Kiểu thân cong (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Trong tạo hình chậu cây truyền thống, thường đem cành và thân uốn cong, rút thấp mũ cây tạo đáng vặn vẹo, đó là chậu cảnh kiểu thân cong. Như “Nhất thốn tam loan” (một tấc ba cong) của phái Dương châu, “Tam loan cửu đảo quải” (ba cong chín quẹo) của phái Tứ Xuyên, “du long” (rồng bơi) của phái Huy châu, “nhị loan bán” (hai nửa cong) của phái Nam Thông. Chậu cảnh kiểu thân cong quý ở chỗ còn non đã uốn cong bằng kỹ thuật.

tinh vi, thứ lớp phân minh, gây ấn tượng mạnh, nhưng dấu vết uốn rất rõ rệt, không tự nhiên cho lắm, là chỗ chưa hoàn hảo của nó. Trong chế tác chú ý góc độ to nhỏ, phương hướng uốn phải biến hóa, không uốn cong quẹo nhiều lần, và trước sau quanh co, mà nhắm trái phải quanh co. Loại tùng bách nên vít bó làm chủ, tỉa cắt là phụ. Loại cây tạp, cảnh thân to, lấy vít bó, lôi kéo làm chủ, cành bên cạnh, lấy tia cắt làm chủ.

I. CHẬU CẢNH KIỂU THÂN CONG

Thường loài cây vào tháng 2 – 3 đào về nhà trồng, chính là lúc cây nhót ra quả đầy cành, sức sống mạnh mẽ cây nhót ở lưu vực sông Trường Giang, đào lên từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Loại nhót, phân ra lá lớn, lá nhỏ, lá nhỏ tạo tác chậu cảnh lý tưởng, rễ sâu ít, – phôi cây cưa rồi nên chừa rễ nhiều hơn một chút, rễ quá dài, chờ năm thứ hai đảo chậu, hãy tỉa ngắn. Mùa đông mặt cắt trên thân dễ nứt ra, chậu cây nên đặt trong nhà kính, hoặc chỗ tránh gió và xoay về hướng mặt trời. Trồng đất có thể dùng vải nhựa trùm lên phôi cây, trên nóc khoét một lỗ thông hơi nhỏ, bắc giàn bằng nhựa, khi cây sống được, nền rễ rất hay nảy cành, tiêu hao chất dinh dưỡng, phải kịp thời vật mầm hoặc cắt bỏ. Sau khi trồng lên chậu, thưởng ngoạn, chú ý tưới nước, chăm bón phân đạm (dùng nước ngâm, ủ phân bánh cho ngấu, đến lên men, đem nước phân lắng cận, hòa vào 20 lần nước), đem ra nơi sáng sủa và thông gió, như vậy mới có thể ra quả chỉ chít.

  • 1/- Chọn một phôi cây nhót nhiều thân, dựa theo chậu cảnh kiểu thân cong xác định thân chính, cưa bỏ những thân cành dư thừa, và cắt bỏ rễ lan trên gốc cây, đồng thời tỉa ngắn bộ rễ dưới.

  • 2/- Trồng vào chậu đất khá lớn, hoặc trồng xuống đất, đất cần dễ tấm nước, chọn đất cằn cỗi, chớ quá màu mỡ (không dùng). Nếu rễ khá lớn, có thể dùng bọc nhựa dày dồn đất vào.

  • 3/- Khi cành mới mọc dài cỡ 30 – 50cm, thì tỉa định vị, nếu cây mọc yếu, có thể cho rễ đâm thành cành, chờ năm thứ bay hãy tỉa cắt.

  • 4/- Khi cành lớn, một nửa biến thành chất gỗ, dùng dây kim loại hoặc dây cọ vít bó, sau đó không nên tỉa cắt, mặc cho sinh trưởng dưới gốc lưu lại một cành nuôi, để mọc to cành lưu. Khi cành bó lớn lên đến cỡ độ lý tưởng, có thể nhắm độ cao cắt bỏ ngọn cành, nuôi dưỡng, bó cành bên cạnh, lại tỉa cắt, làm trở đi trở lại nhiều lần cho thành kiểu dáng. Sau đó vào đầu mùa xuân, tỉa cắt mũ cây, ngắt bỏ 50% phiến lá, dùng đất màu, trồng vào chậu thưởng ngoạn.

  • 5/- Hình cây thành phẩm

II. CHẬU CÂY CẢNH KIỂU THÂN CONG (tiếp theo)

Trong chế tác chậu cảnh, thường dùng la hán tùng, loại này lá to, mọc tương đối nhanh, ghép với la hán tùng lá nhỏ, hoặc La Hán Tùng lá nhỏ, ghép để chế chậu cảnh. La hán tùng lá càng nhỏ, làm chậu cảnh càng đẹp. Nhưng la hán tùng lưỡi sẻ, mọc rất chậm, không hợp chế chậu cảnh cỡ lớn; mà chế chậu cỡ nhỏ hết sức lý tưởng.

  • 1. Tháng 2 – 4 chọn la hán tùng lá nhỏ, đã mọc 5 – 8 năm, cây đẫy đà lùn nhỏ, cành lá tươi tốt, đào cả quả cầu đất lên, vặt hết lá, mầm ở vùng gốc thân chính, cành bến cạnh, và tỉa thưa cành yếu, quá rậm.

  • 2. Lựa xong, mặt nào thưởng ngoạn đem cây “trồng nghiêng” trong chậu, tưới thấm nước. cần có đất bồi, thấm nước mạnh, thoáng khí. Năm thứ hai, sau khi sống được, đầu xuân vít bó, trước nhất cắt bỏ cành lá gốc, cành vít bó, vật bỏ mầm, lá chỗ đó. Dùng tay kiềm chặt thân chính, khẽ uốn vài lần để thông thân cây, dùng dây cọ uốn thành hai đoạn, đầu tiên bó đoạn cong thứ nhất, rồi sang đoạn thứ hai. Vị trí toàn thân chính, cắm thẳng gốc bộ rễ, sau đó dùng đáy kim loại vít bó cành nhánh, chỗ bó đều ngắt bỏ lá, mầm. Cành bên cạnh uốn, phải – có lực độ và chớm hiện hình dạng rủ xuống, kỵ cong vòng cung, để tăng thêm sự đối xứng cương nhu trong thân chính. Sau 2 – 3 năm, khi thân chính đã định hình, ta tháo dây cọ.

 

  • 3. Sau khi cành nhỏ trên nhánh thành hình, lại dùng dây kim loại, vít bó thành đường thăng bằng “li vô” tăng nhanh sự hình thành mũ cây. Trong bảo dưỡng, kịp thời vặt bỏ mầm lá nảy ở vùng gốc cành nhánh thân chính và đặt biệt ngắt tâm, khống chế cành ra dài, tăng mật đọ của mũ cây. Bởi Tùng La Hán lá nhỏ, sinh trưởng rất chậm, phải đợi sau vài năm, mới thành kiểu dáng như ý.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon