Phần 14 – Chương V: Ghép cây (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Ghép cây là một phương pháp được sử dụng nhằm thay đổi đặc tính, phẩm chất của cây theo ý muốn chủ quan.

Một số loài cây tự nhiên có sức sống rất mạnh, nhưng có thể nó lại có những phẩm chất không phù hợp như: lá lớn, hoa không đẹp, chậm ra trái… Phương pháp ghép cây nhằm mục đích thay đổi các đặc điểm đó. Đây là phương pháp tối ưu để cải tạo các phẩm chất xấu trên cây trồng.

Cành có đặc tính, phẩm chất tốt được lựa chọn gọi là cành ghép, cũng có thể chỉ là một mắt lá, hay chồi.

Gốc được chọn để ghép gọi là gốc ghép hay gốc chủ, thường có khả năng sinh trưởng mạnh, có khả năng để kháng với sâu bệnh cao.

* Nguyên tắc cơ bản của việc ghép cây là

Cây ghép và gốc ghép phải cùng loài – cùng giống – cùng họ trong hệ thống phân loại thực vật mới đạt kết quả của việc ghép cây.
Ví dụ:

  • Gốc mai vàng ghép mai trắng, hoặc mai có nhiều cánh (cùng loài).
  • Gốc mai tứ quí ghép mai vàng (cùng giống).
  • Gốc cần Thăng ghép cây tắc (cùng họ)

Thời điểm ghép

Nên thực hiện vào đầu mùa tăng trưởng của cây, cây bắt đầu vào chu kì sinh trưởng mới, các nụ chồi chuẩn bị hoạt động mạnh. Lúc này tiến hành ghép dễ đạt kết quả cao nhất, do số lượng nhựa cây dồi dào, sung mãn.

Ghép ngọn

  • Gốc ghép được cắt ngang cao khoảng 5 – 10cm. Dùng dao bén, chẻ gốc ghép với độ dài 2 – 3cm.
  • Chọn ngọn ghép có 2 – 3 mắt lá tốt và khoẻ. Vạt nhọn gốc cành ghép hình nêm nhọn, vết gọn khoảng 2 – 3cm. Vết gọt phải sắc ngọt không bầm dập
  • Cắm cành nêm vào vết xẻ của gốc ghép và cành ghép. Chú ý tầng sinh bì của gốc ghép và cành ghép nên liền nhau, ít nhất là ột bên. Dùng dây nilon, dây mềm buộc chặt vết ghép lại.

Kết quả hình ảnh cho ghép ngọn cây

  • Dùng bao nilon bọc kín toàn bộ phần mới ghép để đảm bảo độ ẩm được bão hoà, giúp cho cành mới ghép không bị không đi do mất nước
  • Chỉ tháo bao nilong khi cành ghép đã ra lá mới
  • Chỉ tháo dây buộc cành ghép sau khi chắc chắn rằng cành ghép đã tiếp hợp và phát triển tốt trên gốc ghép. Thường thì thời gian này dao động từ 2 – 6 tháng tuỳ loài cây.

Ghép hông

Kết quả hình ảnh cho ghép hông cây

  • Dùng dao tách một phần vỏ của gốc ghép theo đường xéo từ trên xuống khoảng 2 – 3cm.
  • Chọn chồi ghép có các nụ chồi và đỉnh ngọn đang trong giai đoạn phát triển mạnh
  • Vạt xéo chồi ghép tương ứng với vết mở trên gốc ghép. Cho chồi ghép vào vết xẻ của gốc ghép. Quấn dây nilon vết ghép lại thật chặt.
  • Dùng bao nilon bọc kín phần ghép lại, bảo đảm độ ẩm cho chồi ghép.
  • Chỉ tháo bao nilon, khi chồi ghép đã phát triển. Sau khi chồi ghép tiếp hợp tốt. Tiến hành cắt bỏ phần than của gốc ghép ở phía trên chỗ ghép
  • Nên giữ dây buộc chỗ ghép thêm một thời gian từ 3 – 6 tháng nữa để đảm bảo cho chồi ghép phát triển tốt hoàn toàn
  • Cách ghép này có thể giúp bổ túc những vị trí thiếu cành trên bonsai

Ghép mắt

Việc ghép mắt được tiến hành vào thời kỳ gốc ghép sung mãn nhất. Vỏ cây có nhiều nhựa, mắt ghép sẽ dễ tiếp hợp hơn. Mắt ghép có thể phát triển được sau 1 tháng.

Đầu tiên cần xác định vị trí sẽ ghép trên thân hoặc cành của gốc ghép. Dùng dao ghép cắt vỏ theo hình chữ T hay chữ nhật và dùng mũi dao tách vỏ ra.

Chọn mắt ghép có kích thước tương đương với kích thước của cành đinh ghép. Dùng dao bên tách mắt lá ra, tránh làm dập mắt lá.

Kích thước của mắt lá nên vừa khít hoặc hơi nhỏ hơn một chút so với vế mở của gốc ghép là tốt nhất

Cho mắt ghép vào vết mở. Buộc dây nilon lại, vừa chắc tay nhưng tránh làm thương tổn mắt lá.

Sau 3 tuần, kiểm tra thấy mắt lá còn xanh là đạt yêu cầu. Vết cắt lúc này đã liền da. Tháo dây buộc và cắt trên vết ghép một đoạn 2 – 3cm, để thúc đẩy mắt ghép có cơ hội phát triển mạnh.

Ghép áp

Gọt một phần vỏ của gốc ghép và ột phần vỏ của cây đinh ghép, sao cho hai vết gọt tương đồng nhau về kích thước.

Áp sát phần vỏ được gọt của 2 cây sát lại với nhau. Chú ý nên để cho tầng sinh bì tiếp xúc với nhau ít nhất là một bên.

Cột phần áp sát này thật chặt. Chú ý tránh không cho nước xâm nhập vào, làm thối vết ghép.

Sau một thời gian vết ghét sẽ tiếp hợp. Tiến hành cắt bỏ ngọn của gốc chủ và phần gốc của thân ghép ở phía trên và dưới vị trí ghép.

Chú ý:

  • Che mắt cho vết ghép trong thời gian đầu
  • Thao tác nên chính xác và nhanh để tránh sự khô nhựa, vết thương sẽ mau lành da
  • Vết cắt phải bén ngọt không bầm dập, mới đạt kết quả cao
  • Không nên để cho nước xâm nhập vào vết ghép, sẽ gây thối, vết ghép sẽ không thành công.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon