Đất trong tự nhiền được hình thanh từ sự phong hóa của lớp đá bể mặt, tạo ra các cỡ hạt có kích thước khác nhau. Tùy vào tỉ lệ, kích thước các loại hạt khoáng có trong đất sẽ hình thành các loại đất khác nhau.
Có ba loại đất cơ bản: đất cát. đất thịt. đất sét.
Cây sống và phát triển chủ yếu ở lớp đất bề mặt. Đất sẽ cung cấp cho cây chất khoáng. nước và rễ cây bám chật vào đất để đứng vững.
Lớp đất trồng là một hỗn hợp phức tạp, từ các chất vô cơ, hữu cơ, nước và không khí. Bên cạnh đó còn có sự tác động của các sinh vật đất như côn trùng đất. vi sinh vật.
Cấu tượng của đất tùy thuộc vào cấp độ hạt, nó quyết định đặc tính của đất về mặt cơ học. Điều này ảnh hưởng đến tính chất của đất cũng như hoạt động sống của rễ cây, như khả năng lấy nước, dinh dưỡng, oxy trong đất…
Đối với Bonsai là cây được trồng trong chậu cạn. Quá trình sinh trưởng phát triển của nó khác hẳn với một cây trong tự nhiên, nhất là bộ rễ của nó bị giới hạn trong thể tích của chậu, khối lượng đất là rất ít cho cây.
Điều đó tưởng rằng nó sẽ phát triển không được tốt, sẽ suy yếu nhanh chóng theo thời gian. Tuy nhiên, cây Bonsai trong chậu vẫn phát triển tốt, khoẻ mạnh theo thời gian, có thể một đời cây qua đến mấy đời người là chuyện bình thường.
Bởi vì chất trồng cho Bonsai, đáp ứng được đây đủ các yếu tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của nó một cách tối ưu, ngoài ra còn có các tác động kỹ thuật đặc thù đến sự phát triển, và một chế độ chăm sóc đặc biệt giúp cho cây phát triển bên vững.
Đất trồng cho Bonsai cân phải có các đặc điểm sau:
- Khả năng giữ ẩm, giữ dinh dưỡng tốt.
- Thoát nước tốt.
- Thông khí.
- Sạch và không có mầm bệnh.
Chất trồng Bonsai là nên tảng cho cây phát triển. Chất lượng của nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây trong chậu. Để tạo ra chất trồng Bonsai đạt được các đặc điểm trên cần phải nắm được các vấn đề sau:
Sàng lọc và phân loại cỡ hạt đất
Dùng sàng (rây lưới) sàng loại bỏ các hạt đất có kích thước quá lớn, không sử dụng.
Các hạt quá mịn cũng không nên dùng, vì nó dễ kết dính gây ra úng bí làm thối rễ cây.
Loại hạt mịn chỉ nên sử đụng phủ một lớp mỏng ở bể mặt chậu, để làm giảm sự xói mòn đất mặt chậu trong khi tưới cây và giúp để cho rêu dễ phát triển.
Đất trồng cho Bonsai nên chọn hạt có kích thước từ 2 – 5mm
Các hạt đất có cấu trúc nhỏ, thô, sẽ tạo ra nhiều khoảng trống trong kết cấu đất, giúp cho nó dễ thoát nước, thông thoáng, chứa nhiều không khí, giúp cho rễ dễ dàng phát triển.
Hạt quá nhỏ sẽ dễ kết dính chặt, làm bít các khoảng trống của mao quản đất gây ra thiếu không khí và úng bí.
Một số chú ý:
- Hạt đất to quá nê bị loại bỏ
- Hạt lớn dùng cho các lớp đáy chậu
- Hạy trung bình được dùng phần lớn cho việc trồng cây
- Hạy mịn, nên dùng phủ bề mặt
Chọn đất giàu khoáng
Nên chọn loại đất giàu khoáng, có nhiều hạt keo mùn, keo sét… làm đất trồng cho Bonsai, để khi bón phân cho cây nó có thể giữ lại được hậu hết các khoáng chất bón vào và sẽ cung cấp dần cho cây.
Các loại hạt này nên giữ nước vừa đủ để hòa tan các chất khoáng cho rễ hấp thụ. Đất phù sa có đủ các đặc điểm tốt cho việc nuôi trồng Bonsai, tuy nhiên, khi sử dụng nên trộn thêm cát thô, hoặc chất độn khác như: tro trấu đốt chưa hoàn toàn, để làm thay đổi tính chất cơ học và tạo ra sự thông thoáng tốt hơn trong kết cấu của nó.
Sát trùng đất
Đất trước khí sử dụng trồng cây nên sát trùng kỹ, để tiêu diệt các côn trùng trong đất gây hại rễ và một số mầm bệnh.
Bằng cách phơi ải nắng sẽ làm tăng tính háo khí của đất, một số mầm bệnh cũng bị tiêu diệt dưới nắng mặt trời.
PH đất
Đất phải có độ pH vào khoảng từ 6 – 7,5 là tốt nhất.
Tính chất này còn tùy vào từng loại cây, có loài có thể chịu được đất chua hơn hoặc mặn hơn.
* Nhìn chung trong tự nhiên, rễ cây sẽ vươn dài tìm đến nơi có nước và dinh dưỡng để hấp thụ. Bonsai trồng trong chậu bộ rễ sẽ không có được điều này. Do đó chất trồng phải hội đủ các yêu câu một cách tối ưu để giúp cho cây phát triển tốt.
Đất lý tưởng cho Bonsai là: giữ ẩm. thoáng khí. cho oxy lưu chuyển được vào đất, cung cấp được dinh dưỡng cho cây.
Điều cần lưu ý thêm là tính chất của chất trồng còn phụ thuộc vào:
- Đặc điểm từng loài cây ưa nước hay không ưa nước.
- Khí hậu và tiểu khí hậu ở nơi cây đang sống. Nếu khí hậu ở vị trí cây đang sống mát mẻ, thoáng, đất nên thoát nước tốt. Nếu khí hậu nóng, nắng, khô, đất trồng nên giữ ẩm lâu sẽ tốt cho cây hơn.
A. Đất trồng và sự tăng trưởng của cây
Đất trồng cho Bonsai được trộn lẫn nhiều loại chất liệu có cấp độ hạt và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Tùy thuộc vào loài, tình trạng sức khoẻ của cây, cây mới được tạo tác hay cây đã thành thục rồi, mà yêu cầu về tính chất đất sẽ khác nhau cho mỗi loại cây, vì lượng nước và dưỡng chất cần cho mỗi loại là khác nhau.
Cây lá kim cần đủ nước chứ không cần nhiều nước, cho nên cần trộn đất với nhiều cát để thoát nước tốt.
Với loại cây có hoa trái, lại cần nhiều nước và dinh dưỡng cho nên nó cần loại đất giàu mùn, có khả năng giữ được nước và khoáng.
Cây chưa hoàn chỉnh (nguyên liệu) cần hỗn hợp đất có cấu tượng thô, dễ thông khí, ít hợp chất hữu cơ để tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển tốt, giúp cho sự ra cành lá nhanh.
Những dạng cây đã hoàn chỉnh lâu năm, nên trồng với loại đất giàu mùn hơn để cây phát triển ổn định và bền lâu. mùn giữ lại khoáng rất tốt.
Cây có tình trạng sức khỏe không tốt, nên trồng trong chất trồng sạch ít chất hữu cơ, nhiều hạt lớn, sẽ giúp rễ hồi phục mau hơn.
Không nên trộn quá nhiều chất giữ ẩm như xác rêu, xơ dừa … những chất này giữ nước lâu, dễ gây ra thối rễ vào mùa mưa. Điều này dễ làm cho cây bị nhiễm bệnh.
Loại đất có hạt lớn, thô nên lót dưới đáy chậu, để giúp chậu thoát nước tốt, nhất là đối với chậu lớn và sâu.
Các loại đất có hạt nhỏ hơn được trồng cho chậu nhỏ và nông, để bảo đảm ẩm độ tốt hơn.
Không nên sử dụng lại đất cũ, từ các chậu đã thay ra vì nó đã nghèo dưỡng chất và có thể mang mầm bệnh.
Khi pha trộn đất, điều cần đặc biệt quan tâm là: Độ ẩm – Không khí – Dinh dưỡng cẩn thiết và phù hợp cho cây được trồng vào đó.