Phần 03 – Chương II – Mục C: Nhóm nhiều thân khác gốc (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 03 – Chương II – Mục C: Nhóm nhiều thân khác gốc (Sách Kỹ thuật Bonsai)
Đánh giá

Kiểu hai thân (Soju)

Hai cây khác nhau, không chung bộ rễ, trong trường hợp này chú ý vị trí của cây không nên đặt thẳng hàng dọc, cũng như hàng ngàng, vì sắp đặt như thế sẽ không tạo ra ấn tượng về không gian.

Twin trunk Cedar of Lebanon bonsai tree
Hai cây dáng thẳng khác gốc được bố cục tự do về vị trí, ấn tượng không gian rõ ràng hơn nhiều so với trường hợp cùng gốc
Visit the post for more.
Kiểu 2 thân nghiêng khác gốc. Không quan trọng cây nhỏ đặt trước cây lớn hay ngược lại. Vì tự thân chúng đã tạo ra hiệu ứng về không gian.

Tương tự như thế, còn có các kiểu đa thân khác gốc

  • Kiểu ba thân (Sanbon yose)
  • Kiểu năm thân (Gohon yose)
  • Kiểu bảy thân (Nanahon yose)
  • Kiểu chín thân (Kujuhon yose)

Các kiểu này cũng tương tự như nhóm cùng gốc về mặt cơ bản, tuy nhiên, nó có lợi điểm là cây được sắp xếp tự do, khoáng đạt hơn trong bố cục. Việc chọn lựa kích thước, tỉ lệ của các cây trong nhóm dễ dàng hơn nhiều.

Kiểu rừng cây (Yamayori)

Cây được trồng thành nhóm diễn tả một cánh rừng được thu nhỏ về mặt tỷ lệ. Số lượng cây không hạn chế, nhưng số lẻ thường được ưa chuọng như 7,9,11,12, …

Bamboo forest bonsai
Các cây được trồng có thể tạo thành một nhóm, tập trung về một bên của chậu. Không gian còn lại một bên chậu tạo nên sự mở rộng. Vị trí của các cây sắp xếp có sự chọn lựa hợp lý về kích thước cũng như tỉ lệ. Chậu trong trường hợp này thường mỏng và dài.
Polaroid - DAYI 4x5 large format camera?? :: Forum Polaroid Passion - Le site des passionnés de Polaroid
Rừng được bố cục thành hai nhóm. Không gian rất ấn tượng về chiều sâu. Với cách thiết kế này tạo được ấn tượng tự nhiên tốt trong cái nhìn. Vị trí các cây không nên che khuất nhau.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon