Kiểu thân chếch (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Rễ chính nằm ngang, thân chính chếch vẻ cánh trái, trọng tâm mũ cây nằm chệch với rễ, như quay đầu lại, tạo hình như vậy gọi là kiểu thân chếch. Cây cảnh loại này có: Cây Du, Phán, Tùng, Phong Tam Giác, Tước Mai, Liễu Đỏ, Trà Phúc Kiến, Cửu Lý Hương, Thạch Lựu… Trong chế tác, chú ý về mặt thưởng ngoạn, nên nghiêng hoặc trái phải, kỵ hướng trước sau. Nhưng trồng trong chậu hình tròn, có thể di động chậu để điều chỉnh về mặt thưởng ngoạn, cho nên nghiêng thế nào cũng không hề gì.

Trọng tâm của mũ cây thân chếch phải chệch hẳn gốc rễ, nhằm tăng thế động. Khi cây nghiêng phải, bên phải cần lộ rễ rõ rệt, độ dài của nó ngả trĩu rễ trái, để gia tăng cảm giác ổn về mặt thị giác. Nóc mũ cây thường chỉ thiên cành dưới thân phải to, dài hơn cành bên trên một chút. Toàn thể cây, nếu hơi cao một chút, cành thể hiện nét nghệ thuật “trong kỳ cầu ổn”. Tỉa cắt cành, chú ý gìn giữ cành trên, tỉa nhiều cảnh bên dưới trong vòng uốn của thân, chú ý góc độ và nơi trồng, cũng có thể suy tính dùng vật trang trí cho “bức tranh” toàn cảnh. Chậu kiểu thân chếch, mặt chậu khá cao lớn, màu sắc thâm trầm càng hay. Khi mới đưa cây lên chậu, trọng tâm nó không ổn, dễ lay động, có thể dùng thanh sắt gài vào đáy chậu, buộc rễ nó quấn quanh gậy để ổn định cây.

I. CHẬU CẢNH KIỂU THÂN CHẾCH

Phong Tam Giác thích ánh sáng, ưa phân bón, chịu được đất cằn cỗi, trong tạo hình cây lên nhanh, vết cắt chóng liền lại, chịu vít bó, tỉa cắt lá mọc đối, dễ sinh cành hình chữ “Y”, có thể nhờ vặt mầm, khỏi cần tỉa rút ngắn. Phong tam giác dễ định hình khi vít bó, phải kịp thời tháo đầu bó, khi cưa chạc cành nên cưa sát thân, để mật cắt bằng phẳng trơn nhẵn, phòng khi liền lại, vết thương không gỗ quá cao, ảnh hưởng đến việc thưởng ngoạn.

  • 1. Phong tam giác khi vừa nảy mầm rất dễ sống, nên với kiểu thân chếch, chọn cây phong tam giác, nhờ thân nó nhỏ. Đầu tiên xác lập vẻ mặt thưởng ngoạn, lại xem rễ, cành cần thiết, sau đó cắt bỏ bộ phận dư thừa nếu rễ râu mọc ít, tạm lưu lại mấy rễ dài, to, đợi khi cây sống được, mỗi năm cắt ngắn dần.

  • 2. Sau khi cây được sửa, trồng xuống đất mà sống được, sinh trưởng bình thường thì đầu hạ, khi cành đài cỡ 50 – 100cm, là có thể tỉa thưa, để lại hai cành thân trên, hướng 2 cành đó nên rẽ đôi ngả, khiến thân mới có thể uốn lượn, nếu các cành khác cắt bỏ cả, sẽ ảnh hưởng đến sức cây, cho nên mỗi bên lưu một cành, cho cây sinh trưởng, và giúp cho vết cưa chóng lành. Vài năm sau, dựa vào miệng cưa liền, và sức cây sinh trưởng mạnh, mới nên cắt bỏ.

  • 3. Sau khi tỉa cắt xong, dùng dây kim loại và bé, ngọn của cảnh vít bó không cắt, cho nó sinh trưởng, cánh ở miệng cưa không cần vít bó, vỏ cành mới mọc còn non, khi bó nên cẩn thận. Sau vài tháng khi dây kim loại len vào gỗ 1/3 thì có thể tháo bỏ, vài năm sau, khi cành đầu nóc nuôi dưỡng, thân cũ lớn lên ở độ cao thích đáng, cắt bỏ cành trên, nuôi dưỡng vít bó cành thứ hai và cành nhánh, và rễ dần lộ ra, khi cành nhánh lớn nửa chừng, thành lõi gỗ thì có thể vít bó, to nhỏ thích nghị, là cắt bỏ đấu ngọn, nuôi dưỡng cành bên. Khi cành bên hình thành, lại bó ngọn cành ở thân chính, cành nhánh và cành bên, khi đã định dạng, tỉa rút ngắn, ngất tâm để ém hình mũ gia tăng mật độ trên mũ cây.

  • 4. Sau khi cây đã thành kiếu dáng, đến đầu xuân, đào cả cây lên, chọn chậu đặt thử, cắt bỏ rễ thừa, đồng thời cần tỉa cắt cẩn thận mũ cành, sửa xong trồng lại. Mùa xuân năm sau, là có thể chính thức đưa hẳn lên chậu.

II. CHẬU CẢNH KIỂU THÂN CHẾCH (tiếp theo)

Giống cây Qua Tử Hoàng Dương, lá nhỏ mà dày, thường xanh, là loại cây lý tưởng chế tác  chậu cảnh, nếu có một cành giả, cắm mầm vào chờ chế thành chậu cảnh.

  • 1. Lựa cành già đã ra cỡ 3 – 4 năm, mũ cây dầy dặn để ghép mầm, sang xuân, đem cả quả cầu
    rễ, vặt bỏ mầm lá trên thân chính, tỉa bớt cảnh quá rậm, tỉa ngắn cành bảo lưu, dùng dây kim loại bó rễ lại, sau đó trồng nghiêng trong chậu đất lớn, dưỡng cây nửa năm hoặc một năm, dùng dây rọ vít bó cành to già, dây kim loại vít bó, uốn cành nhỏ thường ngày, chăm bón phân đạm rễ dần lộ ra. Tháng 5 tháng 10, cây ra cành lá mới, phải kịp thời vặt mầm, ngắt tâm gia tăng mật độ của mũ cành.
  • 2. Vài năm sau, mũ cành đầy đặn, tháo dây vít bó. Vào đâu xuân, trồng lên chậu thưởng ngoạn, lúc trồng nâng rễ trên đất một chút, nước xối tưới xuống, sẽ lộ rễ thêm.

 

 

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon