Phần 14 – Chương VI: Khai thác trong tự nhiên (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Có thể khai thác một số cây trong tự nhiên để tạo ra những cây Bonsai có những nét lạ và độc đáo của tự nhiên. Đây cũng là biện pháp để có được những cây Bonsai đẹp mang hình ảnh rất gần gũi với tự nhiên.

Khi tìm kiếm cây trong tự nhiên, cần lưu ý đến những yếu tố cơ bản: Cây có bộ gốc rễ đẹp, hình đáng kỳ lạ, độc đáo, phù hợp với việc nuôi trồng Bonsai.

  • Cấu trúc của thân có thể được chỉnh sửa dần qua cách cắt thân chính.
  • Bộ cành của cây bước đầu chỉ cần có được một vài cành cơ bản hợp lý và đẹp mắt là đủ.

Phần còn lại là do quá trình nuôi trồng lâu dài và những tác động kỹ thuật để tạo nên một cây Bonsai đẹp.

Theo kinh nghiệm thực tế, những vùng nắng, gió khắc nghiệt, địa hình trống, ít cây lớn hoặc ở các bờ đá cheo leo, là nơi để tìm ra những cây Bonsai có tiểm năng Qua việc tìm kiếm trong tự nhiên, có thể tìm ra được những cây có cấu trúc lạ mắt, độc đáo, nét đẹp rất tự nhiên. Trên cơ thể cây có những dấu vết của thời gian rất ấn tượng.

Nên chọn những cây dễ sống, phát triển thích nghỉ với điều kiện nuôi trồng của Bonsai, sống bển bỉ và có bộ lá nhỏ, vì không phải cây nào cũng có thể trở thành cây Bonsai đẹp được.

Thời điểm khai thác tốt nhất đối với cây trong tự nhiên, là thời điểm mà cây đã qua thời kỳ nghỉ, chuẩn bị bất đầu vào mùa tăng trưởng mới. Lúc này cây tích túy nhiều chất dự trừ nhất, do đó khả năng sống còn của cây khai thác sẽ cao hơn ở các thời điểm khác.

Kỹ thuật bứng cây

  • Khi đã chọn được cây đạt yêu cầu, tiến hành dọn sạch lớp đất mặt, quanh gốc cây tới lớp cổ rễ cho dễ quan sát
  • Cắt bỏ bớt thân chính và một số cành không cần thiết, thu ngắn cành một cách hợp lý. Xác định kích thước bầu đất sẽ đàu. Thường bầu đất có đường kính gấp 4 lần đường kính thân. Chiều sâu khoảng 2 – 3lần
  • Nếu cây có nhiều rễ nhỏ lộ trên bề mặt có thể không cần lấy quá sâu như thế
  • Đào một bên trước, với rãnh đào rộng. Sau khi đào xong tới kích thước đã chọn, moi sâu vào giữa, cắt bỏ các rễ đâm sâu xuống dưới.
  • Ở phía gốc có nhiều rễ, khoảng cách bầu có thể lớn hơn. Không nhất thiết thân cây phải chính giữa bầu.
  • Cắt các rễ lớn và bôi thuốc bảo vệ vết cắt từng rễ một.
  • Sa khi đã xử lý xong bầu đất theo đúng ý định, xô nghiêng cây qua một bên, chèn hao xuống phần đất bàu. Bao đã được gấp trước bớt 1/2.
  • Sau đó xô nghiêng cây ngược trở lại hướng ban đầu và kéo bao đã gấp ra
  • Chú ý hạn chết làm bầu đất
  • Cột chắc 4 góc của bao vào gốc, sau đó đan thêm đáy quanh bầu như mắc lưới cho thật kỹ, để giúp cho bầu không bị vỡ ra trong khi di chuyển.

Kỹ thuật trồng cây vào chậu

  • Chọn chậu có kích thước phù hợp và có chân kê cao để dễ thoát nước. Dùng cát thô, sỏi, lót một lớp dưới đáy chậu. Sau đó, cho một lớp đất trồng thô dễ thoát nước
  • Tháo bao ở bầu đất ra, cho cây vào chậu cẩn thận. Không để bầu chạm và thanh chậu.
  • Thêm đất trồng đầy xung quanh bầu, lấp đầy cho đến mặt đất bầu, tránh không để lại những khoảng trống ở dưới bầu đất.

Chăm sóc

Lúc đầu nén tưới nhiều nước cho cây. khi mới trồng vào chậu, để cho đát mới và bầu cây liên kết tốt. tránh sự tổn tại những túi khí rỗng trong chậu cây.

  • Có thể sử dụng chất kích thích cho cây mau hồi phục và mau ra rễ.
  • Đặt cây vào nơi râm mát. ít gió lùa.
  • Cột cố định cây. tránh sự lay động cây sẽ khó ra rễ.
  • Có thể sử dụng rễ bèo hay rêu bao bọc thân cây để chống sự mất nước.
  • Về sau chỉ giữ đủ ẩm cho cây, tránh tưới nhiều nước sẽ làm thối vết cắt. Cây sẽ khó tạo rễ mới.

* Chú ý:

  • Các vết cắt ở rễ phải bén ngọt, không bầm dập. Cho nên, trước khi trồng vào chậu, phải cắt lại các rễ bị dập, gãy tết do quá trình đào cây và vận chuyển. Vết cắt càng sắc ngọt, rễ sẽ mau liễn sẹo và mau ra rễ non mới.
  • Nên cắt bổ bớt nhiều cành, lá để giảm sự mất nước và sự tiêu hao năng lượng của cây (do mới bị đào lên), tạo nên sự cân bằng sinh học giữa rễ và thân, việc này giúp cây mau tái sinh.
  • Trong một số trường hợp nhất định cũng nên tháo bỏ bớt lượng đất ở bầu rễ, để cho rễ tiếp xúc với chất trồng mới, cây sẽ mau ra rễ hơn.

Nếu đất ở bầu rễ là loại đất có cấu tượng nặng, nó sẽ ngậm nước lâu, dễ làm thối vết cắt và làm thối rễ, nếu không lưu ý trường hợp này cây sẽ rất chậm ra rễ mới và dễ bị chết.

Chất trồng trong giai đoạn này nên thô, thoáng và dễ thoát nước. Đây là điểu kiện thuận lợi để cho cây dễ dàng ra rễ mới.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon