Bình luận một cây Linh Sam trong vườn của Trần Thắng: Người Việt chơi bonsai Việt

Bình luận một cây Linh Sam trong vườn của Trần Thắng: Người Việt chơi bonsai Việt
Đánh giá

Trích đoạn từ chủ đề “Vườn của Trần Thắng: Người Việt chơi bonsai Việt” trên diễn đàn caycanhvietnam.com, tác giả Vũ Hưng.

Đây là một cây linh sam Sông Hinh, được chú Thắng trồng từ năm 2007  (ảnh chụp năm 2013). Cây có những nét vặn uyển chuyển đầy nữ tính, một đường lũa mềm mại tự nhiên hiếm có. Tán lá tách thành từng mảng khối rõ ràng. Đế cây nở rộng vững chãi, tán lá lộ mấy cành nhìn rất già nua. Chiếc chậu thì khỏi phải bàn, chú Thắng thật tài tình trong cách chọn chậu. Chậu màu nâu, hơi vót, đơn giản không họa tiết, hình ovan rất hợp với những đường cong đầy nữ tính của cây (những “đường cong” có phải là lý do khiến nhiều anh em mất ngủ?)

Trước tiên mời bạn ngắm nhìn tác phẩm tuyệt vời này.

linh sam của nghệ nhân trần thắng

 

Đến ngay cả cách đặt chậu khi chụp hình cũng là một kiến thức mà ta nên học hỏi. Hãy xem, cây có “hướng chuyển động” sang bên phải hình cho nên chú Thắng đặt chậu cây hơi lệch một tí sang bên trái để không gian bên phải rộng rãi hơn, nhìn thật thuận mắt phải không bạn?

Vậy bạn có thấy tác phẩm này “chê” được chỗ nào không? Mời bạn đọc góp ý của chú Vũ Hưng rồi tùy bạn đánh giá đúng sai nhé.

Những ý kiến sửa đổi tạo hình cây

Có 4 chi tiết, nếu chỉnh lại chút xíu, sẽ giúp mắt người thưởng lãm dễ nhận ra điểm “thú vị ” của tác phẩm và cũng có thể giúp tác phẩm mang tính tự nhiên cao hơn.

  • Điểm 1. Toàn bộ tác phẩm gồm những đường cong uốn lượn. Sự có mặt của cành ngang thẳng tắp có thể gây chút xíu khó chịu
    Mình đề nghị bạn uốn cành này cong bụng xuống một chút , hoặc ưỡn lên, rồi cong xuống và hắt ngọn lên (cho ngọn hơi lơi xuổng dưới tổng tàn một chút ). Cành sẽ tương tự hình dấu ngã .
  • Điểm 2. Đây là một chi rất nhỏ , nhưng cũng hết sức quan trọng và lý thú. Nếu bạn cho trĩu chi này xuống một chút , rối dùng ngọn lá của chi “chỉ” vào phần lũa cong giữa thân (ngọn lá sẽ che chút xíu 1/2 thân) . Như thế, mắt người xem sẽ được dẫn tới phần ” lão” và cũng là phần độc đáo nhất của “cái cây con con “.
  • Điểm 3. Để tạo bộ mặt cho cây “đã rất già, bị mối, bị nắng gió ăn trơ xương”, cành ở điểm 3 nên được kéo nhẹ xuống cho rời hẳn khối tán lá. Chỉ cần hơi hơi cong xuống chút xíu và có ngọn cong lên là được. Cành trĩu xuống khoảng 2-3 cm, gần ngang điểm khởi đầu của lũa thân, là đủ. Chú ý là đường uốn của cành này nên song song với đường cong của đường lượn ở phần thân tương ứng phía tráị. Nếu làm được điều này, tổng thể vòm lá sẽ lệch hẳn xuống dưới và lệch về phía phải người xem. Sự lệch chúi xuống và hướng sang mé phải sẽ gây ấn tượng tự nhiên hơn và cành thưa có vẻ già nua hơn. Ở tổng thể nguyên trạng như trên, vòm lá dễ tạo ấn tượng cân đối đều khi khoảng cách từ mặt đất đến hai phía cành trái phải gần như bằng nhau ( thêm hình ảnh cành nằm ngang, càng dễ tạo hình ảnh cân đối tĩnh).
  • Điểm 4. Nếu khoảng cách các tán lá bên phải được nới ra: rộng, hẹp không đều nhau, cộng thêm mức lồi lõm đường bóng vòm lá (sao cho tương tự đường vòm lá bên cánh trái), thời cây sẽ trông tự nhiên hơn với các tính trạng động và già lão được nâng cao hơn. (cành già = trĩu nặng, khoảng thưa).

Ý kiến của riêng mình:

Nếu như có thể cắt mỏng bầu đất để hạ mặt chậu xuống tới khoảng đường số 5 thì có lẽ nhìn cây sẽ thanh thoát hơn, và cũng khiến người thưởng ngoạn khâm phục trình độ tác giả hơn nữa.
Người ta nói: “ba anh thợ giày bằng một ông Gia Cát”. Ở nước ngoài các nghệ nhân vẫn tập trung lại với nhau cùng đưa ra các ý kiến để hoàn thiện một tác phẩm. Nhiều người góp ý chắc chắn phải có một vài ý hay trong đó. Vậy nên những ý kiến của chú Hưng chỉ là đóng góp ý tưởng xây dựng tác phẩm mà thôi. Còn bạn, bạn cảm nhận thế nào?

Trả lời

0988110300
chat-active-icon