Phần 05 – Chương I – Tạo đỉnh chết (JIN) (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Sách Kỹ thuật Bonsai
Đánh giá

Trên một cây Bonsai đẹp, điều cảm nhận đầu tiên khi quan sát, đó là tính cổ lão thể hiện rõ trên hình đáng cơ thể của nó.

Đối với cây trong tự nhiên, dấu ấn thời gian hiển hiện rõ trên cơ thể của cây. Đó là các thương tích, cành khô, cành gãy … còn trơ lại trên tán lá. Những hình ảnh này tạo ra cho người xem một cảm nhận về sự đấu tranh mãnh liệt với điều kiện khó khăn của
cuộc sống để tổn tại.

Những thương tích đó là kết quả của những tác động khắc nghiệt của môi trường như giông sét. gió bão, côn trùng phá hoại làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Chúng ta cũng có thể cảm nhận được những điều này trên một cây Bonsai. Tuy nhiên, các hình ảnh đó có được là do những tác động kỹ thuật vào cây một cách khéo léo và nghệ thuật. Những kỹ thuật này sẽ tạo ra được những hiệu ứng về cảm giác, như đang quan sát một cây có thực trong tự nhiên mà cơ thể của chúng mang đầy ấn tích của thời gian.

Bằng cách lợi dụng những cành thừa, các khuyết tật, các vết cắt trên cây, với kỹ thuật lão hoá, có thể tạo cho cây Bonsai có được các hình ảnh cổ lão như cây trong tự nhiên.

Tạo đỉnh chết (Jin)

Jin là kỹ tật tạo ra phần gỗ chết trên đỉnh ngọn hay cành. Trong một số trường hợp, cả một cành cũng được tạo thành Jin,

Trong quá tình tạo đáng Bonsai, về mặt kích thước để giảm bớt chiều cao của cây, hay thụ ngắn chiều dài của cành, thay vì cắt bỏ hoàn toàn các phần đó, người ta có thể giữ lại để tạo Jin. Việc này càng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho cây.

Sau một thời gian, nếu cảm thấy các phần đó không phù hợp, có thể loại bỏ sau vẫn tốt hơn là cắt bỏ ngay từ đầu.

Kỹ thuật này thường được sử dụng trên những loài cây có gỗ cứng và già tuổi, Jin sẽ tổn tại bền hơn, ít bị mục ruỗng và sâu mọt. Cây rụng lá ít sử dụng kỹ thuật này vì ấn tượng tương phản của Jin không rõ nét.

Sau khi đã tạo được Jin, nên để nó khô tự nhiên một thời gian rồi mới bảo quần bằng nước vôi lưu huỳnh.

Khi tạo cành Jin nên uốn sửa nó hướng về phiá trước, cho người quan sát cảm nhận rõ về sự tổn tại của Jin, trên cấu trúc của cây.

architect design™: Bonsai Garden
Dùng kìm, kéo cắt cây, cắt một phần cành định tạo Jin ở phía sau của thân và kéo bẻ ngược ra phía trước. Bẻ ngược ngọn cây hướng xuống dưới và lột vỏ dọc theo ngọn cây. Đoạn vỏ lột thường ở phía trước và được dừng lại ở phía trên một cành còn đang sống
Bonsai as Natural History, Shaped by Artists | Visual Science | Discover Magazine
Dùng kìm cắt dọc một phần ở phía trên của ngọn cành vừa lột vỏ một đoạn ngắn. Dùng kìm mũi bằng, hay kìm tạo Jin, kẹp chặt phần gỗ vừa được tách ra, xé nó dọc theo thân hướng xuống dưới. Tiếp tục xoắn từng phần gỗ nhỏ ở đầu cành, xé ra cho đến khi tạo thành một điểm nhọn trông thật tự nhiên.

Sau khi bằng lòng với hình dáng của Jin, dùng bàn chải kim loại, chải sách các phần gỗ bị xơ ra. Có thể dùng giấy nhám, mũi dao nhọn cạo sạch thớ gỗ theo nét tự nhiên của nó. Làm sao cho vết Jin như một cành khô lũa tự nhiên.

Remove the bark and cambium off your tree's branches to expose the wood underneath to create a nice Jin. You can continue to shape with Jin Pliers or a Root Cutter.
Nên uống cành Jin như một cành trống. Nếu vị trí của nó không được ổn định, có thể hơ nóng bằng lửa, để làm cho mềm phần gỗ vừa lột vỏ, sẽ dễ dàng uốn nó hơn. Sau đó, có thể cố định nó lại bằng dây cho thật ổn định.


Trả lời

0988110300
chat-active-icon