“Orchidelirium”: Hội chứng cuồng Hoa Lan, cơn điên xuất phát từ những kẻ mê đắm hoa Lan giàu sụ trong thời đại Victoria

“Orchidelirium”, một cơn điên cuồng nổi tiếng!!!!

Dạo gần đây anh chị em nếu theo dõi các blog về cây cảnh nói chung và hoa Lan nói riêng có thể bắt gặp cụm từ “Orchidelirium”. Trong bài viết này mình (Dũng Cá Xinh) sẽ tổng hợp một số nguồn bài viết và lược dịch để anh chị em có một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu nhất về cụm từ này!

Định nghĩa

  • Wikipedia định nghĩa: “Orchidelirium” (/ɔɹkɪdlɪɹiəm/”): Orchidelirium, also called orchidomania or orchid fever, is the name given to the Victorian era of flower madness when collecting and discovering orchids reached extraordinarily high levels. Wealthy orchid fanatics of the 19th century sent explorers and collectors to almost every part of the world in search of new varieties of orchids. Orchidelirium is seen as similar to Dutch tulip mania. Today there still exists some levels of orchid madness, that has some times resulted in theft of exceptional orchids among collectors such as the Ghost Orchid
  • Lược dịch: “Orchidelirium” (/ɔɹkɪdlɪɹiəm/”) (còn được gọi cách khác là “orchidomania” hoặc “orchid fever”) là định nghĩa được đặt cho sự điên rồ cực đại trong việc sưu tầm và phát hiện các loài hoa Lan trong thời đại Victoria (Trong lịch sử của Vương quốc Anh, thời đại Victoria là thời kỳ trị vì của Nữ hoàng Victoria, từ ngày 20 tháng 6 năm 1837 cho đến khi bà qua đời vào ngày 22 tháng 1 năm 1901.) Những fan cuồng hoa Lan với tài sản kếch xù của thế kỷ 19 đã cử những “thợ săn hoa Lan” đến mọi ngóc ngách trên thế giới để tìm các giống, loài hoa Lan. “Orchidelirium” cũng na ná với “Dutch Tulip Mania” (Cơn cuồng hoa Tulip Hà Lan). Ngày nay cơn điên này vẫn tồn tại ở một mức độ nào đó, đôi khi nảy sinh ra những vụ trộm hoa Lan siêu hiếm giữa những người sưu tầm, ví dụ như loài Lan Ma (Ghost Orchid, Dendrophylax lindenii). 
Nạn nhân của Orchidelirium: Ghost Orchid (Lan ma, Dendrophylax lindenii). Ảnh: Mick Fournier, Pompano Beach, Florida
Nạn nhân của Orchidelirium: Ghost Orchid (Lan ma, Dendrophylax lindenii). Ảnh: Mick Fournier, Pompano Beach, Florida

Dendrophylax lindenii (tên tiếng Việt là Dạ Hương Lan) là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được (Lindl.) Benth. ex Rolfe mô tả khoa học đầu tiên năm 1888. Qua nhiều lần đổi tên, đến nay chính thức sử dụng tên Dendrophylax lindenii. Vì sự hiếm có về mặt số lượng cũng như hình dạng không có lá mà sự tồn tại của loài này được ghi nhận rất muộn. Người ta còn gọi loại lan này là lan ma, do nó khó phát hiện trên thân cây chủ cho đến khi ra hoa màu trắng có mùi rất thơm. Hiện nay số lượng cá thể Dạ Hương lan trên thế giới ước tính có hơn 3000 cá thể. Loài nằm trong danh sách đe dọa tuyệt chủng và đang rất được quan tâm bảo tồn tại Mỹ. (Theo Wikipedia)

Lịch sử

Việc trồng Lan bắt đầu ở Anh vào thế kỷ 19. Hoa Lan đã được mang đến châu Âu bởi các công ty hoặc cá nhân đã tài trợ cho các chuyến thám hiểm sưu tầm. Ban đầu, “Orchidelirium” là một cơn sốt chỉ giới hạn trong giới thượng lưu châu Âu. Là một loại cây khó trồng ở vùng khí hậu lạnh hoặc thậm chí ôn đới, những người chơi giàu có đã đốt cả gia tài cho những cây Lan bị chết trong điều kiện nuôi trồng không thích hợp, thường là do rễ bị úng trong nhà kính ngột ngạt. Các nhà sưu tập chuyên nghiệp được ủy quyền đã đi nhiều tháng khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm các loài Lan mới quý hiếm. Đó là một công việc nguy hiểm, đôi khi được lãng mạn hóa. Rất nhiều người đã chết trong những chuyến thám hiểm này, do bị lạc đường hoặc xung đột với người dân địa phươn. Những kẻ săn lan đối thủ đôi khi có hành vi cố ý phá hoại, chẳng hạn như đi tiểu vào những cây mà đối thủ của họ đã đổ máu mới lấy được. Những cuộc thám hiểm tốn kém này thường được che giấu trong bí mật và không có gì lạ khi các nhà sưu tập tung ra những thông tin sai lệch về địa điểm tìm thấy những loài Lan mới. Những loài Lan mới lạ thường được bán đấu giá nhiều nhất ở London với mức giá cao ngất ngưởng. Trong thời gian này, rất ít thông tin về việc nuôi trồng lan và tỷ lệ sống sót của chúng thực sự rất ảm đạm. Thông qua thử nghiệm và bằng cách thu thập thêm thông tin về điều kiện phát triển của phong lan trong môi trường sống tự nhiên của chúng, kiến ​​thức đã dần được phát triển và đến năm 1851 Benjamin Samuel Williams đã xuất bản ấn bản đầu tiên liên quan đến việc nuôi trồng hoa Lan: The Orchid Grower’s Manual (London 1852, xuất bản lần thứ 7 năm 1894.)

Benjamin Samuel Williams đã xuất bản ấn bản đầu tiên liên quan đến việc nuôi trồng hoa Lan: The Orchid Grower’s Manual
Benjamin Samuel Williams đã xuất bản ấn bản đầu tiên liên quan đến việc nuôi trồng hoa Lan: The Orchid Grower’s Manual

Benjamin Samuel Williams (Sinh 2 tháng 3 năm 1822 – Mất 24 tháng 6 năm 1890), Nhà trồng lan và nhà ươm Lan người Anh ở Luân Đôn, chủ yếu được biết đến với những ghi chú về cách làm vườn trên hoa Lan trong các ấn phẩm như The Orchid Grower’s Manual (London 1852, xuất bản lần thứ 7 năm 1894), Select Orchidaceous Plants (London, 1862 trở đi) và The Orchid Album (London 1882–97). James, cha của Williams, là người làm vườn cho Robert Warner, nhà thực vật học, tại Hoddesdon, và Benjamin bắt đầu làm việc dưới quyền của cha mình vào năm mười bốn tuổi. Lần đầu tiên anh trở nên nổi tiếng với tư cách là một người trồng Lan khi được thuê bởi nhà sưu tập phong lan C. B. Warner, người có những cây Lan giành được giải thưởng tại các cuộc triển lãm hoa Lan hàng đầu. Williams là đối tác kinh doanh của Robert Parker trong một vườn ươm ở đường Seven Sisters ở Holloway từ năm 1854 đến năm 1861, và sau đó chuyển đến Vườn ươm Victoria và vườn ươm Paradise gần đó. Nhà thực vật học này khi trích dẫn trong tên một loài thực vật được ký hiệu tên tác giả là B.S.Williams.

Thời đại Victoria, hoa Lan rất hiếm và khó nắm bắt, nhưng mọi người đã say mê vẻ đẹp kỳ lạ của chúng. Trên thực tế, sưu tầm hoa Lan là một nỗi ám ảnh, và những nhà sưu tập đam mê hoa đã tìm kiếm những loài hoa đặc biệt từ khắp nơi trên thế giới. Khi họ không săn lùng những bông hoa mỏng manh, họ sẽ dành thời gian chăm sóc bộ sưu tập hoa Lan trong nhà kính riêng của họ. Orchidmania đã lan rộng khắp thế giới và dẫn đến cơn sốt mang tên “Orchidelirium”, trong đó mọi người bị ám ảnh bởi những bông hoa đến mức sẵn sàng bỏ ra hàng nghìn đô la cho bộ sưu tập hoa Lan của mình. Đối với họ, hoa Lan tượng trưng cho sự quý hiếm, sắc đẹp và rất có thể là biểu tượng của địa vị. 

Hoa Lan có gì đặc biệt

Hoa lan là loài hoa mỏng manh, đẹp đẽ và có chút gì đó huyền bí. Chúng tạo ra nhiều thách thức khi được trồng trong nhà kính. Mặc dù có hơn 25.000 loài Lan, nhưng không nhiều trong số chúng mọc hoang ở Anh. Khi người châu Âu bắt đầu khám phá thế giới và giới thực vật học nghiệp dư trở nên thịnh hành, những bông hoa kỳ lạ được xem như báu vật, nhưng không phải loài hoa nào vượt qua Hoa Lan. Giống như mọi thứ quý hiếm, hoa Lan trở nên HOT và có giá trị, đặc biệt là đối với người dân nước Anh thời Victoria. Đối với họ, loài hoa độc đáo tượng trưng cho sự giàu có và đặc quyền.

Ví dụ: Lan gấm hay Lan kim tuyến (Anoectochilus reinwardtii), một loại Địa Lan nằm trong nhóm 1 (nhóm nguy cấp) của Sách đỏ Việt Nam, anh chị em có thấy lá và hoa của nó đẹp không ạ?

Anoecochilus reinwardtii (Lan gấm) mọc tự nhiên trong rừng. Ảnh: TISSUE CULTURE AND ORCHIDOLOGI.
Anoecochilus reinwardtii (Lan gấm) mọc tự nhiên trong rừng. Ảnh: TISSUE CULTURE AND ORCHIDOLOGI.
Cận cảnh hoa Anoecochilus reinwardtii (Lan gấm). Ảnh: Ingrid Pape.
Cận cảnh hoa Anoecochilus reinwardtii (Lan gấm). Ảnh: Ingrid Pape.

Hoa Lan không chỉ đặc biệt vì vẻ đẹp cua nó. Giải phẫu học hiện đại với những kỹ thuật tiên tiến nhất đã cho thấy hoa Lan là một ví dụ điển hình của sự tiến hóa. Hoa Lan được biết đã tồn tại trên trái đất từ hàng triệu năm trước, trước cả thời điểm xuất hiện của loài Khủng Long. Trừ Nam Cực ra thì chúng có mặt ở mọi lục địa, mọi lãnh thổ. Cùng với họ Cúc (Asteraceae hoặc Composita), họ Lan (Orchidaceae (/ɔːrkəˈdeɪʃiː/ )) là một trong hai họ thực vật có hoa lớn nhất. Họ Lan có khoảng 28.000 loài hiện được chấp nhận, phân bố trong khoảng 763 chi. Việc xác định họ nào lớn hơn vẫn còn đang được tranh luận, bởi vì dữ liệu đã được xác minh về các thành viên của những Họ thực vật như vậy liên tục thay đổi. Bất kể thế nào, số lượng loài Lan gần bằng số loài Cá có xương (Bonny Fish), gấp hơn hai lần số Loài chim (Bird) và khoảng bốn lần số Loài có vú (Mammal).

“Bất kỳ nhà sưu tập nào cũng sẽ chết trước khi sưu tầm được tất cả các loài Lan trên thế giới!” – Susan Orlean – Tác giả sách “The Orchid Thief”

Lan có vẻ là sinh vật tương đối thông minh. Chúng thực hiện hành vi sinh sản hoàn toàn dựa vào yếu tố bên ngoài cũng như các loài động vật khác để thụ phấn. Chúng không cần cạnh tranh khốc liệt với các loài cây tự thụ phấn khác mà phát triển thuật dụ dỗ côn trùng ở trình độ cao. 

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loài thuộc chi Lan Gáo (Coryanthes) có cơ chế bẫy mồi khá giống với các loài trong chi Bắt Mồi (Nepenthes). Điểm khác biệt cơ bản là nếu như các loài thuộc chi Nepenthes tiêu hóa con mồi thì Lan Gáo để đường thoát cho con mồi. Trong nỗ lực thoát khỏi hoa Lan, phấn sẽ “vô tình” hoặc “hữu ý” dính lên người con mồi và sẽ tự rơi ra khi nó chui vào một bông hoa khác để tạo ra quá trình thụ phấn. 

Hoa Lan còn có cơ chế dụ bẫy cực kỳ tinh vi, một số chiêu thức độc đáo của chúng là:

  • Ngụy trang giống một loài hoa có mật khác mặc dù Lan chỉ có mật giả. 
  • Phát ra mùi hương đặc biệt: Vani, Sô cô la, mùi chân thối hoặc mùi thịt đang phân hủy (Bulbophyllum grandiflorum) để thu hút ruồi tới đẻ trứng. 
Bulbophyllum grandiflorum. Ảnh: Melida Demorizi
Bulbophyllum grandiflorum. Ảnh: Melida Demorizi
  • Phát ra mùi hương giống hệt pheromone (hóc môn tình dục phát ra bởi các loài côn trùng)
  • Giả làm bạn tình (pseudocopulation) khi bông hoa Lan có hình dạng y hệt một loài côn trùng cụ thể (ví dụ một con bướm, một con ong) để thu hút côn trùng khác giới đến giao phối mạnh mẽ. 
Loài Lan (Ophrys apifera var. aurita) có cánh hoa môi rất giống bụng Ong. Ảnh: BerndH
Loài Lan (Ophrys apifera var. aurita) có cánh hoa môi rất giống bụng Ong. Ảnh: BerndH

Charles Darwin là một người đam mê nghiên cứu về Lan cũng như các chiêu thức dụ dỗ đáng kinh ngạc của chúng. Trong cuốn sách “THE VARIOUS CONTRIVANCES BY WHICH ORCHIDS ARE FERTILISED BY INSECTS”, ông đã tiên đoán về một quá trình gọi là Đồng Tiến Hóa (co-evolution) của một số loài Lan với động vật thụ phấn đặc thù. Hai loài này phát triển đồng thời và phụ thuộc chặt chẽ vào nhau, nếu không có 1 trong 2 loài thì cả  2 sẽ nhanh chóng bị tuyệt chủng. 

Darwin đã mô tả về một loài Lan Star Orchid (Ngọc Lan Tây) đến từ Madagascar (Angaecum sesquipedale). Chúng có hoa màu trắng, phát ra hương thơm chỉ vào buổi đêm và sở hữu một giếng mật nằm rất sâu, ngoài tầm với của tất cả các loài bướm đêm đã biết. Darwin dự đoán về sự tồn tại của một loại bướm đêm có vòi dài đặc biệt tới 30cm, giống như một ống hút, đủ dài để có thể chạm tới giếng mật. Dự đoán này đã bị chê cười và cho rằng là phi lý cho đến khi những video và ảnh bắt được khoảnh khắc loài bướm đêm kì dị có vòi siêu dài đang hút mật Ngọc lan tây được rộng rãi công bố. Loài bướm đêm đó sau này được đặt tên là “Predicta Moth” (Xanthopan morganii praedicta) (Bướm Đêm Tiên Đoán) để tôn vinh dự đoán của Darwin.

Họ Lan sống sót khỏi các thảm họa diệt chủng bằng sự thích nghi và tiến hóa. Chúng tự nhân bản và đột biến để tồn tại. Chính vì thế không những bị tuyệt diệt, chúng lại tự tạo ra các giống loài riêng. Thực sự đáng ngưỡng mộ!!!

Darwin và tiên đoán nổi tiếng về loài bướm đêm có vòi siêu dài chưa từng thấy trước đó. Ảnh - Quintessence.
Darwin và tiên đoán nổi tiếng về loài bướm đêm có vòi siêu dài chưa từng thấy trước đó. Ảnh – Quintessence.
Xanthopan morganii praedicta đang dùng vòi cực dài để hút mật từ hoa của loài Angraecum sesquipedale. Ảnh: researchgate.net
Xanthopan morganii praedicta đang dùng vòi cực dài để hút mật từ hoa của loài Angraecum sesquipedale. Ảnh: researchgate.net

Orchidelirium – Cơn điên được được hình thành một cách ngẫu nhiên

Đầu những năm 1800, William John Swainson, một nhà tự nhiên học người Anh, đã đến Brazil thu thập các loài thực vật kỳ lạ để mang về Anh nghiên cứu. Trong khi đóng gói thực vật cho chuyến đi biển dài ngày, Swainson đã sử dụng rễ và cây từ nhiều loại thực vật mà ông cho là vô giá trị. Trong số này có một số cây phong lan đang ở giai đoạn phát triển. Khi ông quay trở về Anh, đã có những cây ra hoa. Những bông hoa kỳ lạ, yếu ớt, tuyệt đẹp là một kỳ quan đáng để chiêm ngưỡng. Lúc đầu, mọi người chỉ muốn ngắm nhìn những bông hoa ngoạn mục này. Sau đó, họ muốn sở hữu chúng. Cơn sốt Phong lan đã bén rễ. Chẳng bao lâu nó đã nở rộ thành “Orchidelirium” chính thức.

William John Swainson (Sinh 8 tháng 10 năm 1789 – mất 6 tháng 12 năm 1855), là một nhà Điểu học (ornithologist), nhà nghiên cứu về bệnh Ác Tính (malacologist), nhà nghiên cứu bệnh học (conchologist), nhà côn trùng học (entomologist) và nghệ sĩ (artist) người Anh.

William John Swainson (Sinh 8 tháng 10 năm 1789 - mất 6 tháng 12 năm 1855)
William John Swainson (Sinh 8 tháng 10 năm 1789 – mất 6 tháng 12 năm 1855)

Orchidelirium và thực tế: Những người Anh giàu có đã thuê “thợ săn Lan” đi săn Lan

Sưu tầm và trưng bày Hoa Lan là thú tiêu khiển của tầng lớp khá giả, thượng lưu. Họ muốn có những loài Lan hiếm nhất, độc đáo nhất cho bộ sưu tập của mình, nhưng họ không muốn phải đi lang thang khắp các khu rừng nước ngoài để tìm kiếm chúng. Thay vào đó, họ tài trợ cho những chuyến thám hiểm săn phong lan tốn kém đến những vùng đất xa xôi và nhờ những người khác săn lùng chúng.

Tranh vẽ một "Thợ Săn Lan". Nguồn: Pinterest
Tranh vẽ một “Thợ Săn Lan”. Nguồn: Pinterest
Một phụ nữ nông dân người Jamaica đang ôm một bó Lan lớn. Ảnh: The New York Public Library.
Một phụ nữ nông dân người Jamaica đang ôm một bó Lan lớn. Ảnh: The New York Public Library.

Orchidelirium từng là đặc quyền giới thượng lưu. Khác với những cơn điên khác (như hoa Tulip, Dương Xỉ)… thì Hoa Lan đòi hỏi môi trường vi khí hậu (micro-climate) rất đặc thù để có thể tồn tại. Để sở hữu các giống loài Lan hoàn toàn mới, giới siêu giàu thời đại Victoria đã phải tổ chức các cuộc đại viễn chinh đến những nơi cực kỳ xa xôi như Úc, Nam Mỹ hay bờ phía nam Thái Bình Dương… Càng nơi khỉ ho cò gáy, thâm sơn cùng cốc, hoa Lan càng độc đáo. Càng hiếm thì giá trị càng cao, đôi khi lên tới vài ngàn đô la Mỹ cho một cây giống (tương đương hàng trăm triệu Việt Nam đồng thời điểm hiện tại).

“Tôi biết có rất nhiều sự thù địch của dân bản địa ở đó, tôi biết rằng địa hình nơi đó vô cùng khủng khiếp và dịch bệnh tràn lan, nhưng đó chính là những nơi lí tưởng. Nếu muốn tìm một loài Lan mới, nhất định chúng ta phải đến những nơi hiểm nguy trùng điệp như vậy vì sẽ không có ai khác dám bén mảng.”Tom Hart Dyke – thợ săn Hoa Lan huyền thoại từng chia sẻ. Vào năm 2000 Tom Hart Dyke cùng bạn đồng hành của mình, Paul Winder ,từng bị bắt giữ trong vòng 9 tháng cũng như bị dọa giết bởi phiến quân FARC trong một chuyến săn Lan đẫm máu ở Darién, khu vực biên giới Panama và Colombia.

Nhà thực vật học Tom Hart Dyke. Ảnh: Mary Dawson
Nhà thực vật học Tom Hart Dyke. Ảnh: Mary Dawson

Thomas Guy Hart Dyke (Tom Hart Dyke) (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1976) là một nhà làm vườn (horticulturist), tác giả (author) và thợ săn thực vật (plant hunter) người Anh thuộc gia đình Hart Dyke. Anh là con trai và là người thừa kế của Guy Hart Dyke và Sarah Hart Dyke tại dinh thự của gia đình ở Lâu đài Lullingstone, Eynsford, Kent. Anh là người thiết kế Vườn Thực vật Thế giới (World Garden of Plants), khu vườn nằm trong khuôn viên dinh thự. Vườn Thế giới có khoảng 8.000 loài thực vật, nhiều loài được Hart Dyke thu thập từ môi trường bản địa của chúng. Anh ấy đã trình bày một tập của Great British Garden Revival vào năm 2013. Tom Hart Dyke là người bảo trợ cho tổ chức từ thiện British Cactus & Succulent Society.

Việc săn bắn Phong Lan hiện đại không phải là không có những nguy hiểm của nó. Tom Hart Dyke là một thợ săn thực vật theo truyền thống và nối gót những người săn lan thời đại Victoria và thời đại Edward. Anh đã bị bắt giữ vào năm 2000 bởi những kẻ bắt cóc được cho là phiến quân FARC nằm ở vùng tranh chấp Darién giữa Panama và Colombia, khi đang săn lùng những loài Lan quý hiếm. Anh và người bạn đồng hành của mình, Paul Winder, bị giam cầm trong 9 tháng và bị dọa giết. Hart Dyke giữ vững tinh thần của mình bằng cách tạo ra một thiết kế cho một khu vườn chứa các loại cây được thu thập trong các chuyến đi của anh ấy, được bố trí dưới dạng bản đồ thế giới, các cây được định vị theo các lục địa tương ứng xuất xứ của chúng. 

Quay lại thời đại Victoria, có lẽ không ai không biết đến Benedikt Roezl, thường được gọi là Benito Một Tay. Với một tay còn lại và một tay là móc sắt, ông đi bộ khắp châu Mỹ để săn phong lan cũng như các loài thực vật khác. Có những chuyến đi từ Panama đến Venezuela, Benito Một Tay đã gửi về London tận tám tấn hoa Lan. 

Benedikt Roezl (13 tháng 8 năm 1824, Horomeritz (Bohemia, Đế quốc Áo) - 14 tháng 10 năm 1885, Praha)
Benedikt Roezl (13 tháng 8 năm 1824, Horomeritz (Bohemia, Đế quốc Áo) – 14 tháng 10 năm 1885, Praha)

Benedikt Roezl (13 tháng 8 năm 1824, Horomeritz (Bohemia, Đế quốc Áo) – 14 tháng 10 năm 1885, Praha) là một nhà du lịch (traveller), người làm vườn (gardener) và nhà thực vật học (botanist) (đôi khi là Benedict hoặc Benito Roezl theo cách gọi của người da đỏ). Benito có lẽ là nhà sưu tập và thợ săn hoa Lan nổi tiếng nhất trong thời đại của ông. Mặc dù bị mất một bàn tay (trong một tai nạn ở Cuba), Roezl đã đi khắp thế giới và khám phá ra hơn 800 loài phong lan, với hơn bốn mươi loài được đặt tên để vinh danh ông. Roezl cũng là người sáng lập tạp chí thực vật của Séc, Flora, vào năm 1880. Có một bức tượng (mô tả ông ôm một cây phong lan với một người Mỹ bản địa quỳ bên cạnh) của Roezl ở Prague, nằm ở cuối phía nam của Quảng trường Charles.

Bức tượng (mô tả ông ôm một cây phong lan với một người Mỹ bản địa quỳ bên cạnh) của Roezl ở Prague, nằm ở cuối phía nam của Quảng trường Charles
Bức tượng (mô tả ông ôm một cây phong lan với một người Mỹ bản địa quỳ bên cạnh) của Roezl ở Prague, nằm ở cuối phía nam của Quảng trường Charles.
Dracula roezlii được đặt tên theo thợ săn Lan huyền thoại Benedict Roezl. Ảnh: Dracula-species.
Dracula roezlii là một trong hơn 40 loài Phong Lan được đặt tên theo thợ săn Lan huyền thoại Benedict Roezl. Ảnh: Dracula-species.eu

Orchidelirium có cả đầu rơi, máu chảy

Orchidelirium không chỉ là một cơn sốt liên quan đến tiền. Nó còn có cả máu vì “cắt cổ” con người ta theo nghĩa đen. Trong cơn điên cuồng săn lùng hoa Lan này, những thợ săn có lẽ là những người có tuổi thọ ngắn nhất. Những người tử nạn khi săn Lan không có thống kê đầy đủ, nhưng ai cũng biết là nhiều vô kể. Nguyên nhân chết cũng đa dạng vô cùng: Người chết đuối, kẻ bị chặt đầu, người dính bệnh dịch, kẻ bị thú dữ ăn thịt, thậm chí có những cái chết thảm khốc như bị người dân bản địa ăn thịt. 

Có những câu chuyện đã trở thành giai thoại:

  • Năm 1901, tám thợ săn phong lan đã đi tìm những loài Lan quý hiếm ở Philippines. Một trong số những người thợ săn bị hổ ăn thịt, một người khác bị đổ dầu vào người và bị thiêu sống, và năm người khác biến mất hoàn toàn. Người đàn ông sống sót sau thử thách đã thu thập được 7.000 mẫu hoa Lan, rất nhiều trong số đó là Phalaenopsis (Lan Hồ Điệp) và trở nên giàu sụ. (Theo Jorge Mario Munera. “Twelve Portraits of the Dracula Orchid”. Rockefeller Center for South America study.)
Phalaenopsis schilleriana - Một loài Lan Hồ Điệp đặc hữu của Philippines
Phalaenopsis schilleriana – Một loài Lan Hồ Điệp đặc hữu của Philippines
  • Một nhóm thợ săn Phong Lan khác ở Papua New Guinea đã bị bắt làm con tin. Hai thành viên của nhóm đã bị chặt đầu trước khi quân đội Indonesia đến giải cứu. (Theo “Orchid Hunter”. 26/11/2002)

Colombia được cho là một trong những nơi tốt nhất để săn hoa Lan, nhưng nó cũng từng là một trong những nơi khó sống sót nhất. William Arnold chết đuối trên sông Orinoco chảy xiết và hoang dã khi đang trong một chuyến thám hiểm thu thập; David Bowman chết vì bệnh kiết lỵ; và bệnh sốt vàng da đã giết chết Gustavo Wallis ở vùng núi Andean.

Albert Millican vừa là một họa sĩ vừa là một thợ săn hoa Lan (Orchid hunter). Anh chia sẻ rằng săn lùng hoa Lan là một công việc cực kỳ nguy hiểm. Đây là những gì anh đã chuẩn bị cho một chuyến săn hoa Lan: “Tôi đã chuẩn bị một kho dao, kiếm cướp biển (cutlass), súng lục ổ quay và súng trường.”

Cuộc cạnh tranh giữa các thợ săn không khác gì chiến tranh. William Arnold đụng độ với một nhóm thợ săn hoa Lan khác và kết thúc bằng một trận chiến sống còn. Khi Arnold viết về điều này cho chủ nhân của mình, anh ta được lệnh phải theo dõi nhóm đối thủ, thu thập những mẫu vật giống như anh ta đã làm, và cố gắng đi tiểu lén vào bộ sưu tập của họ để giết hoa Lan. Những người săn lan dù có nhớ nhà và cô đơn đến đâu, họ cũng không bao giờ kết bạn với các đối thủ của mình.

Wilhelm Micholitz là một trong những thợ săn Lan giỏi nhất. Khi chiếc thuyền của anh ta bị bốc cháy; mặc dù những cây Lan anh sưu tầm đã chết, nhưng Micholitz may mắn vẫn sống sót. Anh ta báo tin cho chủ nhân của mình là Sander, và được lệnh phải quay trở lại để tìm kiếm Lan thay thế cho những cây đã bị cháy, mặc dù thực tế khi đó là mùa mưa và việc thu hái hoa Lan gần như không thể thực hiện được. Một mục trong nhật ký của Micholitz được thực hiện ở Bogotá: “Tôi chỉ mong Thuộc địa của Anh hoặc Hà Lan được trật tự ở phía Đông để có thể làm công việc trong hòa bình và thoải mái

Không có gì ngạc nhiên khi Micholitz mơ về hòa bình sau khi chứng kiến ​​một cuộc chiến kinh hoàng giữa những người dân địa phương ở Papua New Guinea. Cuộc chiến khiến nhiều người bị thương và chết, ba người trong số họ cũng bị chặt đầu, một người bị mất tay, chân và dương vật. Những người dân địa phương được cho là đã giúp Micholitz tìm kiếm Hoa Lan, nhưng sau cuộc chiến, họ từ chối tiếp tục hợp tác.

“Những người thợ săn hoa Lan sống sót sau thử thách của họ đã trở về nhà với những câu chuyện khó tin. Họ tuyên bố rằng những kẻ ăn thịt người trên quần đảo Solomon đã đặt những bông hoa Lan nở rực rỡ nhất quanh chỗ tra tấn thợ săn Lan để nạn nhân có thể nhìn thấy màu sắc của hoa đẹp hơn khi hòa lẫn máu của họ.” – Fosterman, lúc đó đang săn hoa Lan ở Brazil, đã mô tả cuộc phiêu lưu của mình trong “ngôi làng của những bông hoa quỷ” (village of the demon flowers). Fosterman khẳng định rằng những bông hoa Lan mà nhóm của anh tìm thấy nở những bông hoa đẹp nhất trong số những bông hoa anh đã từng thấy, nhưng những bông hoa đó có mùi rất khó chịu, một mùi theo đúng nghĩa đen là đủ mạnh để giết người. Nhóm của anh đã đi vòng quanh ngôi làng và thấy hoa Lan phong phú ở khắp mọi nơi, nhưng bởi vì mùi của chúng quá chết chóc mà họ không dám hái, sợ rằng sẽ dính độc mà chết.

Orchidelirium còn tồn tại hay không?

Ngày nay, việc buôn bán quốc tế các loài Lan được khai thác trong tự nhiên đã bị cấm bởi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) được thông qua vào năm 1973. Vẫn còn nhiều loài Lan có nguy cơ tuyệt chủng. Việc buôn lậu hoa Lan được cho là nguyên nhân làm mất đi một số loài phong lan trong tự nhiên.

Tuy nhiên cơn điên Hoa Lan Orchidelirium đã không còn cuồng loạn như xưa. Người bỏ mạng vì hoa Lan đã giảm đáng kể, các quốc gia cũng đã quan tâm hơn đến việc bảo tồn các loài hoa Lan. 

