[Chia sẻ] Hướng dẫn các bước chăm sóc hoa hồng trong chậu nở đều đẹp

[Chia sẻ] Hướng dẫn các bước chăm sóc hoa hồng trong chậu nở đều đẹp
Đánh giá
⚡️Hoa hồng được rất nhiều người yêu thích và là một trong những loài hoa trồng trong nhà được ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Hoa hồng khá dễ trồng và được trồng nhiều trong chậu. Nếu được chăm sóc đúng cách, hoa hồng có thể nở hoa quanh năm. Nếu như bạn muốn sở hữu những chậu hoa hồng đẹp nở quanh năm. Hãy cùng tham khảo các bước chăm sóc hoa hồng dưới đây nhé:
1️⃣Tưới nước:
?Tưới nước đầy đủ và hợp lý là điều kiện tiên quyết trong việc chăm sóc bất cứ loài hoa nào, và hoa hồng cũng không phải là ngoại lệ. Tuy không phải là loài cây cần tưới nước thường xuyên, nhưng bạn cũng cần phải chú ý tưới đủ lượng nước cần thiết thì hoa hồng mới có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu để cây bị thiếu nước, hoa hồng sẽ dễ bị vàng và rụng lá.
?Nếu như trồng hoa hồng trong vườn, thì bạn chỉ cần tưới nước 1 lần/ngày là đủ. Còn nếu trồng trong chậu, bạn cần phải tưới 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và chiều. Tuy nhiên, không nên tưới nước vào buổi tối vì lá sẽ không kịp khô, dễ gây nấm và sâu bệnh cho cây.
2️⃣Bón phân và chất dinh dưỡng:
?Sau tưới nước, thì bón phân là yếu tố cũng rất quan trọng để có thể kích thích cho hoa hồng nở đúng lúc bạn mong muốn. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoa hồng sẽ có ra hoa đẹp và đúng thời điểm. Vì thế khi thấy cây gầy, cao, lá không xanh đậm thì ngay lập tức bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây. Lúc này hãy kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.
?Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng. Ngoài ra cũng cần pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.
?Thời điểm cây bắt đầu ra nụ hoặc trước khi đơm hoa thì bạn nên bổ sung thêm kali sẽ giúp hoa có màu sắc đặc trưng đậm đà. Tuy nhiên, khi cây đã ra hoa thì bạn không nên tưới Kali nữa vì sẽ làm hoa bị cháy.
?Khi bón phân cho hoa hồng cần quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.
3️⃣Tỉa cành:
?Việc cắt tỉa cành là yếu tố quyết định đến chất lượng của bông hoa hồng khi ra hoa. Bạn cần phải chú ý thường xuyên cắt bỏ những cành già, cành yếu hay những cành có biểu hiện sâu bệnh. Đặc biệt, bạn cũng nên tỉa đi những nụ hoa nhỏ, xa đầu cành hoa để tập trung chất dinh dưỡng cho những nụ hoa chính, giúp hoa hồng to và đẹp hơn khi nở.
?Trước khi cắt cành và nụ hoa khoảng 3 ngày, bạn nên bón phân NPK choa cây. Sau khi cắt cành, bón phân xong cách bốn ngày phun thuốc dưỡng rễ, dưỡng chồi một lần, cho đến khi cây hoa hồng lên chồi đỏ. Sau đó ta phun kali sữa dưỡng hoa to cho cây hoa hồng.
?Cách cắt tỉa như sau: Mỗi cành cắt bỏ từ 4–6 mắt lá, tính từ ngọn xuống phía gốc. Nếu cắt gần ngọn hơn thì hoa hồng cho ra hoa sớm hơn và ngược lại. Nếu cây hoa hồng có ít lá thì dùng cọc để buộc níu những cành thấp hơi trĩu xuống dưới trong 30–40 ngày, làm cho các cành tược mới sẽ mọc ra để cho hoa.
——-❤️❤️——❤️❤️——-❤️❤️———
?? Chúc các bạn có một vườn hồng thật đẹp ??

Trả lời

0988110300
chat-active-icon