Trầu Bà Lụa (Scindapsus pictus, Silver Pothos): Hướng dẫn nhân giống đơn giản nhất

Hôm nay Codai.net xin chia sẻ cách nhân giống cây Trầu Bà Lụa (Scindapsus Pictus, Silver Pothos) đơn giản nhất bằng cách tận dụng các cây mọc theo kiểu leggy (lộ thân, dài cành và ít lá sum suê).

  • Xem thêm các loài và giống trong chi Scindapsus bằng hình ảnh TẠI ĐÂY ạ!

Hướng dẫn nhân giống Trầu Bà Lụa (Scindapsus pictus – Silver Pothos)

Khi trồng các loại cây dây leo thuộc các chi Epipremnum, Scindapsus, Philodendron hay Monstera trong nhà. Rất dễ để gặp tình trạng một vài cây sẽ bị tình trạng leggy như chậu cây trên cùng trong ảnh bên dưới. Hai chậu Trầu Bà Lụa (Scindapsus Pictus, Silver Pothos) bên dưới có lá sum suê hơn. Khoảng cách các lá gần hơn tạo ra cảm giác bụi nhiều lá hơn (mặc dù số lượng lá chưa chắc nhiều hơn chậu ở trên cùng).

Chậu cây Trầu Bà Lụa (Scindapsus Pictus, Silver Pothos) ở trên cùng có nhiều cây mọc theo kiểu leggy, cành dài, khoảng cách giữa các lá khá xa nhau.
Chậu cây Trầu Bà Lụa (Scindapsus Pictus, Silver Pothos) ở trên cùng có nhiều cây mọc theo kiểu leggy, cành dài, khoảng cách giữa các lá khá xa nhau.

Có nhiều nguyên nhân để các loại cây Pothos (cây leo) bị leggy:

  • Thiếu sáng
  • Các cành lá quá nặng và vít cả cây xuống
  • Do điều kiện dinh dưỡng
  • Do sức khỏe của cây

Tùy theo thẩm mỹ và sở thích từng người mà mỗi kiểu mọc lại có nét đẹp riêng. Có người thích các cành mọc dài kiểu leggey và cũng có người thích kiểu mọc ngắn sum suê hơn. Trong trường hợp thích leggy thì các bạn cứ để nguyên. Còn nếu muốn kiểu lùn sum suê thì mình xin chia sẻ một cách đơn giản nhất. Để có thể biến một chậu gồm nhiều cây leggy thành các cây ngắn sum suê một cách đơn giản nhất. Cả nhà theo dõi ảnh bên dưới nhé:

Hướng dẫn nhân giống Scindapsus pictus - Silver Pothos bằng hình ảnh đơn giản nhất
Hướng dẫn nhân giống Scindapsus pictus – Silver Pothos bằng hình ảnh đơn giản nhất
  • Bước 01: Hãy chọn những cây đang mọc kiểu leggy để làm nguyên liệu nhân giống. Đây cũng là lúc để kiểm tra sức khỏe của cây
  • Bước 02: Hãy cắt các cây xuống gần sát gốc. Chừa lại một vài nodes (mấu, mắt) để từ đây cây sẽ ra lá non mới
  • Bước 03: Với các cành đã cắt lìa thân, tiếp tục chia thành từng đoạn ngắn. Mỗi đoạn nên có một lá và một nodes.
  • Bước 04: Hãy dùng dây đồng hoặc các loại dây nhôm để buộc các đoạn ngắn với nhau, tầm 7,8 ngọn là vừa đẹp.
  • Bước 05: Hãy kiểm tra để dây buộc không làm dập các đoạn cành giâm. Cũng như không quá lỏng dễ làm các cành giâm bị tuột
  • Bước 06: Hãy cắm cả bụi đã được cột với nhau vào một lọ thủy tinh chứa đầy nước. Đảm bảo nước trong chậu vô trùng, sạch và không có hóa chất. Chậu thủy tinh giúp cho việc kiểm tra các cành giâm ra rễ dễ dàng hơn cũng như kiểm tra chất lượng nước thường xuyên. Nếu nước chuyển màu thì nên thay nước mới và làm sạch các phần cây thối ủng. Hãy để các lọ thủy tinh này ở nơi thoáng gió, có ánh sáng cao nhưng được lọc (tránh nắng trực tiếp), độ ẩm tương đối, nhiệt độ trunh bình và tránh gió lạnh lùa.
  • Bước 07: Khi thấy các cành giâm ra rễ nhiều, cả nhà có thể đem ra trồng vào các chậu có giá thể nhẹ. Để có các chậu Trầu Bà Lụa mới tuyệt đẹp!!!!

Nhiều trường hợp cả nhà trồng để cây leggy quá nhiều khiến cho việc chăm sóc cây khó khăn. Khi cành bị leggy thường dài, nhỏ và dễ bị tổn thương (gãy, dập, thối, nhiễm bệnh hoặc bị chuột, chim, thú nuôi cắn đứt). Hãy xem ảnh bên dưới để dễ hình dung ạ.

Ảnh bên trái là một cây Trầu Bà Lụa quá leggy và có nhiều cành đã bị khô, gãy khiến lá ở trên cũng bị hỏng theo do không được cung cấp năng lượng và nguồn sống. Ảnh bên phải là một cây leggy ở mức độ vừa phải, cành lá tươi tối và luôn sẵn sàng để được nhân giống.
Ảnh bên trái là một cây Trầu Bà Lụa quá leggy và có nhiều cành đã bị khô, gãy khiến lá ở trên cũng bị hỏng theo do không được cung cấp năng lượng và nguồn sống. Ảnh bên phải là một cây leggy ở mức độ vừa phải, cành lá tươi tối và luôn sẵn sàng để được nhân giống.

Một số thắc mắc thường gặp

  • Mất bao lâu để các cành giâm ra rễ? Thường không có câu trả lời chắc chắn. Nếu các điều kiện thoáng khí, nhiệt độ trung bình, ánh sáng cao vừa đủ (không bị nắng trực tiếp) thì theo kinh nghiệm của mình từ 2 – 3 tuần là các cành giâm ra rễ và có thể trồng ra đất như các cây độc lập.
  • Nên trồng ra đất khi nào? Nếu các cành giâm ra rễ dài tầm 1,2 cm thì có thể đem ra đất trồng được. Nếu như anh chị em thấy các cành giâm ra rễ ở trong nước đẹp. Thì có thể để chúng trong nước như thế vô thời hạn.
  • Có cần thay nước trong lọ thủy tinh không? Nếu nước vẫn trong thì chỉ cần tiếp nước đầy lên nếu thấy nước cạn. Trường hợp có rêu tảo hoặc nước đổi màu. Do một cành giâm nào đó có một phần bị thối ủng thì nên thay nước mới.
  • Có bắt buộc phải dùng lọ thủy tinh không, nếu dùng lọ tối màu không trong suốt thì sao? Không sao cả, rễ có thể phát triển trong bóng tối. Nhưng lọ thủy tinh giúp cho việc kiểm tra và theo dõi dễ dàng hơn, thẩm mỹ cũng có vẻ là đẹp hơn.
  • Sử dụng giá thể đất thế nào cho cành giâm đã ra rễ trong nước? Nên dùng các loại hỗn hợp giá thể nhẹ, thoát nước tốt. Anh chị em có thể tham khảo cách mix đất theo công thức của Codai Soil Balance.
  • Chú ý sau khi trồng cây ra đất là gì? Đó là ánh sáng đủ mạnh để cây quang hợp và đất đủ ẩm để cành giâm ra rễ mới phù hợp với môi trường đất. Nếu thiếu ẩm cành giâm dễ chết khô còn thừa ẩm mà thiếu sáng thì cành giâm dễ bị thối ủng.

Chúc cả nhà có thể tự nhân giống để có thêm nhiều chậu cây Pothos mới ạ ^^!

0988110300
chat-active-icon