Hàng thế kỷ trôi qua và con người đã gần như thuần hóa được tất cả các loài hoa Lan và để chúng nở hoa trong nhà kính. Năm 1851, việc B.S.Williams đã xuất bản ấn bản đầu tiên của sách “Hướng dẫn cơ bản dành cho người chơi Lan” (The Orchid Grower’s Manual) có lẽ được coi là dấu mốc đầu tiên trong việc chinh phục hoa Lan. Kiến thức cơ bản về môi trường và điều kiện sống lý tưởng củaHoa  Lan đã được phổ cập. Rất nhanh, chỉ 2 năm sau, vào năm 1853, giống Hoa Lan lai tạo theo cách tự nhiên đầu tiên xuất hiện: Phalaenopsis intermedia được lai tạo giữa Phalaenopsis aphroditePhalaenopsis rosea. Chỉ 3 năm sau đó, năm 1856, một giống Calanthe được lai nhân tạo từ hai loài Calanthe masuca and Calanthe furcata.

Phalaenopsis intermediaPhalaenopsis intermedia
Phalaenopsis intermedia

Công nghệ cấy mô cũng đã giúp việc nhân giống và lai tạo Lan trở nên dễ dàng hơn. Rất nhiều loài lai tạo đã được tạo ra, giúp thỏa mãn nhu cầu chơi Lan của cộng đồng và giảm sự thèm khát Lan khai thác tự nhiên.

Phragmipedium besseae - Một trong những loài hoa Lan có giá trị cao nhất hành tinh. Ảnh Twitter.com
Phragmipedium besseae – Một trong những loài hoa Lan có giá trị cao nhất hành tinh. Ảnh Twitter.com

Thợ săn Lan còn tồn tại không? Orchidelirium không hề biến mất. Nhờ những thợ săn Lan, có những loài Lan hài (Paphiopedilum) đã được phát hiện ở Đông Nam Á (bao gồm cả Việt Nam) trong những năm gần đây. Nhiều loài chưa kịp được mô tả và đưa vào các bảng phân loại thực vật đã bị tuyệt chủng do nạn “Lan tặc”. Chính vì thế, gần đây, những loài Lan mới được phát hiện thường được các nhà thực vật học giữ kín vị trí để đề phòng lòng tham vô tận của con người. Cho dù chưa tìm hiểu kỹ nhưng ham muốn sở hữu trỗi dậy dễ dàng khiến cho các quần thể nhỏ bé kia bị tận diệt. 

Paphiopedilum vietnamense (Hài việt, Hài bóng) một loài Lan đặc hữu của Việt Nam. Hài việt được phát hiện từ năm 1999 nhưng cho đến nay đã bị đánh giá là tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh thiennhien.net
Paphiopedilum vietnamense (Lan Hài Việt Nam, Lan Hài Bóng) một loài Lan đặc hữu của Việt Nam. Lan Hài Việt Namđược phát hiện từ năm 1999 nhưng cho đến nay đã bị đánh giá là tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Ảnh thiennhien.net

Kết 

Sau khi tổng hợp các tài liệu và lược dịch, mình (Dũng Cá Xinh) xin mượn một câu nói để tạm kết ạ. Đây là một câu nói của diễn viên Oh Young Soo (오영수) trong series phim đình đám Squid Game

적든 크든 많이 받아왔다. 살면서. 그런데 이제는 받았던 모든 걸 남겨주고 싶은 생각, 그런 생각이 든다. 쉽게 얘기해 산속을 가다가 꽃이 있으면 젊을 땐 꺾어서 갖잖나. 내 나이가 되면 그대로 놓고와 다시 가서 본다. 그게 인생과 마찬가지. 그냥 있는 그대로 놔두는 것. 그게 쉽지가 않다.

“Dù lớn hay nhỏ, tôi đã nhận được rất nhiều thứ trong cuộc sống của mình. Bây giờ, tôi muốn trả lại những thứ đã được nhận. Nói một cách đơn giản, giả sử khi đến một ngọn núi và nhìn thấy một bông hoa. Khi ta còn trẻ thì ta sẽ hái hoa về lấy làm của riêng. Nhưng khi bạn đến tuổi tôi, bạn chỉ muốn để hoa ở đó rồi sau này quay lại ngắm nó. Cuộc sống cũng tương tự như thế, mọi thứ ở đâu cứ để ở đó. Nhưng đó cũng là điều không hề đơn giản.”

Oh Young Soo (오영수) trong vai ông trùm giấu mặt trong Squid Game
Oh Young Soo (오영수) trong vai ông trùm giấu mặt trong Squid Game

Comments are closed.

0988110300
chat-active-icon