Phần 01 – Chương I: Khái niệm về Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 01 – Chương 01: Khái niệm về Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 01: Những kiến thức cơ bản

I. Khái niệm về Bonsai

Bonsai là gì?

Bonsai là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Nhật Bản và về sau này nó được sử dụng rộng rãi trên khấp thế giới. Thực ra, loại hình nghệ thuật này đã có từ lâu đời ở Trung Quốc, có lẽ cách đây khoảng 15 thế kỷ, họ gọi đó là Bổn Tài (đọc theo tiếng Việt), người Nhật gọi là Bonsai do phiên âm từ chữ Bồn Tài (theo lối La Tinh).

Chữ “Bền” tương đương với chữ “*Bon” có nghĩa là cái chậu, vật chứa cây.

Chữ “Tài” tương đương với chữ “Sai” có nghĩa là trồng cây, hay là kỹ thuật trồng cây trong chậu.

Như vậy, nếu hiểu một cách đơn giản từ Bonsai có nghĩa là một cây được trồng trong chậu.

Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu Bonsai theo nghĩa đen như trên thì chúng ta chưa thật sự cảm nhận hết nội hàm của hai từ này. Khi chúng kết hợp lại với nhau, từ Bonsai còn mang một ý nghĩa khác, khó có khả năng diễn đạt một cách hàm súc và cụ thể, theo cách đơn giản được.

Đó là tính chất hàm ý biểu thị sự tương quan giữa cây và chậu; giữa cái đẹp nghệ thuật và kỹ thuật tạo tác, giữa cây và con người đối với thế giới tự nhiên, bên cạnh đó nó còn ẩn tầng cả triết lý sống trong vẻ đẹp của tác phẩm.

Không phải bất cứ cây nào khi trồng vào chậu, cũng được gọi là Bonsai.

Cây ở đây được trồng và được cắt sửa một cách rất đặc biệt để tạo ra một hình ảnh mà khi đứng trước nó, người thưởng ngoạn có cảm giác như đang quan sát một cổ thụ có thực trong tự nhiên. Nó mang đầy đủ các yếu tố thẩm mỹ, cùng những ấn tượng về một thế giới tự nhiên đang vận động, nhưng lại có kích thước được thu nhỏ.

Chậu của cây Bonsai ở đây không đơn thuần chỉ là một vật chứa, mà giữa chậu và cây còn có một mối quan hệ thẩm mỹ đặc biệt. Nó làm bộc lộ được vẻ đẹp và sự dụng ý của tác phẩm, biểu đạt được không gian tự nhiên trong cái nhìn nghệ thuật và tôn tạo được giá trị của chủ thể là cây một cách hiệu quả.

Nét đặc trưng rất cơ bản ở chậu của Bonsai, đó là chậu cạn.

Vẻ đẹp hình thức của cây có được, là do sự tác động khéo léo của nghệ nhân, qua một thời gian rất dài và liên tục. Bằng kỹ thuật làm vườn, kỹ thuật tạo tác, cây được cắt sửa để thu nhỏ lại về mặt kích thước, nhưng kiểu thức, phong cách của cây vẫn giống như một cổ thụ có thực đang sống ngoài tự nhiên.

Như vậy, trước một tác phẩm Bonsai chúng ta có thể thấy được sự dụng công tinh tế, lâu dài, liên tục, của người tạo ra nó, về mặt nghệ thuật cũng như kỹ thuật. Làm gợi lên cho người xem những xúc cảm về thế giới tự nhiên, cảm giác này có được thông qua lăng kính nghệ thuật.

Chính vì các điều trên, mà một tác phẩm Bonsai hoàn toàn khác xa với một cây kiểng được trồng trong chậu bình thường.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng: “Bonsai là thuật ngữ nhằm diễn tả vẻ đẹp của một cây được thu nhỏ lại về mặt kích thước, nhưng tính chất của nó giống như một cổ thụ có thật trong tự nhiên, và được trồng trong chậu cạn.”

Những yếu tố căn bản cẩn được xem xét và đánh giá ở tácphẩm Bonsai đó là: Tính cổ thụ – Tính tự nhiên – Sự thu gọn – Chậu cạn.

Ảnh của một cổ thụ trong tự nhiên có dáng thẳng, tán lá phát triển tự do, mạnh mẽ. Tỉ lệ tần lá vượt trội so với cấu trúc chung của cây. Tán cây tròn đều do sống độc lập giữa một không gian trống trải.
Ảnh của một cổ thụ trong tự nhiên có dáng thẳng, tán lá phát triển tự do, mạnh mẽ. Tỉ lệ tần lá vượt trội so với cấu trúc chung của cây. Tán cây tròn đều do sống độc lập giữa một không gian trống trải.

Đây là hình ảnh mà nghệ thuật Bonsai muốn thể hiện ở kích thước thu nhỏ và cô đọng.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon