Cách chăm sóc cây Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung) & Hướng dẫn nhân giống

Cách chăm sóc cây Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung) & Hướng dẫn nhân giống

Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung) là tên của một chi thực vật. Đây là một chi thực vật có số loài tương đối ít: Chỉ có duy nhất 2 loài được công nhận:

  • Fittonia albivenis
  • Fittonia gigantea

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều giống lai tạo được phát triển với màu sắc và hình dáng tuyệt đẹp. Anh chị em có thể xem danh sách tên khoa học kèm hình ảnh (gần như tất cả) các giống Fittonia tại đây ạ: Tra cứu tên khoa học của các loài cây thuộc chi Fittonia bằng hình ảnh

Giới thiệu về cây Fittonia (Cây May Mắn, Cẩm Nhung)

Fittonia gồm các loài, giống thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae). Đây là những cây bản địa của các khu vực rừng mưa nhiệt đới tại Nam Mỹ, chủ yếu là ở Peru.

Fittonia albivenis và các giống của nó được trồng rất nhiều. Chúng là những loài thực vật thân thảo thường xanh lâu năm (evergreen herbaceous perennials) có chiều dài thân trung bình từ 10 – 15cm. Màu sắc của chúng thường có sự tương phản giữa nền lá và các gân lá (Vàng – Đỏ, Xanh – Đỏ hoặc Xanh – Trắng,…). Thân cây có một lớp lông nhỏ bao phủ. Các chồi nhỏ thường xuất hiện sau khi các thân tách thành lá. Theo nhiều tài liệu thì cây  phát triển tốt nhất ở môi trường có độ ẩm cao, có ánh sáng mạnh (nắng nhẹ, được lọc) và nhiệt độ không nhỏ hơn 13 độ C (55 độ F). Ở các nước ôn đới hoặc những mùa lạnh ở các khu vực khác, cây nên được đưa vào trồng trong nhà để tránh bị cóng. Các loài Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung) rất nổi tiếng bởi một hiện tượng: Nếu cây thiếu nước vài ngày có thể “ngất” (các thân cây rũ xuống như rau sống để ở ngoài lâu) và sau khi được tưới đẫm sẽ dựng lên rất nhanh. Tập tính mọc lan khiến chúng trở thành cây trồng làm thảm rất tuyệt vời.

Fittonia nếu bị quên tưới nước sẽ dễ ngất như ảnh bên trái. Nhưng chỉ cần được tưới nước đẫm thì chỉ sau từ 1 - 4 tiếng thì các thân sẽ dựng đứng và hồi sinh lại như hình bên phải.
Fittonia nếu bị quên tưới nước sẽ dễ ngất như ảnh bên trái. Nhưng chỉ cần được tưới nước đẫm thì chỉ sau từ 1 – 4 tiếng thì các thân sẽ dựng đứng và hồi sinh lại như hình bên phải.

Cây thường mọc hoa vào tháng 7 hoặc tháng 8, hoa có thể có màu trắng, vàng hoặc phớt đỏ. Hoa của Fittonia khá nhạt nhoà không đáng chú ý. 

Hoa của một cây Fittonia sp.
  • Tên khoa học: Fittonia
  • Tên tiếng Anh thường gọi: Nerve plant (cây gân), mosaic plant, painted net leaf
  • Tên tiếng Việt: Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung 
  • Tên tiếng Trung: 网纹草 (Wǎng wén cǎo) – Vãng Văn Thảo 

Quần thể Fittonia albivenis mọc một cách khá lạ lẫm giữa những chiếc lá chết trên nền rừng, Inkaterra, Madre de Dios, Peru – Ảnh: Patrick Blanc

Fittonia albivenis, mỗi thân mọc thẳng đứng với hai hoặc ba cặp lá cao ngang hàng chen lẫn với lá cây chết hàng loạt, Inkaterra, Madre de Dios, Peru – Ảnh: Patrick Blanc

Fittonia albivenis, một thân mọc thẳng chỉ có ba cặp lá đều đang tươi, Inkaterra, Madre de Dios, Peru – Ảnh: Patrick Blanc – Ảnh: Patrick Blanc

Fittonia albivenis với gân hồng leo trên một khúc cây chết, Inkaterra, Madre de Dios, Peru – Ảnh: Patrick Blanc

Hướng dẫn chăm sóc cây Fittonia (Cây May Mắn, Cẩm Nhung)

Mặc dù đây là một trong những chi thực vật có nhiều giống tuyệt đẹp, nhưng để trồng trong nhà cần có một số lưu ý để giữ cây sống khoẻ mạnh. Những lưu ý đặc biệt khi trồng Fittonia bao gồm:

  • Các giống Fittonia cần được duy trì độ ẩm CAO và LIÊN TỤC. 
  • Fittonia không ưa ánh sáng mặt trời trực tiếp vì lá rất dễ bị cháy hoặc héo (quăn tít lại)
  • Tuy luôn cần độ ẩm cao nhưng nếu ở trong môi trường tù đọng, sũng nước thì Fittonia lại dễ bị úng rễ.
  • Fittonia không chịu được nhiệt độ quá lạnh, đặc biệt là dưới 13 độ C (55 độ F). Khi vào đông, nên cho cây vào chỗ kín gió hoặc đưa vào nhà để cây không bị cóng.
  • Fittonia ưa đất hơi axit nhưng vẫn chịu được đất kiềm. PH 6.5 là đẹp.
Đây là một chậu đất nung mix 4 loại Fittonia mini: Fittonia Mosaic nhiều màu khác nhau. Xem chi tiết tên khoa học các cây mix trong chậu này TẠI ĐÂY ạ!
Đây là một chậu đất nung mix 4 loại Fittonia mini: Fittonia Mosaic nhiều màu khác nhau. Xem chi tiết tên khoa học các cây mix trong chậu này TẠI ĐÂY ạ! (Ảnh chụp tại ban công nhà em ở Hà Nội, 01/2021)

Và dưới đây là các phần chi tiết hơn:

Khi trồng Fittonia trong nhà, nên chọn các loại giá thể giữ ẩm tốt (than bùn, rêu, bột xơ dừa). Cây cần được cung cấp độ ẩm CAO và THƯỜNG XUYÊN (bằng cách phun sương) hoặc đặt cây trong một khay giữ ẩm (khay chứa đầy nước và sỏi để nước liên tục bốc hơi quanh chậu cây giúp tăng độ ẩm).

Fittonia rất thích hợp được trồng trong các tác phẩm terrarium, nơi thường được đóng kín hoặc bổ sung máy phun sương khiến độ ẩm luôn được duy trì ở mức cao cùng với đèn quang hợp vừa đủ cho cây và không quá gắt như ánh nắng mặt trời.

Ánh sáng 

Vốn là các loài thực vật nhiệt đới mọc tự nhiên trong bóng râm ẩm ướt của các khu rừng nhiệt đới, Fittonia ưa các điều kiện tương tự khi được trồng như một cây nhà. Chúng không thích ánh sáng mặt trời trực tiếp, thích ánh nắng gián tiếp, ánh sáng mạnh, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời cung cấp bởi các cửa sổ hướng Bắc. Chúng cũng có khả năng phát triển mạnh dưới ánh đèn huỳnh quang.

Đất, giá thể

Fittonia phát triển tốt trong các loại đất và giá thể giữ ẩm tốt. Đất nên giữ được độ ẩm nhưng cũng nên thoát nước tốt. Kinh nghiệm của mình (Dũng Cá Xinh) là sử dụng hỗn hợp giá thể có nhiều xơ dừa hoặc xác rêu peatmoss.

Tưới nước 

Giữ độ ẩm thích hợp cho Fittonia có thể là một thách thức. Các giống Fittonia dễ bị “ngất” (héo rũ, mềm oặt) nếu bị khô. Mặc dù cây sẽ nhanh chóng hồi phục nếu được tưới đẫm nước (cách nhanh nhất là nhúng nguyên chậu cây vào nước, ngập cả cây), nhưng những cơn “ngất lên ngất xuống” lặp đi lặp lại cuối cùng sẽ gây tổn hại cho cây. Ở một thái cực khác, nếu cây Fittonia bị đọng nước sẽ phát triển lá úa vàng rồi sẽ mềm nhũn, thối rễ và không thể chữa nổi.

Nhiệt độ 

Theo nhiều tài liệu và kinh nghiệm bản thân, miễn là cung cấp đủ độ ẩm thì cây có thể chịu được nhiệt độ trên 40 độ C. Fittonia chịu lạnh khá kém, rất dễ bị cóng và chết do rét hoặc bị gió lùa khi nhiệt độ nhỏ hơn 13 độ C. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển khoẻ mạnh là từ 22 – 30 độ C.

Độ ẩm

Cần cung cấp độ ẩm CAO và THƯỜNG XUYÊN cho cây. Đặc biệt khi vào các giai đoạn thời tiết mùa đông khô hanh ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam thì rất nên phun sương thường xuyên hoặc đặt cây lên khay giữ ẩm như đã đề cập ở phần trên. Có một cách khác là cho cây vào các lọ thuỷ tinh kín hoặc các loại chậu Terrarium gần kín để giữ ẩm. Nếu có máy tăng độ ẩm trong phòng thì quá tuyệt vời!!!

Phân bón

Trong mùa sinh trưởng của cây (Cuối xuân, đầu hạ) thì nên bón bổ sung các loại phân nước hoặc phân tan chậm. Mình thường bổ sung các loại phân vi sinh được khuyến cáo bởi các chuyên gia bạn bè bên Nhật Bản.

Chậu trồng và sang chậu 

Chậu trồng cây tiêu chuẩn có nhiều lỗ thoát nước ở đáy sẽ phù hợp với Fittonia. Các loại chậu đất nung cũng đặc biệt phù hợp với cơ chết thoát nước tự nhiên bằng cách thẩm thấu qua thành chậu (hiện tượng mao dẫn). 

Thay chậu Fittonia hàng năm vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè, cùng thời điểm thay chậu cho những cây trồng nhiệt đới còn lại. Luôn luôn sử dụng hỗn hợp đất mới khi thay chậu để tránh đất bị nén và úng.

Cắt tỉa 

Các giống Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung) phát triển nhanh chóng trong điều kiện thích hợp, và nếu thân cây mọc dài, việc ngắt ngọn sẽ giúp cây phát triển rậm rạp hơn.

Bởi vì những bông hoa của Fittonia không quá đặc sắc, việc ngắt bớt nụ cũng sẽ giúp giữ cho tán lá dày dặn hơn.

Các vấn đề và sâu, bệnh

Nhiều vấn đề liên quan đến Fittonia khá giống như những vấn đề có thể ảnh hưởng đến các cây trồng trong nhà nhiệt đới khác:

  • Lá vàng là kết quả của đất sũng nước. Dùng chậu có nhiều lỗ thoát nước với giá thể thoát nước tốt để tránh làm đất bị úng.
  • Rụng lá thường là kết quả của nhiệt độ lạnh hoặc gió lùa. Cố gắng bắt chước các điều kiện nhiệt đới của Peru, nơi các loài Fittonia là cây bản địa. 
  • Lá khô, héo thường cho thấy cây không nhận được đủ độ ẩm, hoặc nhận quá nhiều ánh nắng trực tiếp. Sử dụng máy làm ẩm trong phòng vào mùa đông khi độ ẩm có thể giảm đáng kể là một phương án tuyệt vời. Giữ Fittonia tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Các vấn đề về côn trùng bao gồm các loài Nấm (fungus), côn trùng gặm nhấm (gnats), rệp (aphids) và rệp sáp (mealy bugs). Cần xử lý ngay các ổ nhiễm bệnh và cách ly các cây bị ảnh hưởng để ngăn không cho bọ, bệnh lây lan sang các cây trong nhà khác.

Nhân giống cây Fittonia (Cây May Mắn, Lá Cẩm Nhung)

Hiện này có 4 cách nhân giống Fittonia hay được dùng, trong đó cách số 4,5 là được dùng nhiều nhất:

  • Nhân giống Fittonia bằng hạt
  • Nhân giống Fittonia bằng lá (không có cuống)
  • Nhân giống Fittonia bằng cách cắt cành có nodes (mấu, mắt) rồi ngâm vào nước để ra rễ
  • Nhân giống Fittonia bằng cách cắt cành có nodes (mấu, mắt) rồi trồng vào hỗn hợp đất ẩm, nhẹ.
  • Nhân giống Fittonia bằng cách tách các cây con ra khỏi quần thể. 

Nhân giống Fittonia bằng hạt

Đây là cách ít được dùng nhất vì lâu và thường mọi người hay cắt hoa Fittonia đi để lá cây ra rậm rạp. Trường hợp cây của anh chị em có hoa có hạt thì anh chị có thể tham khảo cách nhân giống bằng hạt giống như đối với cây Chuỗi Tim Tím (Strings of Heart), xem thêm ở bài này ạ: Có thể nhân giống cây Chuỗi Tim Tím (Strings of Heart) – Ceropegia woodii bằng hạt không?

Nhân giống Fittonia bằng lá

Có một điều thú vị là có thể nhân giống được cây Fittonia bằng một lá duy nhất không cần cuống, thân, cành, mấu. Có một nhược điểm là cách này cũng rất lâu và rủi ro thối lá là rất cao nên hầu như không ai dùng cách này. Nhưng nếu anh chị em vẫn muốn thử thì có thể xem thêm về phương pháp này tại bài này ạ: Chia sẻ cách nhân giống cây Thu Hải Đường (Begonias) bằng lá

Nhân giống Fittonia bằng cách cắt cành có nodes (mấu, mắt) rồi ngâm vào nước để ra rễ

Em xin phép mượn hình ảnh của kênh Grow New Plants để minh hoạ cho phương pháp nhân giống này ạ:

 

[icon_timeline timeline_style=”jstime” tl_animation=”tl-animation-slide-up”][icon_timeline_feat time_title=”Chuẩn bị” heading_tag=”h4″]
Chọn cây Fittonia trưởng thành, khoẻ mạnh để làm cây giống
[/icon_timeline_feat][icon_timeline_sep time_sep_title=”Tiến hành nhân giống” time_sep_color=”#ffffff” seperator_line_ht=”desktop:20px;”][icon_timeline_item time_title=”Bước 1″ heading_tag=”h4″]
Chọn cành to khoẻ, không có sâu bệnh và cắt làm sao cành giâm (cuttings) có nodes (mấu, mắt). Chú ý dùng vô trùng kéo và dùng kéo sắc để tránh nhiễm trùng hoặc dập vết cắt gây thối cành giâm.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 2″ heading_tag=”h4″]
Cắt hết các lá ở bên dưới ở khu vực gần nodes. Chỉ giữ lại 2,3 lá trên phần ngọn.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 3″ heading_tag=”h4″]
Cắm cành giâm vào nước làm sao nước ngập nodes. Chú ý không để lá thừa nào còn sót lại ngập nước dễ gây thối nước. (Có thể ngâm qua cành giâm vào các loại hóc môn kích rễ để tăng tốc độ ra rễ). Để bình ở nơi thoáng khí, có Ánh sáng mạnh (trắng nắng trực tiếp). Nếu nước đục thì thay. Nếu phần cuttings bị thối bên dưới thì nhấc lên cắt phần thối và lại cắm ngập nodes xuống nước.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 4″ heading_tag=”h4″]
Sau tầm 3 – 4 tuần thì rễ sẽ mọc kín như hình.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 5″ heading_tag=”h4″]
Đây là lúc chuyển cành giâm sang trồng đất như một cây độc lập. Nên chọn các loại giá thể nhẹ, giữ ẩm tốt và thoát nước cũng tốt để trồng các cành giâm.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 6″ heading_tag=”h4″]
Có thể bọc chậu bằng túi ni lông thời gian đầu để giữ ẩm cho cành giâm. Để chậu ở nơi thoáng mát và chăm sóc như một cây Fittonia trưởng thành.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_sep time_sep_title=”Tỷ lệ thành công cách này rất cao, áp dụng được với gần như tất cả các giống Fittonia!!!” time_sep_color=”#ffffff” seperator_line_ht=”desktop:20px;”][/icon_timeline]

Nhân giống Fittonia bằng cách cắt cành có nodes (mấu, mắt) rồi trồng vào hỗn hợp đất ẩm, nhẹ

Đây là cách hay được dùng nhất vì tốc độ nhân giống nhanh. Nhược điểm duy nhất là tỷ lệ thối cành giâm sẽ cao hơn ở phương pháp ngâm cành giâm vào nước. 

Em xin mượn chuỗi hình ảnh của kênh Gardening Upbeat để minh hoạ cho phương pháp này ạ:

[icon_timeline timeline_style=”jstime” tl_animation=”tl-animation-slide-out”][icon_timeline_feat time_title=”Chuẩn bị” heading_tag=”h4″]
Chuẩn bị một chậu gồm nhiều cây Fittonia trưởng thành, khoẻ mạnh, không sâu bệnh để tiến hành nhân giống.
[/icon_timeline_feat][icon_timeline_sep time_sep_title=”Tiến hành nhân giống”][icon_timeline_item time_title=”Bước 1″ heading_tag=”h4″]

Tiến hành chọn các cành khoẻ mạnh và cắt như phương pháp số 3. Cũng chú ý vô trùng kéo và cắt thật ngọt. Có thể ngâm các cành giâm vào các loại hỗn hợp có hóc môn kích rễ (ví dụ N3M) để kích thích tốc độ ra rễ. 

[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 2″ heading_tag=”h4″]
Chuẩn bị các chậu trồng có nhiều lỗ thoát nước. Nếu lỗ thoát nước quá to có thể dùng các loại đá hình dạng khác nhau, kích thước tương tự chèn vào để ngăn không cho giá thể trôi ra ngoài khi tưới nước.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 3″ heading_tag=”h4″]
Chuẩn bị giá thể. Đây là công thức của một người bạn Ấn Độ chia sẻ.
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 4″ heading_tag=”h4″]
Trồng các cành giâm ở bước 1 vào chậu với khoảng cách bằng nhau
[/icon_timeline_item][icon_timeline_item time_title=”Bước 5″ heading_tag=”h4″]
Tưới đẫm nước và cố định lại các cành giâm tránh nghiêng ngả
[/icon_timeline_item][icon_timeline_feat time_title=”Và đây thành quả sau 120 ngày” heading_tag=”h4″]
Sau 3 tháng thì từ một chậu nhỏ vài cành giâm, tác giả đã có một chậu to kín cây.
[/icon_timeline_feat][icon_timeline_sep time_sep_title=”Chúc cả nhà thí nghiệm thành công ^^!”][/icon_timeline]

Nhân giống Fittonia bằng cách tách các cây con ra khỏi quần thể

Cách này tương đối đơn giản. Khi trồng lâu, Fittonia trồng cạnh nhau sẽ tạo thành quần thể, sẽ có những cây con đâm lên từ đất gần vị trí các thân trưởng thành. Chỉ cần bới các tán lá ra bạn sẽ thấy những cây nhỏ li ti. Bằng cách tách các cây này ra một chậu riêng trồng, bạn sẽ có những cây Fittonia độc lập! Bạn có thể tham khảo phương thức này ở một loài cây khác: Cây thuộc chi Ctenanthe: Nhân giống bằng cách tách các cụm cây con (divisions)

 

[ultimate_fancytext fancytext_effect=”ticker” strings_tickerspeed=”200″ ticker_show_items=”1″ fancytext_strings=”Xin cám ơn cả nhà đã đọc ạ!!!
#codai
#dungcaxinh
#fittonia” strings_font_size=”desktop:30px;” fancytext_color=”#81d742″ prefix_suffix_font_size=”desktop:14px;”]

Trả lời

0988110300
chat-active-icon