Phần 07 – Tiểu cảnh (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Là khung cảnh tự nhiên được thu nhỏ – Hình ảnh của tiểu cảnh là hình ảnh một góc thiên nhiên được cách điệu.

Đó là sự phối hợp trong chế tác Bonsai với các yếu tố khác như Đá, Nước … theo một chủ để cụ thể nào đó.

Trong bố cục của tiểu cảnh thi cây là vật thể chính thứ nhất. các yếu tố như đá, nước, tượng … là các vật thể phụ trợ. làm tăng ấn tượng về khung cảnh tự nhiên.

Việc phối hợp giữa cây, đá, nước… giúp giải quyết được nhiều vấn để trong quá trình chế tác của Bơnsai. Ví dụ như cây có bộ rễ khiếm khuyết một bên, có thể dùng đá trang trí che lấp. Hay cây phát triển lệch hẳn về một phía, mất cân bằng, một vài viên đá đặt ở hướng ngược lại sẽ tạo ra được cảm giác quân bằng rất tốt.

Một vài viên đá phối hợp đẹp mắt, ngẫu nhiên trên mặt chậu, gợi lên được hình ảnh của không gian n/ nhiên. Nếu trong khôn gian đó còn có sự thể hiện của mặt nước, thì hình ảnh càng sống động hơn lên.

Thông thường một tiểu cảnh được trình điễn ở các hình thức:

  • Cây và đá ở một bên chậu, một bên là mặt nước.
  • Cây và đá ở giữa chậu, bao quanh là nước.
  • Cây và đá ở hai bên, ở giữa là khe nước.

Bố cục còn có thể đa dạng, phong phú hơn rất nhiều, tuy nhiên, cần tạo ra một tiểu cảnh gần gũi với thực tế, phù hợp với tính tự nhiên.

Khi thực hiện cần lưu ý các yếu tính:

  • Số lượng đá không nên quá nhiều, rườm rà, rối mắt
  • Hình dáng của đá không nên quá kỳ dị, nổi trội so với cây,
  • Đường nét, hoa văn, thể thái của đá phải đồng nhất.
  • Bố cục có chính – phụ, cao – thấp, trước – sau, thưa – dày… thật biến hoá nhưng phải hài hoà và thống nhất.

*Các bước thực hiện

Xác định ý tưởng

Dựa vào hình thể của cây và đá … mà hình dung ra hình thức thể hiện tác phẩm. Từ đó xây dựng ý tưởng để thực hiện.

Có 2 cách để thể hiện chủ đề:

  • Chủ đề được thai nghén xác định trước. Các chitiết của tiểu cảnh dựa trên chủ để đó mà thực hiện.
  • Dựa trên cái có thực là Cây – Đá – Nước – Tượng… thực hiện một cách hài hòa, rồi xây dựng cho nó một chủ để phù hợp.

Ví đụ:

  • Cây nghiêng có dáng mềm lả lướt có thể tạo ra cảnh cây mọc bên bờ nước thơ mộng.
  • Cây thác đổ có thể tạo ra cảnh trí cây mọc trên bờ đá cheo leo hiểm trở,
  • Cây đứng thẳng, tạo ra cảnh bình nguyên, không gian rộng.

Trơng một tiểu cảnh, các yếu tố cấu thành nên tổng thể có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, để tạo nên ấn tượng chung cho tác phẩm: Cho nên, cần lưu ý đến mối quan hệ tương hỗ giữa các yết tố một cách hài hòa.

Cần xác định rõ chủ để, ý tưởng xem bộ phận nào là chính, bộ phận nào là phụ trợ, để xây dựng bố cục cho t phù hợp và chính xác.

Ví dụ: để tạo ra hình ảnh của vùng bình nguyên, thì đất và cây là chính, đá chỉ là điểm xuyết. Trên mặt đất rộng, đá được xếp đặt với số lượng vừa phải, hợp lý. Có phần lộ ra, có phần được chôn vùi vào đất như hình ảnh của đá thực có trong tự nhiên. Mặt đất có những cao độ khác nhau không đồng nhất.

Nếu cảnh là một cây mềm mại bên triển đá, thì bố cục cây và đá là chính. Đá được xếp đặt khúc chiết, có trước sau, lớn – nhỏ, ẩn – hiện, quanh co … để bộc lộ được hình ảnh sống động. Mặt đất và nước chỉ là phụ trợ.

Kỹ thuật

  • Chọn chậu: chậu nên mỏng, cạn và có chiều dài để biểu đạt được không gian rộng lớn. Chậu nên có kích thước phù hợp với cây và các yếu tố phụ khác. Bên trồng cây nên có lỗ thoát nước. Bên tạo nên mặt nước, các lỗ thoát được bịt kín, chống thoát nước.
  • Chọn cây: cây cần có đường nét, hình thể phù hợp với ý tưởng thực hiện.
  • Chọn đá: hình thái, tỷ lệ đá phải phù hợp với bố cục, cấu trúc chung. Tùy trường hợp cụ thể, mà chọn hình dáng, kích thước đá cho tương hợp. Không nên chọn đá quá ưu thể về hình dạng, so với cấu trúc chung của tác phẩm.

Cần có sự quan sát, chọn lọc kỹ lưỡng các viên đá về nhiều mặt. Làm sao khi tổ hợp lại với nhau, nhóm đá phải có được các đặc điểm: Chính – Phụ, Cao – Thấp, Lớn – Nhỏ, Trước – Sau … một cách khéo léo hài hòa.

Để đạt được điều đó, cẩn có sự tác động của kỹ thuật như: cưa, cắt, đục sửa, chắp nối, các viên đá thật khéo léo.

  • Cắt tỉa bớt rễ cây cho gọn, đặt thử cây vào mặt chậu.
  • Xác định vị trí của cây trong không gian chậu
  • Phương vị và bộ vị của cây trên không gian chậu phải thật hợp lý
  • Phối hợp vài viên đá ở các điểm chính yêu, để cân nhắc bố cục. Xem xét tỷ lệ của các yếu tố một cách hài hoà
  • Đây là bước phác thảo của việc sắp xếp bộ cục về vị trí, không gian, tỉ lệ của các thành phần
  • Sau khi đã xác định đúng vị trí, hoàn chỉnh phác thảo các yếu tố cây đá trong không gian chậu. Tiến hành gắn kết đá bằng xi măng. Lúc này cần có sự thêm bớt một số chi tiết nhỏ để hoàn chỉnh bố cục.
  • Lưu ý, khi gắn đá vào chậu ở phía trên mặt chậu để trồng cây cần bịt kín các khe, rãnh nhỏ, không cho nước thẩm lậu vào. Nếu nước xâm nhập vào, rễ cây sẽ bị thối về sau do bị úng nước
  • Các mạch nổi nên tinh xảo, không để lộ liễu, thô thiển thiếu thẩm mỹ.
  • Trồng cây vào vị trí đã định. Dùng đất tạo mặt nền, không nên quá bằng phẳng mà cho có độ cao thấp tự nhiên, ăn nhịp với cấu trúc của đá
  • Phủ rêu lên lớp măt, có thể thêm, bớt một số đá nhỏ phụ trợ trên mặt đất và mặt nước để hoàn chỉnh bố cục.
  • Có thể đặt thêm tượng nhỏ, để làm tăng ý nghĩa của chủ đề, hoặc trang trí thêm cho sinh động khung cảnh. Chú ý tỉ lệ của tượng phải hài hoà với bố cục chung, tính chất và phong thái của tượng hoà nhập với tính tổng thể của tác phẩm
  • Tiểu cảnh cây kim quít có cành vươn phóng lệch về một hướng, không gian của tác phẩm khoáng đạt, rộng mở.

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon