tẩm mực và ép thành các bề mặt để in tự nhiên, v.v.

Các mẫu gốm dương xỉ đã được giới thiệu bởi Wedgwood, Mintons Ltd, Royal Worcester, Ridgeway, George Jones, và những công ty khác, với nhiều hình dạng và phong cách trang trí khác nhau bao gồm cả tượng trưng bày. Một đài tưởng niệm Sir William Jackson Hooker, Giám đốc Vườn Bách thảo Hoàng gia, Kew được ủy quyền từ Josiah Wedgwood và các con đã được dựng lên tại Nhà thờ Kew vào năm 1867 với các nhánh cây có hình lá Dương Xỉ. Một bản sao đã được trình bày tại Bảo tàng Victoria & Albert (Victoria and Albert Museum) hiện nay, nơi nó vẫn có thể được nhìn thấy.

Các loài thực vật gần với Dương Xỉ

Selaginella (chi thực vật có mạch duy nhất trong họ Selaginellaceae, spikemosses hay lesser clubmosses.) và Lycopodiopsida (Lớp Thạch tùng hay lớp Thông đất, danh pháp cũ Lycopsida) và các cây Đồng Minh Với Dương Xỉ – Fern ally (Có điểm giống nhưng không phải Dương Xỉ thực sự) khác cũng được thu thập cũng như làm cảm hứng để tạo nên các hoạt tiết trên các đồ vật trang trí.

Các thực vật Đồng Minh Dương Xỉ (Fern Ally) là một nhóm đa dạng thực vật có mạch không hạt và không phải là dương xỉ thực sự. Giống như dương xỉ, các loài đồng minh của dương xỉ phân tán bằng cách rụng các bào tử để bắt đầu sự luân phiên của các thế hệ.

Pteridomania có ảnh hưởng đến các quần thể Dương Xỉ tự nhiên ra sao?

Sự sốt sắng của các nhà sưu tập thời Victoria đã làm giảm đáng kể các quần thể hoang dã của một số loài Dương Xỉ quý hiếm. Oblong Woodsia (Woodsia ilvensis) bị đe dọa nghiêm trọng ở Scotland, đặc biệt là ở Moffat Hills. Khu vực từng có quần thể loài này lớn nhất ở Vương quốc Anh nhưng giờ đây chỉ còn lại một số điểm rất nhỏ mà tương lai vẫn đang bị đe dọa. Loài Alpine Woodsia (Woodsia alpina) có liên quan cũng chịu số phận tương tự, mặc dù rủi ro không phải là tất cả đối với cây trồng. John Sadler, sau này là người quản lý Vườn Bách thảo Hoàng gia Edinburgh (Royal Botanic Garden Edinburgh), suýt mất mạng khi lấy được một bụi dương xỉ trên vách đá gần Moffat, và một hướng dẫn viên thực vật tên là William Williams đã chết khi thu thập Alpine Woodsia ở Xứ Wales vào năm 1861. Thi thể của ông được tìm thấy dưới chân của vách đá nơi Edward Lhwyd đã lần đầu tiên thu thập loài này gần hai thế kỷ trước. Trong cuốn sách hướng dẫn thực vật và hồi ký Hardy Ferns (1865), nhà văn Nona Bellairs đã kêu gọi các Đạo luật để bảo vệ cây Dương xỉ khỏi bị thu hái quá mức: “Chúng ta phải có ‘Luật về Dương xỉ’, và bảo tồn chúng một cách tự nhiên nhất”.

Cây Dương xỉ Killarney (Killarney Fern, Trichomanes speciosum Killarney Fern), được coi là một trong những loài thực vật bị đe dọa nghiêm trọng nhất ở châu Âu và từng được tìm thấy trên khu vực Arran, được cho là đã tuyệt chủng ở Scotland do các hoạt động của các nhà sưu tập thế kỷ 19, nhưng loài này may mắn đã được phát hiện ở Skye trong thể giao tử (gametophyte form). Dickie’s Bladder-fern (Cystopteris dickieana Dickie’s Bladder-fern), được phát hiện mọc trên những tảng đá giàu chất nền trong một hang động biển trên bờ biển Kincardineshire vào năm 1838. Đến năm 1860, các cây bản địa ban đầu dường như đã bị tuyệt chủng, may mắn gần đây đã được phục hồi với quần thể lớn hơn.

Một số loài Dương Xỉ Quý Hiếm - Cơn cuồng dương xỉ - Pteridomania
Một số loài Dương Xỉ Quý Hiếm – Cơn cuồng dương xỉ – Pteridomania

Pteridomania ở bên ngoài nước Anh

Pteridomania “thường được coi là cơn điên đặc sản của người Anh”, và các nhà sử học bị chia rẽ về phạm vi của nó bên ngoài Vương quốc Anh. John D. Scott đã viết:

Cơn sốt dường như đã bỏ qua nước Mỹ – rất có thể bởi vì những loài tương tự ở Mỹ này về cơ bản không có những hình dạng bất thường “quái đản” giống ở đây. Nó cũng có thể là do các nhà thực vật học Hoa Kỳ phần lớn quan tâm đến việc làm sáng tỏ sự phức tạp của các loài liên quan đến các phức hệ dương xỉ như Asplenium, Dryopteris và Botrychium.

Trái lại, nhà sử học Sarah Whittingham đã “đưa ra nhiều bằng chứng rằng nó đã đến được bờ biển Hoa Kỳ”. Trong cuốn sách của cô Fern Fever: The Story of Pteridomania. Hiệp hội Cây dương xỉ Hoa Kỳ (The American Fern Society) được thành lập vào năm 1893 và hiện có hơn 900 thành viên trên toàn thế giới. Hội có trụ sở tại Đại học Indiana và được coi là “một trong những câu lạc bộ dương xỉ quốc tế lớn nhất trên thế giới.”  William Ralph Maxon nhiều lần giữ chức chủ tịch hội.

Nhà Dương Xỉ (Fernery) Dorrance H. Hamilton tại Vườn ươm Morris của Đại học Pennsylvania là Nhà Dương Xỉ Victoria độc lập duy nhất còn lại ở Bắc Mỹ. Nó có một mái kính cong theo phong cách Victoria và tròn 100 tuổi vào năm 1999. Được thiết kế bởi John Morris, tên gọi của vườn ươm. Nhà Dương Xỉ này được cho là hiện thân của “Một số niềm đam mê của người Victoria. Thích sưu tầm, tôn kính thiên nhiên, theo đuổi gu thời trang cho những khu vườn lãng mạn với những mái nhà lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời.”

Nhà Dương Xỉ (Fernery) - Dorrance H. Hamilton (Cơn cuồng dương xỉ - Pteridomania)
Nhà Dương Xỉ (Fernery) – Dorrance H. Hamilton (Cơn cuồng dương xỉ – Pteridomania)

Pteridomania đã có những tác động tiêu cực đến môi trường Úc. Ở Queensland cơn sốt dương xỉ đã chứng kiến ​​các loài thực vật bị tước bỏ khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng để làm mồi cho những người thu

mua. Những cây dương xỉ biểu sinh như Staghorns và Tổ chim được thu thập từ tự nhiên vì chúng trở thành những vật trang trí phổ biến có thể treo được. Một nét thẩm mỹ khá đặc biệt ở Queensland là cảnh tượng những cây Ổ Rồng được trang hoàng cho cơ sở hạ tầng công cộng và tư nhân bao gồm Tòa nhà Quốc hội và các ga xe lửa lớn. Kiểu trang trí này vẫn tồn tại cho đến cuối thế kỷ XX.

 

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon