A. Cây
Là yếu tố chủ thể quan trọng đầu tiên, cân được chú ý đặc biệt về nhiều mặt một cách chi tiết, cặn kẽ.
Các bộ phận trên cây như: Gốc rễ – Thân – Cành – Tán lá sẽ được phối hợp nhịp nhàng với nhau thật hài hoà, từ đó mới tạo ra phong thái của cây một cách riêng biệt.
Chính những sai biệt nhỏ trong các yếu tố đó, sẽ làm cho giá trị thẩm mỹ của cây Bonsai này khác hẳn với cây kia.
Để tạo ra được vẻ đẹp của cây một cách hài hòa cần chú ý các vấn đề sau, khi mới bước đầu bắt tay vào kiến tạo một cây Bonsai:
1. Xác định chính diện (mặt tiền của cây)
Đây là điểm mà cây phô diễn cho người thưởng ngoạn, cảm nhận hết vẻ đẹp của nó một cách hoàn hảo về nhiều chi tiết.
Mặc dù cây được quan sát ở không gian ba chiều, nhưng thực ra chỉ có một vị trí đẹp nhất để cho cây phô diễn hết vẻ đẹp của gốc rễ, hướng lượn ngoạn mục của thân cùng với sự sắp xếp đẹp mắt của cành nhánh trong không gian cho người xem cảm nhận tốt nhất, đó chính là mặt tiền của cây.
Bước đầu tiên cho công việc tạo tác Bonsai, cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn để này. Bởi xác định đúng mặt tiền, sẽ giúp cho việc định hình được dáng cơ bản của cây. Như vậy, bố cục của cây sẽ dẫn được hình thành trong ý tưởng.
Đây là tiên để của việc thiết kế, để từ đó sẽ xây dựng được bố cục, phong thái của cây một cách thuận lợi và chính xác ở các bước sau này.
Khi bắt tay vào tạo tác một cây Bonsai, cần phải biết phối hợp nhịp nhàng và hài hòa các đường nét của gốc, rễ, thân một cách tối ưu nhất. Làm sao chọn ra được vị trí, mà ở đó rễ và thân có sự dung hợp tốt nhất về đường nét để khoe ra trường nhìn cho việc thưởng ngoạn. Không nên chọn phiến diện, hoặc là vẻ đẹp của rễ, hoặc là vẻ đẹp của thân để khoe ra tầm nhìn một cách đơn điệu. Điều này sẽ dẫn tới sự sai lệch bố cục của cây về sau.
Ở bước đầu tiên này nếu không có sự cân nhắc một cách chính xác, thì các bước về sau như chọn cành, tạo phong thái cho cây sẽ bị sai lệch và phiến diện, vẻ đẹp của cây sẽ không bộc lộ rõ ràng được.
Thông thường, những người mới bắt đầu đến với Bonsai thường hay mắc phải lỗi này. Nên biết rằng nếu không xác định đúng mặt tiền của cây, vẫn có thể tạo ra được một cây Bonsai, nhưng bố cục của nó sẽ không hợp lý; nét đẹp, sự duyên dáng, vẻ đẹp ẩn tàng của cây sẽ không được phô diễn một cách hoàn hảo cho người thưởng thức. Sự cảm nhận vẻ đẹp của cây sẽ bị giới hạn đi rất nhiều.
2. Chọn gốc, rễ
Gốc, rễ là tiêu chuẩn đâu tiên và quan trọng nhất để xác định vẻ đẹp và giá trị của một cây Bonsai.
Bộ rễ là dấu hiệu của tuổi tác, nó tạo ra ấn tượng về thời gian, làm cho cây biểu đạt được tính chất cổ thụ vể mặt cảm giác khi quan sát.
Khi chọn cây Bonsai, nên chọn cây có bộ rễ đẹp, phô diễn rõ trong tầm nhìn. Đó là một bộ rễ lan toả đều về các hướng một cách ngẫu nhiên, bất kỳ và không đối xứng. Một bộ rễ có cấu trúc uốn lượn, và tính chất của nó trông thật tự nhiên.
Rễ có thể mọc lan tỏa bất quy tắc, nhưng ổn định. có kích thước tương xứng với gốc cây.
Phân gốc cây nên nở rộng ra trong tầm nhìn. Đây là đặc điểm cơ bản của một cổ thụ. Tiêu chuẩn đẹp của Bonsai phải là “Gốc nở, ngọn thuôn”.
Rễ nên lộ ra trên mặt đất vừa đủ để tạo ra cẩm giác bám vững chắc vào đất của cây. Không nên phô diễn rễ lên cao trong tầm nhìn một cách thái quá, trông không thật tự nhiên.
Cũng không nên chọn cây có gốc thuôn đều, bộ rễ chôn sâu vào lòng đất như một rễ cọc. Đây là hình ảnh của một cây còn non.
Chú ý không nên bố cục những rễ lớn, thô kệch, mọc thẳng về phía chính diện. Các rễ cũng không nên đan cài, bắt chéo nhau trên bề mặt đất sẽ không có tính thẩm mỹ cao trong nghệ thuật Bonsal.
Các vết sẹo thô, không đẹp mắt cũng không nên bố trí ở phía mặt tiền.
3. Chọn thân
Mặc dù thân là yếu tố được xem xét và đánh giá sau bộ rễ, nhưng cấu trúc thân sẽ là trung tâm của cái nhìn. Nó thu hút sự chú ý của người xem bằng đường nét, hình dáng thân và màu sắc của vỏ cây,
Trong quá trình chọn lựa thân, nên chú ý hướng lượn, đường nét của thân có hài hòa với cấu trúc của rễ hay không? Cần chú ý sự hài hòa của thân và bộ rễ để chọn mặt tiền cho chính xác. Vì việc này sẽ giúp chúng ta xác định được kiểu dáng của cây trong tương lai một cách dễ dàng theo dự kiến ban đầu,
Từ dáng thân đã được xác định đó, có thể vạch ra được bố cục của cành nhánh trong không gian một cách cụ thể.
Như vậy, khi chọn đúng phương vị và nét thân của cây trong không gian, nó sẽ giúp cho việc hình thành phong thái của cây một cách đễ dàng, thuận lợi.
Khi xác lập kiểu thân cho Bonsai cần lưu ý các tiêu chuẩn:
Những kiểu thân bị lỗi
Chỉ trừ các trường hợp cố tình tạo ra kiểu cây bộng thân, cây có thân khô, theo kỹ thuật tạo Jin (Đỉnh chết) – Shari (Lột vỏ) hay Sabamiki (Bộng thân) chú ý nên tránh các vết hư mục, vết cắt hay sẹo xấu ở phía mặt tiền.
4. Chọn cành
Bộ cành tạo ra bố cục cho cây, nó góp phân hình thành nên dáng đặc hữu và phong cách của cây. Cho nên, cần phải tạo ra một bộ cành có cấu trúc hợp lý về mặt thẩm mỹ và tuân theocác quy luật của tự nhiên.
Cấu trúc của cành phải phù hợp với cấu trúc của gốc và thân. Sự sắp xếp và cách thể hiện của bộ cành nên phụ thuộc vào kiểu dáng cây. Những cành lớn ở phía dưới, càng lên trên cao cành càng nhỏ dần, cho đến ngọn. Đây là quy luật của tự nhiên.
Khi cây già đi, cảnh sẽ không vươn cao lên nữa. Cành có xu hướng nằm ngang hay nghiêng xuống thấp, với cấu trúc này có cảm giác như cây đã nhiều tuổi, già đi rất nhiều dưới sức nặng của thời gian, chỉ có cây con non cành mới mọc hướng lên.
Những bộ cành đẹp cẩn phải có nhiều nhánh phụ thứ cấp, mạng xướng canh dày, chị tiết, các đốt cành ngắn, khúc khuỷu tự nhiên.
- Cành thứ nhất, là cành thấp nhất trên cây, nó nên có kích thước lớn nhất so với các cành khác. Hướng của nó có thể về phía trái hay phải, so với thân cây. Điều này còn tùy thuộc vào hướng lượn của thân trong không gian.
- Cành thứ hai, mọc về phiá ngược lại với cành thứ nhất, tạo ra thế quân bằng, hình thành nét đối trọng trong bố cục của không gian.
- Cành thứ ba, mọc hướng ra phía sau, cành này tạo ra chiều sâu cho tán cây.
Đó là ba cành cơ bản đầu tiên của cây.
- Các cành khác, kế tiếp xếp luân phiên, xen kẽ, tạo ra khối hình chóp lên đến ngọn. Càng lên đến ngọn, cành càng xếp gần lại về khoảng cách và kích thước cũng nhỏ dần đi.
Nhìn chung về bố cục, các cành được bố trí theo đường xoáy trôn ốc, từ gốc lên đến ngọn, hướng ra các phía của không gian khác nhau.
Việc sắp xếp bộ cành như thế sẽ giúp cho nó không che chắn lẫn nhau trong tầm nhìn, cũng như bảo đảm việc nhận ánh sáng của tán lá một cách đầy đủ ở mọi vị trí trong không gian.
Thứ tự sắp xếp của các cành cơ bản có thể theo một trong 2 sách sau:
Khi thiết kế bộ cành cần chú ý các quy ước thấm mỹ sau:
- Các cành không được mọc đối xứng nhau qua trục thân như xương cá.
- Các cành ở dưới thấp của thân không được mọc hướng về phiá mặt tiền làm hạn chế trường nhìn.
- Các cành phía trước không che khuất các cành phía sau, mới cảm nhận được chiều sâu của cây.
- Các cành xếp luân phiên xen kế về các hướng, không che sáng lẫn nhau.
- Cành không được mọc vòng qua thân chính (mượn cành).
- Cành không được mọc từ chỗ lõm của thân cây.
- Cành không để quá nhiều sẽ gây ra sự rườm rà, che khuất vẻ đẹp của thân. Nhưng cũng không để quá ít dễ gây ra cảm giác trơ trọi.
Các quy tắc này, chẳng những hợp với quy luật thẩm mỹ, mà còn phù hợp với quy luật tự nhiên trong sự phát triển của cây. Đó là quy luật tất yếu của sự hoàn hảo trong một chỉnh thể. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc trên, không dám cắt bỏ những cành mọc sai vị trí, thì không bao giờ có được một cây Bonsai đẹp.
Những cành mọc sai vị trí, những cành lỗi, cành sai quy tắc nếu không thể sửa chữa được, thì nên cắt bỏ hoàn toàn, không nên giữ chúng lại trên cây.
Những cành lỗi
- 1 – Cành mọc song song
- 2 – Cành mọc đối xứng
- 3 – Cành mọc vòng qua thân
- 4 – Cành uốn vòng cung
- 5 – Cành mọc hướng lên
- 6 – Các nhánh nhỏ đan cài nhau rối rắm
- 7 – Cành thấp mọc đâm vào hướng nhìn
- 8 – Cành mọc một bne
- 9 – Cành mọc xen ở giữa
- 10 – Cành mọc chụm vào một vị trí
- 11 – Cành mọc đan xen với nhau
- 12 – Cành gập khuỷu tay bất thường
- 13 – Cành mọc chỗ lõm của thân
- 14 – Cành mọc hướng xuống phía dưới
5. Lá
Lá phải có kích thước nhỏ tương hợp với kích thước thu nhỏ của cây. Tạo nên một tỉ lệ phù hợp trên tổng thể.
Nên chọn những loài cây có khả năng thu nhỏ được lá, bằng các kỹ thuật cất tỉa, hay những loài có lá nhỏ tự nhiên
Những loài cây có cấu trúc lá nhỏ tự nhiên, hình dáng, màu sắc đẹp rất được ưa chuộng.
Đối với Bonsai thì hoa và trái không phải là yếu tố được xem là quan trọng. Nhưng trên thực tế những cây Bonsai có hoa đẹp, có màu sắc trái hấp dẫn, dễ dàng tạo ra được ấn tượng mạnh cho nhiều người.
Nếu chọn cây có hoa trái nên chọn những loài có hoa, trái có kích thước nhỏ, phù hợp với kích thước thu nhỏ của cây.
Một tác phẩm Bonsai, cũng có thể được cảm nhận tốt về vẻ đẹp của nó trong trạng thái rụng lá hoàn toàn.
Thông thường, các cành của cây hợp nhất lại tạo nên khối tấn lá có hình tam giác, hình trứng, hình tán dù, hình ngọn lửa…
Đa số cấu trúc tán lá của Bonsai là hình khối tam giác. Nên điều chỉnh hình tam giác này là tam giác lệch, để tạo ra cảm giác sinh động tự nhiên, không nên phân bố cành quá đều đặn và cứng nhắc trong bố cục.
Việc cấu tróc khối tán lá trong không gian, phụ thuộc vào kiểu dáng của cây
Cây có nét thân thô, mạnh, thì khối tán lá thể hiện nét mạnh mẽ, khoẻ khoấn, cương mãnh. Cây có nét thân mềm mại, uyển chuyển thì khối tán lá mềm mại, linh động.
6. Tán cây
Hình dáng của tàn nhánh trên cây, do trục cành chính, các nhánh sơ cấp và nhánh thứ cấp tạp thành.
Hình dáng tán lá có thể là một trong những kiểu sau: Tán hình tam giác, hình thoi, hình mũi giáo hay hình trái tim….
Các tán lá phối hợp lại tại nên hình dạng chung của lá cây. Khối lượng tán lá nên tương đồng với khối lượng rễ trong chậu.
Sự phân bố hướng cành dựa theo dáng cây, ở cây thác đổ tán lá được phân bố thành từng lớp, ở cây gió lùa tán lá phân bố lệch về một phía, ở cây hai thân khối tán lá được phân bố hợp nhất như của cây một thân.