Bộ Tam Đa trong Bonsai Việt Nam: Sung – Lộc Vừng – Thiên Tuế

Bộ Tam Đa: Sung – Lộc Vừng – Thiên Tuế
Đánh giá

Hiện nay nhu cầu thưởng ngoạn cây cảnh cao, ngoài các loại thông dụng từ xưa, người ta còn khai thác các loại cây rừng và thử nghiệm làm cây cảnh hoặc Bonsai. Ở đây chúng tôi xin nêu vài cây truyền thống Việt Nam ưa dùng xưa nay và được trồng theo bộ như bộ Tam đa: Sung tựng trưng cho Phúc, Lộc vừng tượng trưng cho Lộc, Thiên Tuế hay Vạn Tuế tượng trưng cho Thọ.

Cây cảnh trồng trong vườn để trang trí gồm hai loại chính là cây có hoa để thưởng thức vẻ đẹp và hương thơm và cây có thân, cành, lá để tạo dáng đẹp. Những loại cây cảnh ra hoa đa niên thường được tạo dáng để có thể thưởng thức toàn diện cây từ hoa, lá, cành, thân, bộ rễ cho tới chậu trồng.

Hiện nay nhu cầu thưởng ngoạn cây cảnh cao, ngoài các loại thông dụng từ xưa, người ta còn khai thác các loại cây rừng và thử nghiệm làm cây cảnh hoặc Bonsai. Ở đây chúng tôi xin nêu vài cây truyền thống Việt Nam ưa dùng xưa nay và được trồng theo bộ như bộ Tam đa:

  • Sung tựng trưng cho Phúc.
  • Lộc vừng tượng trưng cho Lộc.
  • Thiên Tuế hay Vạn Tuế tượng trưng cho Thọ.

Cây Sung – Ficus racemosa L

Còn gọi là Ưu Đàm thụ (Ficus racemosa L) thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây cao 15-20m, đặc biết các cụm hoa xếp thành chùm ở thân và cành, cụm hoa trên lá đài hoa lõm phát triển thành túi kín bao lấy hoaở bên trong, quả sung thực chất là do lá đài hoa phát triển bao lấy quả thật bên trong, khi chín có màu đỏ.

Ngoài Sung nói trên còn có các loại cây Vả mà trái rất giống nhưng to hơn trái Sung thường dùng làm thực phẩm ở Thừa Thiên Huế. Sung có thể dùng làm thuốc các bộ phận vỏ, lá, nhựa có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, ngừng đau, tiêu đàm, tiêu thũng, tiêu viêm, sát trùng, bổ máu…Trái có thể dùng làm thực phẩm.

Cây Sung Mỹ

Do tên gọi đồng âm với Sung túc, cây dễ trồng, dễ uốn tỉa, có nhiều trái kết thành chùm nên nhân gian thường tạo thể sung trồng trong chậu lớn, hoặc chậu nhỏ bonsai trong vườn nhất là dịp đầu năm với cầu mong phúc lộc đầy nhà.

Cây Lộc Vừng – Barringtonia racemosa

Lộc Vừng là cây đa niên, thân gỗ tên khoa học là Barringtonia racemosa thuộc họ Lecythidaceae. Đây là loại cây có chất độc, còn gọi là cây thuốc cá. Ở Việt Nam có loại Lộc vừng đỏ Barring acutanggula subsp. Spicata thường mọc hoang ở trong các khu vực cả ba miền, Nam, Trung Bắc.

Lộc vừng có bộ rễ dày gân guốc dễ tạo thế cây dáng cổ thụ, ngoài ra còn có thê nở những chuỗi hoa dài màu đỏ rất đẹp và có hương thơm. Lộc vừng dễ chăm sóc nhưng phải đủ nước , mỗi năm ra hoa hai vụ vào tháng 7-8 và 11-12. Các nghệ nhân thường dùng kỹ thuật tưới phân kali hoặc natri đậm để cây trút hết lá sau đó dùng chất kích thích cây phát triển lá mới và khoảng một tháng sau mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra vào thời điểm mong muốn.

Ngoài ra do cây có tên là Lộc nên người ta tin tưởng phát tài phát lộc khi trồng câu này trong vườn nhà.

Điều đáng buồn hiện nay là do sự quan niệm sai lầm và cuồn tín của một số người phát lên do cướp được cơ hội làm giàu, họ muốn tạo gắp một trường khí tốt cho vườn hà bằng cách thu mua các cây cổ thu mang về trồng ngay để rút ngắn thời gian, hậu quả của nhiều người bắt chước dấy lên một phong trào săn lùng các cây cổ thụ trong làng, trong khừng khắp ba miền điều có đội quân đi đào gốc cây to gây ra sự tàn phá rừng, phá họa môi trường nghiêm trọng.

Thật ra cây tạo ra một trường khí cũng như vi khí hậu trong vườn nhà, diễn tiến thích nghi dần dần bắt đầu từ cây con lớn lên. Trường khí và vi khí hậu diễn biến từ từ khí ổn định. Còn cây cổ thụ mới đêm về không thích nghi với thỗ nhưỡng, khí hậu địa phương, sẽ chết và nếu sống sẽ gây sự xáo trộn trường khí và vi khí hậu cho vườn nhà, như vậy chắc chắn là không tốt.

Cây Thiên Tuế – Cycas revoluta

Cây đa niên cao từ 1-3m, lá dài 30cm, giống lá dừa nhưng cứng và bóng láng và đầu nhọn, lá mang mỗi bên một dãy gai, sống lá hình lòng thuyền mang mỗi bên 80-100 lá chét. Gốc to rộng từ 50-100cm. Loài Thiên tuế, tên khoa học là Cycas revoluta là giống ngoại nhập thường trồng ở Việt Nam. Xứ ta cũng có nhiều loại thiên tuế thiên nhiên trong rừng núi và thường đặt tên là Vạn tuế để phân biệt với giống trên. Đó là các loài Cycas balansae, Cycas bifida ở Cao Bằng, Lạng sơn, Tuyên quang và Cycas aculeata ở đèo Hải Vân, trên đỉnh núi Sơn Trà, núi Bà Nà thuộc Đà Nẵng. Ở Nha trang, Lâm Đồng, Long Khánh, núi Cấm Thất sơn (Châu Đốc) cũng có loài Thiên tuế có lẽ thuộc các loài nói trên.

Thiên Tuế ở xứ lạnh dễ trổ bông và có trái, ở xứ ta thỉnh thoảng cũng trổ bông vào đầu tháng giêng, nên nhà nào có thiên tuế trổ bông người ta cho rằng gặp nhiều may mắn trong năm đó. Nhân giống bằng cây con nhảy ra từ cây mẹ.

Thiên tế được được cho là loại mang lại phát tài lộc cho nhà thích hợp trồng xung quanh nhà.

Cycas revoluta
Cây Thiên Tuế – Cycas revoluta
Cycas balansae
Cây Vạn Tuế – Cycas balansae
Cycas bifida
Cây Vạn Tuế – Cycas bifida
Cycas aculeata
Cây Vạn Tuế Cycas aculeata

0988110300
chat-active-icon