Hành trình của Thor Holvila đến làng gốm cổ Tokoname, Nhật Bản – Bonsai Focus Magazine 05/06 2018

Hành trình của Thor Holvila đến làng gốm cổ Tokoname, Nhật Bản – Bonsai Focus Magazine 05/06 2018

Nguồn: Tạp chí Bonsai Focus English Edition T5/T6 2018

Dịch và biên tập: Admin codai.net NVDzung (15/10/2019) 

Một người làm gốm đến từ Thuỵ Điển (Sweden), Thor Holvila đã trở thành một trong những thợ gốm được kính trọng nhất ở châu Âu. Vào năm 2017 Thor đã được mời làm việc một tháng cùng Hidemi ‘Shudo’ Kataoka tại Tokoname, Nhật Bản, bên cạnh những thợ gốm Nhật Bản tuyệt vời khác

English

Why me?

It was in the late sumnmer of 2017 that I was contacted by Yukiko Kasai, owner of Yukimono bonsai pots. We had met for the first time at the EBA show in Wroclaw, Poland, 2014, where she showed a great interest in my, and European, pottery.

We stayed in contact over the years and now she asked me if I was interested in coming to Japan to meet up with bonsai potter Hidemi Kataoka of the Yoshimura kiln and work with him side by side for a month. With no hesitation, nor second thoughts, I gathered my tools together, wrapped up the studio and flew over at the beginning of November. Sitting on the plane, the question If pondered on was why me out of all the talented potters?

Yukiko later told me that the interest for bonsai and pottery is declining in Japan.

In her quest to modernize and secure the survival of the pottery of Tokoname, and to raise interest for pottery beyond Japan she saw a clash of ‘East meets West’ as an interesting art project. By writing about it in the Japanese bonsai magazine ‘Bonsai World” she hoped to achieve just that.

This also gave me the inspiration to write on the same subject, but from my angle. My hope is that, by sharing this story and increasing the knowledge of this little fishing village south of Kyoto, I will play my part in promoting the Tokoname clay that is the valuable resource that put it on the map of bonsai.

Firewood

Imagine we are sailing on a boat loaded with firewood, along the Japanese east coast. We steer into a wide bay lined with white beaches and steep green hills. We meet individual boats, heavy of cargo, that have Just set sail and are heading to the open sea and their destinations. On the horizon we see smoke rising to the sky and the closer we come, we hear the noise from the habour and the seagulls.

We enter the river that flows out from the flat landscape. Along its banks, the boats are lined up. The logs and thick branches we carry are quickly loaded on to small carts that disappear quickly into a crowded stream of people and traffic on the small streets, all leading up to the big hill that rises high behind the rooftops and hundreds of smoking chimneys. It is crowned by a temple and the whole village seems to cling on to its slopes to avoid the seasonal flooding. The chimneys belong to small ceramics factories that manufacture large containers and ceramic pipes. The vessels, used for water storage and food are sold all over Japan to every household.

Wrapped in hay they are now loaded on to the boats that have Just arrived. The houses are carbon black with soot. So, too, are the trees, even the birds. The smoke that is heavy over the village causes windows and doors to be closed and the laundry is dried indoors. In addition to the family who owns the shipping company, and a few foreman and merchants, the conditions for the simple people who work and live in and around the small factories are very hard. The environment is terrible, and competition is hard. In addition, those who work with ceramics for everyday use are considered to be far below the status of those who work with ceramics for tea ceremonies, etc. Ceramics that have contact with soil are considered dirty, therefore, it is deemed suitable that the people making pipes to be laid in earth also make flower pots, so a smaller production of pots are also made here in Tokoname village. That production takes place just here in Tokoname is because of the great supply of clay that comes out from the old rice fields surrounding the village.

This is how life could appear here back in the 19th century.

The crisis

The first crisis that reaches Tokoname is in the 1950s when the big containers and pipes are replaced by water pipelines and materials like metal and plastic. Most ceramic factories then shut down and the workforce moved to the nearby city of Nagoya. Those who remain have to adjust and choose to manufacture the popular red teapot of the iron nich clay, which is considered to cause health-promoting properties, or pots for plants and bonsai, which have grown in popularity in Japan during the post-war era.

This happens while wood is being banned as an energy source for the kilns and now replaced by oil in an attempt to improve the environment. It is how production of pots for bonsai takes place seriously in Tokoname. About 100 factories started producing unglazed pots after exclusive Chinese models. The Japanese pots are considered cheap and were quickly sought after. In the sixties they start to glaze the pots. This period is today referred to as the ‘golden days’. It is said that the buyers from all over Japan stood waiting for the kilns to cool so that they could load the still warm pots into the small trucks. Yoshimura pottery, three floors of warehouses, manufacturing and offices had 7 employees at this time.

When the price then rose on oil in the 1980s one had to start using gas and the margins for most became too small. Only those who had earned themselves a name for their unique style and quality or price survived. Yoshimura kiln was then handled by a few of the Kataoka family, but today only Hidemi Kataoka is left. He works alone wall-to-wall with the huge Yamaaki kiln that had to close just a few years ago. Hidemi doesn’t want his son to be taking over. There will be no 6th generation bonsai potter, Hidemi is the last Shuhou.

Today, there are about 15-20 professional bonsai potters in Tokoname from which the youngest is 45 years of age. Of these, only four have an open store and gallery for visitors.

Tiếng Việt

Tại sao lại là tôi?

Vào cuối mùa hè năm 2017 tôi đã được liên lạc bởi Yukiko Kasai, chủ của cửa hàng chậu gốm Yukimono Bonsai. Chúng tôi đã gặp nhau nhiều lần tại triển lãm EBA, Wroclaw, Balan, 2014, nơi cô ấy đã thể hiện sự hứng thú với đồ gốm của tôi và đồ gốm châu Âu.

Chúng tôi đã giữ liên lạc trong nhiều năm và bây giờ cô ấy có hỏi tôi rằng tôi có muốn đến Nhật Bản để gặp gỡ thợ gốm Bonsai Hidemi Kataoka của lò Yoshimura và làm việc với anh ấy trong một tháng không? Không do dự, cũng không có suy nghĩ khác, tôi đã tập hợp đồ nghề với nhau, đóng cửa studio và bay sang Nhật hồi tháng 11. Ngồi trên máy bay, câu hỏi tôi suy ngẫm là tại sao lại là tôi chứ không phải một thợ gốm tài năng nào khác?

Trong nỗ lực hiện đại hoá và đảm bảo sự tồn vong của gốm Tokoname, và để tăng hứng thú với đồ gốm Nhật Bản, cô đã thấy một chủ đề “Đông Tây hội ngộ” thực sự là một dự án nghệ thuật thú vị. Bằng cách viết về nó trên tạp chí Bonsai Nhật Bản “Bonsai World” cô hy vọng sẽ đạt được mục đích.

Điều này cho tôi cảm hứng để viết về chủ đề tương tự, nhưng theo góc nhìn của tôi. Hy vọng của tôi là, bằng cách chia sẻ câu chuyện này và nâng cao kiến thức về làng chài nhỏ phía nam Kyoto này, tôi sẽ đóng vai trò của mình trong việc quảng bá đất sét Tokoname như là một tài nguyên quý giá lên bản đồ Bonsai.

Củi

Hãy tưởng tượng chúng ta đang chèo thuyền trên một chiếc thuyền chở đầy củi, dọc theo bờ biển phía Đông Nhật Bản. Chúng tôi lái vào một vịnh rộng được lót bằng những bãi biển trắng và những ngọn đồi xanh dốc. Chúng tôi gặp những chiếc thuyền riêng lẻ, nặng trĩu hàng hoá, vừa ra khơi và đang hướng ra xa đất liền đến những mục tiêu của hành trình. Trên chân trời, chúng ta thấy khói bốc lên bầu trời và càng lại gần, chúng ta càng nghe thấy âm thanh phát ra từ những con hải cẩu và chim hải âu.

Chúng ta đi vào dòng sông chảy qua những cảnh quan đồng bằng. Dọc theo bờ của nó, những chiếc thuyền đang neo thành hàng. Những khúc gỗ và cành cây dày chúng tôi mang theo nhanh chóng được đưa lên những chiếc xe đẩy nhỏ biến mất nhanh chóng trong dòng người đông đúc rồi tản ra các ngõ nhỏ, tất cả dẫn lên ngọn đồi lớn mọc cao sau mái nhà với hàng trăm ống khói. Nó được bao phủ bởi một ngôi đền và cả ngôi làng dường như bám vào sườn dốc để tránh mùa lũ lụt. Các ống khói thuộc về các nhà máy gốm nhỏ sản xuất những bể chứa nước và ống dẫn nước bằng gốm lớn. Các bể chứa này được dùng để chứa nước và thức ăn được bán trên khắp Nhật Bản đến các hộ gia đình.

Được bọc trong cỏ khô, giờ chúng được chất lên những chiếc thuyền vừa đến. Những ngôi nhà có màu đen của bồ hóng. Cũng vậy, có cả cây cối với những chú chim bên trong. Khói dày đặc khắp làng khiến cửa sổ và cửa ra vào luôn phải đóng và mọi người phải giặt giũ trong nhà. Ngoài gia đình sở hữu công ty vận chuyển, một vài quản đốc và thương nhân, điều kiện của những người dân thường làm việc và sống quanh các công ty gốm rất khó khăn. Điều kiện môi trường rất tệ, và cạnh tranh thì gay gắt. Hơn nữa. Những người làm việc với các sản phẩm gốm dùng hàng ngày được coi là ở tầng lớp thấp hơn nhiều so với những người sản xuất gốm sứ cho các lễ hội trà … Gốm sứ tiếp xúc với đất được coi là bẩn, do đó, khá hợp lý khi những người làm ống gốm dẫn nước đặt dưới mặt đất cũng làm thêm chậu hoa, vì thế có một bộ phận nhỏ chuyên làm chậu cây gốm tại làng Tokoname. Việc sản xuất diễn ra ngay tại đây, tại Tokoname là do nguồn cung đất sét lớn phát ra từ những cánh đồng lúa cũ quanh làng.

Đây là cuộc sống tại đây vào thế kỷ 19.

Khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng đầu tiên xảy ra với Tokoname là vào những năm 1950 khi các bể chứa và các đường ống nước lớn được thay thế bằng ống nước và vật liệu như kim loại và nhựa. Hầu hết các nhà máy gốm sau đó ngưng hoạt động và lực lượng lao động chuyển đến thành phố Nagoya gần đó. Những người còn lại phải thích nghi và lựa chọn việc sản xuất những bộ ấm chén uống trà đỏ phổ biến của đất sét giàu sắt, được gọi là có tác dụng tăng cường sức khoẻ, hoặc chậu cho Bonsai, lúc đó bắt đầu trở nên phổ biến sau chiến tranh.

Điều này cũng xảy ra khi gỗ bị cấm làm nguyên liệu cho các lò và nguyên liệu thay thế sẽ là dầu trong các nỗ lực cải thiện môi trường. Đó là cách sản xuất chậu cho Bonsai một cách nghiêm túc tại Tokoname. Khoảng 100 nhà mắt bắt đầu sản xuất các chậu không tráng men sau nhằm cạnh tranh các mẫu độc quyền của Trung Quốc. Các chậu của Nhật Bản được coi là giá rẻ và rất nhanh được săn lùng. Trong những năm sáu mươi, họ bắt đầu tráng men các chậu cây. Thời kỳ này được gọi là Thời Kỳ Hoàng Kim. Người ta nói những người mua từ khắp nơi Nhật Bản đã phải đứng chờ lò nung nguội để họ có thể chất chậu lên các xe tải nhỏ. Xưởng gốm Yoshimura, ba tầng kho, xưởng sản xuất và văn phòng có 7 nhân viên thời điểm này.

Khi giá dầu tăng vào những năm 1980, người ta đã bắt đầu sử dụng gas và biên lợi nhuận trở nên quá thấp. Chỉ những người đã xây dựng được tên tuổi với các kiểu dáng và chất lượng độc đáo với giá cao mới có thể sống sót. Xưởng gốm Yoshimura sau đó được duy trì bởi những người trong gia đình Kataoka, nhưng đến nay thì chỉ còn duy nhất Hidemi Kataoka là theo nghề. Anh ấy làm việc độc lập trong các bức tường với một xưởng gốm Yamaaki khổng lồ mới đóng cửa vài năm trước. Hidemi không muốn con trai theo nghề. Sẽ không có thợ gốm đời thứ sáu, Hidemi là thợ gốm (Shuhou) cuối cùng.

Ngày nay, có khoảng 15 – 20 thợ gốm Bonsai chuyên nghiệp ở Tokoname và người trẻ nhất cũng đã 45 tuổi. Trong số này, chỉ có bốn cửa hàng và phòng trưng bày còn mở cửa đón du khách.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon