Chất liệu chậu (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Nghệ thuật chậu cảnh có câu: “Một cây, hai chậu, ba kỷ giá”, tam vị nhất thể, cùng nhau lên – “bất khả phân”. Chậu cảnh Trung Quốc xưa nay chú trọng về chậu, vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị nghệ thuật. Chế tạo chậu cảnh, mà bỏ qua bát chậu, thì không thể bàn đến tính nhất thể và cái đẹp nghệ thuật của nó. Một cây cảnh đẹp kết hợp với bát chậu có hình thức cao nhã, màu sắc hòa hợp, lớn nhỏ vừa phải, sẽ có bộ mật mới mẻ, thế giá tăng gấp trăm lần, chính là cái lý “mẫu đơn tuy đẹp, lá biếc phù trì”.

1/- Chất của bát chậu

Bát chậu Trung Quốc về chất mà nói, có các loại chậu: Gốm Tử Sa (cát tía), Gốm Men, Sứ Vẽ Màu, Đá Đục, Gốm Sành, Chậu Xi Măng, Tre Gỗ Tự Nhiên.

Chất của bát chậu, đối với thưởng ngoạn và vun trồng cây cối hoa thảo đếu có ảnh hưởng rõ nét. Chậu cảnh loại Tùng Bách thường dùng chậu Gốm Tử Sa, chất mịn là cổ kính, màu sắc thâm trầm, giàu nét thưởng ngoạn. Chậu cảnh loại cây tạp, thường dùng chậu gốm sành trơn, tính cách thông thoáng, có lợi cho cây sinh trưởng, với cây cảnh cần nhiều năm chăm sóc là thích hợp nhất. Chậu cảnh thưởng ngoạn hoa, quả, nên dùng chậu Gốm Tử Sa hoặc chậu sành trơn.. nhờ tính cách
thông thoáng, có lợi cho ra hoa kết quả và thưởng ngoạn. Một số chậu cảnh loại qúy, để nâng cao giá trị thưởng ngoạn của nó, còn có thể lồng thêm chậu sứ vẽ màu hoặc chậu gốm men. Chậu cảnh tí hon thường dùng chậu gốm tử sa hoặc gốm men, lấy cái đẹp làm chủ, duy trì sự sinh trưởng bình thường của nó, dựa vào cách chăm sóc tinh tế. Một sỏ chậu cảnh cỡ lớn có thể dùng chậu xi măng
hoặc đá đục, để bày trong vườn hoặc triển lãm.

2/- Hình dáng của chậu

Cây cảnh tạo hình mới lạ, cần phối bợp với bát chậu “to nhỏ vừa phải”, sâu nông thỏa đáng, kiểu cách hòa hợp, mới có thể tạo nên sự cao nhã và nghệ thuật, sống động. khi phối với chậu, nếu chậu quá lớn, thì nảy nét thưa trống mà cây lùn nhỏ. Đồng thời châu nhỏ mà đựng đất nhiều, thì nước cũng nhiều, dễ khiến cây lớn vọt, có khi thối rễ. Nếu chậu quá nhỏ, sẽ khiến cây đầu nặng chân nhẹ, mất tính ổn định, mà nước và thành phần dinh đưỡng thiếu hụt, ánh hưởng đến thân cây. Khi dùng chậu nông, thì miệng chậu nên lớn chớ nhỏ, dùng chậu sâu, miệng chậu cần nhỏ chớ lớn.

Sâu nông của chậu đối với thưởng ngoạn và sức sông của cây cảnh cũng có ảnh hưởng rất rõ. Dùng chậu quá sâu, sẽ khiến cho cây trong chậu như bị lùn thấp; còn bất lợi cho loài cây đa thích khô ráo, dùng chậu quá nông, lại khiến cho cây nhỏ cao, tạo cảm giác bất ổn và còn bất lợi cho loại cây thích ẩm thấp. Thông thường loại cây bụi nên dùng chậu nông, thân thắng nên dùng chậu nông vừa, thân chếch, thân nằm nên dùng chậu sâu vừa; kiểu vách dựng nên dùng chậu cao sâu. Ngoài ra, đối với cây cảnh theo quy tắc, dùng chậu sâu một chút; cây cảnh tự nhiên, đặc biệt là trong chậu bày vật kèm theo, không dùng chậu quá sâu.

Chọn bát chậu, còn phải chú ý kiểu thức và cây cảnh về thể cách thống nhất, như dáng cây vươn thẳng, thì đường nét bát chậu cũng nên cứng thẳng, có thể dùng bát chậu vuông, chữ nhật hoặc có góc cạnh, để biếu hiện nét đẹp mạnh mẽ. Nếu dáng cây uốn khúc rủ nên, thi đáng bát chậu lấy đường nét cong phối hợp, có thể dùng bát chậu tròn, bầu dục hoặc đường nét tròn trịa, để lộ cái đẹp nhu hòa.

Ngoài ra, chọn chậu còn phải suy tính đến sự có lợi cho cây sống còn, đối với cây mọc nhanh, bộ rễ rậm rạp, nên dùng chậu bầu hoặc thẳng, để tiện thay chậu, đổi đất; cây sinh trưởng chậm, bộ rễ không rậm, có thể dùng bát chậu đa dạng. Thông thường cây cảnh tạo hình theo quy tắc, có thể chọn chậu chữ nhật hoặc tròn, cũng có thể dùng chậu kiểu thức như hình hải đường, lục giác, hoa mai. Cây cảnh có phương hướng rõ rệt, như kiếu thân chếch, thân nằm, hoặc kiểu gió thổi (Bạt Phong). nên dùng chậu chữ nhật, hoặc bầu dục thành khá rộng, độ sâu hơi nông. Chậu cảnh nhiều thân cây, liền rễ, rừng bụi hoặc kiểu kèm đá nên dùng chậu nông hình chữ nhật hoặc bầu dục, đường nét đơn giản.

3/- Màu sắc của bát chậu

Màu sắc của chậu cảnh, biểu hiện ở sắc cây và màu sắc chậu vừa có đối tỉ vừa có điểu hòa. Thông thường cây cảnh là chủ thể, chậu là vai phụ, bởi vậy hình thể và màu sắc chậu rất quan trọng, màu sắc chậu thường có gam màu nâu trà, như tử sa, thiết sa, xích nê, hắc nê… màu sắc của nó không quá bắt mắt, cũng không ám đạm, nét cổ kính thích hợp với chậu cảnh tùng bách hoặc loại lá luôn xanh (Cây thường xanh). Gam lam lục có lục nhạt, lam nhạt, lục đen.. màu sắc nề nã, có thể tăng nét ý xanh cho cây, chậu cảnh loại cây tạp hoặc hoa quả màu đỏ rất hợp với cây. Gam màu trắng có xám nhạt, trắng xám, vàng nhạt. bất kỳ màu sắc nào đều có thể tiếp nhận, ngoài cây cảnh sắc hoa trắng ra, chậu cảnh các màu sắc khác đều thích hợp.

Theo lối thực dụng, loại tùng bách bốn mùa đều xanh, phối hợp với chậu gốm tử sa màu sậm, mầu tía hoặc nâu đỏ, càng nổi rõ cổ kính; loại hoa quả màu sắc phong phú, nên chọn chậu gốm, men, sáng sủa, khiến hoa quả càng nổi bật. Như cây hồng mai, Bích Đào Hoa Đỏ, Hải Đường Ghép Cuống, Hải Đường Tơ Rủ, Tử Đằng, Táo Đỏ, Thạch Lựu v.v… vào với chậu gồm men gam màu lạnh
như trắng, lam nhạt, lục nhạt, vàng nhạt v.v.. là thích hợp nhất. Chậu cảnh sắc hoa màu nhạt, như Bạch Mai, Nghinh Xuân, Kim tước v.v… thì nên dùng chậu gốm men màu sậm. Ngoài ra, phong đỏ nên đi với chậu màu nhạt; Ngân Hạnh nên vào chậu màu sậm, khiến cây cảnh và màu chậu đối tỉ rõ rệt, tăng thêm giá trị thưởng ngoạn. Đồng thời chọn chậu cảnh còn phải suy tính đến màu sắc thân cây và sự biến hóa theo mùa lá cây.

Menu sách

Trả lời

0988110300
chat-active-icon