Top 5 loài cây khổng lồ đẹp như thậm chí hơn Photoshop

.Cùng chiêm ngưỡng 5 loài cây khổng lồ đẹp hơn cả Photoshop cả nhà nhé ^^

Cây Bao Báp (8 loài thuộc chi Adansonia)

Nhiều người lầm tưởng Bao Báp chỉ có duy nhất ở Madagascar. Thực ra ngoài Madagascar, khu vực đông bắc, trung và miền nam châu Phi cùng vùng tây bắc Australia cũng có Bao Báp. Nhưng thực tế đúng là những cây ở Madagascar là nổi tiếng nhất. Với tuổi đời được cho là lên đến 2000 năm tuổi, sừng sững, nguy nga. Hình dáng như những chiếc cây chổng ngược với bộ rễ chổng vó lên trời.

Cây trong chi Adansonia - Cây Bao Báp Khổng Lồ

Bao báp (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp baobab /baɔbab/) là một chi gồm 8 loài cây thân gỗ có kích thước từ lớn đến cực lớn. Chi này trước đây được xếp vào họ (familia) Gạo (Bombacaceae) và gần đây đã được xếp lại vào Phân họ (subfamilia) Gạo (Bombacoideae).

Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, quần thể Bao Báp ở miền Nam châu Phi đột ngột sụt giảm một cách nhanh chóng. Nguyên nhân hiện chưa được xác định. Các nhà khoa học đưa ra hai lý do: Hoặc là do sâu bệnh phá hoại hoặc là do sự nóng lên toàn cầu đã gây ra hiện tượng mất nước khiến quần thể cây chết nhanh chóng.

8 loài thuộc chi Adansonia bao gồm:

  • Adansonia digitata – Bao báp châu Phi (khu vực đông bắc, trung và miền nam châu Phi)
  • Adansonia grandidieri – Bao báp Grandidier (Madagascar)
  • Adansonia gregorii (đồng nghĩa Adansonia gibbosa) – Bao báp Australia (tây bắc Australia)
  • Adansonia madagascariensis – Bao báp Madagasca (Madagascar)
  • Adansonia perrieri – Bao báp Perrier (Madagascar)
  • Adansonia rubrostipa (đồng nghĩa Adansonia fony) – Bao báp Fony (Madagascar)
  • Adansonia suarezensis – Bao báp Suarez (Madagascar)
  • Adansonia za – Bao báp Za (Madagascar)
Các loài cây Bao Báp (Cây thuộc chi Adansonia)
Các loài cây Bao Báp (Cây thuộc chi Adansonia)

Tên gọi Adansonia được đặt để thể hiện lòng kính trọng đối với Michel Adanson. Một nhà tự nhiên học và nhà thám hiểm người Pháp, do ông là người đã miêu tả Adansonia digitata.

Cây Bao Báp ở cả 8 loài có chiều cao từ 5 – 25 mét (có những cá thể ngoại lệ cao hơn 30 mét). Đường kính gốc cây trưởng thành từ 7 đến hơn 11 mét (chi vi gốc cây từ 20 – 35 mét, ngoại lệ có thể hơn 50 mét). Sở dĩ thân cây phình to như vậy là để giúp cây trữ nước để chống lại sự khô hạn. Các nghiên cứu cho thấy chúng có khả năng chứa tới 120.000 lít nước để chống lại sự khô cằn đặc biệt ở từng khu vực. Đây là loài cây rụng lá vào mùa khô. (Giống Lộc Vừng chỉ rụng lá khi thiếu nước chứ không phụ thuộc khí hậu mùa đông hay hè)

Một số cá thể được cho là đã sống đến cả 1000 năm. Do vòng tăng trưởng trong gỗ của cây không rõ ràng đồng thời bên trong lại rỗng nên cách đo tuổi bằng vân gỗ không kiểm chứng được. Ngày nay nhờ công nghệ carbon phóng xạ, các nhà khoa học đã xác định được rằng trong các quần thể khổng lồ (chủ yếu ở Madagascar). Chỉ có số ít cây là có tuổi đời vài trăm năm, còn lại đều là những cây đại thọ, có cây đạt đến độ tuổi 2000. Biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu đang là mối đe dọa nghiêm trọng với độ tuổi cũng như sức sống của Bao Báp.

Lá cây Bao Báp được dùng như một loại rau sống (như kiểu Sung, Vả ở Việt Nam). Hoặc nghiền thành bột để nấu canh, súp hoặc chế biến món ăn (tại các quốc gia như Malawi, Zimbabwe, Sahel, Nigeria). Người dân tại các nước này gọi lá cây này là kuka, món nổi tiếng nhất là súp kuka. Thân cây Bao Báo Australia thì được thổ dân dùng làm nguồn cung nước và thức ăn còn lá thì được dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả Bao Báp có vỏ mềm và thường to bằng quả dừa, nặng trung bình khoảng 1,4kg, nhưng không có dạng hình cầu (globular). Quả tươi được cho là có vị như quả sorbet: Hơi chua kiểu cam quýt. Nó cung cấp Vitamin C, Kali, Carbohydrate và Phosphor. Bột quả sấy khô của Adansonia digitata, chứa khoảng 13% nước và một số dinh dưỡng khác nhau ở mức độ thấp, bao gồm: Carbohydrate, riboflavin, calci, magnesi, kali, sắt,  phytosterol, protein và chất béo. Hàm lương Vitamin C nằm ở khoảng từ 70 đến 160 miligam trên 100 gam bột khô. Cùi thịt của quả sau khi tách hạt có thể ăn ngay hoặc nấu cháo và chế biến cùng sữa.

Quả của Cây Bao Báp
Quả của Cây Bao Báp
Hoa của cây Bao Báp
Hoa của cây Bao Báp

Ở Angola, quả Bao Báp khô thường được đun sôi và nước được chế biến làm nước trái cây hoặc làm nguyên liệu để sản xuất kem gelado de múcua.

Ở Zimbabwe, quả được làm trái cây tươi hoặc nghiền nát để nấu cháo.

Hạt Bao Báo được dùng chủ yếu cho các món ăn như súp, nhưng cũng có thể được lên men thành gia vị, ướp đồ nướng hoặc chiết dầu thực vật. Bột quả và hạt Adansonia grandidieri Adansonia za ăn sống được

Thân cây Bao Báp là nguồn cung cấp sợi, thuốc nhuộm và dùng làm củi. Tại Tanzania, bột khô của Adansonia digitata được thêm vào bã mía để hỗ trợ quá trình lên men (fermentation) trong sản xuất bia.

Đặc biệt, một thân cây Bao Báp lớn, rỗng thân ở miền Nam Derby, Tây Australia đã được sử dụng trong những năm 1890 để làm nơi giam giữ các thổ dân như những tù nhân trên đường đưa họ đến nơi tử hình. Cây Bao Báp này vẫn còn và hiện rất thu hút khách du lịch.

Cây Bao Báp Tử Thần
Cây Bao Báp Tử Thần

Tại Việt Nam cũng có một số cây Bao Báp. Tuy nhiên đây đều là cây nhập khẩu từ châu Phi, qua nhiều nước mà về. Đa số các cây đều rất nhỏ, tuổi đời thấp (10 – 20 năm), một số cây đáng chú ý:

  • 1 cây khoảng 100 tuổi tại phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang (phát hiện năm 2007)
  • 2 cây 60 – 100 tuổi tại đường Mai Thúc Loan, Huế (cây Bao Báp được phát hiện đầu tiên ở Việt Namdo kỹ sư lâm nghiệm Nguyễn Hữu Đính mang từ Pháp về vào những năm 1950, cây có nguồn gốc ở châu Phi)
  • 4 cây tại Hồ Chí Minh (khoảng 10 tuổi)
  • 1 cây ở Hà Nội (khoảng 10 tuổi)
Cây Bao Báp 100 tuổi tại phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang (phát hiện năm 2007)
Cây Bao Báp 100 tuổi tại phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang (phát hiện năm 2007)
  • Chú thích ảnh: Ảnh nhỏ trên: Trần Quyết Tới (con của Chú Tư Thiên tiệm hớt tóc Tư Thiên Hà Tiên), hình chụp năm 1981 trên Đồi Ngũ Hổ, phía sau Lầu Ba, sau lưng là cây cổ thụ Bao Báp (BaoBab Africain). Nguồn hình: Trần Quyết Tới
  • Chú thích ảnh: Ảnh nhỏ dưới và ảnh to: Đồi Ngũ Hổ hiện nay (2017) Khoảng đất phía sau Lầu Ba trên đồi Ngũ Hổ (Hà Tiên), du khách được tự do đến viếng đền thờ Ngũ Hổ và ngắm cây cổ thụ Bao Báp (Baobab Africain). Nguồn hình: Trương Thanh Hùng.
Cây Bao Báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan, TP Huế.
Cây Bao Báp nằm trong khuôn viên nhà khách Điện Biên 2 trên đường Mai Thúc Loan, TP Huế.

 

Dracaena cinnabari – Cây Huyết Rồng

Dracaena cinnabari, hay cây huyết rồng, cây máu rồng, hoặc cây long huyết (tên thường gọi trong tiếng Anh là Dragon Blood Tree) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Măng tây (Asparagaceae). Đây là loài cây mang tính biểu trưng và nổi bật nhất trong số hơn 900 loài thực vật trên quần đảo Socotra (thuộc vùng biển Ả Rập, cách đất liền Yemen 380km về hướng Nam).

Cây Huyết Rồng có hình dáng như một cây nấm khổng lồ. Các lá chủ yếu mọc ở bên trên và đan xen với các cành một cách khá đều. Loài thực vật này được Issac Bayley Balfour mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1882. Người dân địa phương gọi loài cây này là Dam al-Akhawain (“máu của hai anh em”). Tên gọi “Cây Huyết Rồng” có là do nhựa cây có màu đỏ như máu.

Dracaena cinnabari - Cây Huyết Rồng
Dracaena cinnabari – Cây Huyết Rồng

Cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari) đôi khi hay bị nhầm lẫn với loài Dracaena draco

Cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari)
Cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari) có nhựa cây màu đỏ như máu. Loài thực vật này thường hay bị nhầm lẫn với loài Dracaena draco

Cây Huyết Rồng có vẻ ngoài khá thú vị với tán cây trông như một cái ô đang mở to. Đây là một loài cây thường xanh (evergreen, không rụng lá vào mùa đông). Không giống hầu hết các loài thực vật một lá mầm khác. Dracaena là một chi thực vật có cách thức sinh trưởng thứ cấp và loài Dracaena cinnabari. Thậm chí còn có các vùng sinh trưởng khá giống các vòng cây ở các loài thực vật hai lá mầm. Cũng như các loài Dracaena thân gỗ khác, cây Huyết Rồng có cách sinh trưởng khá đặc thù được gọi là “dracoid habitus” (tập tính sinh trưởng Dracoid”): Lá cây chỉ xuất hiện ở ngọn những cành non nhất; tất cả các lá đều rụng trong chu kỳ 3 – 4 năm trước khi các lá mới mọc ra và đồng loạt trưởng thành. Phân nhánh chỉ xảy ra khi sự phát triển của chồi cuối cùng dừng lại. Có thể do quá trình ra hoa hoặc bị tổn thương (gãy do ngoại lực, gió bão hoặc bị động vật ăn)

Cây Huyết Rồng có quả mọng nhỏ chứa từ 1 – 4 hạt. Quả Huyết Rồng chuyển dần từ màu xanh lá sang màu đen và cuối cùng là màu cam khi chín. Đây là thức ăn chính của một số loài động vật, ví dụ như chim Onychognathus fraterLoài chim này ăn quả Huyết Rồng rồi phân tán hạt. Hạt cây có đường kính 4 – 5mm và nặng khoảng 70 mg. Quả mọng còn tiết ra chất nhựa màu đỏ sẫm, làm người ta liên tưởng đến “máu rồng”.

Hoa và Quả Cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari)
Hoa và Quả Cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari)

Hình dáng như cái ô của cây Huyết Rồng là một phương thức thích nghi sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt. Tán cây lớn, dày đặc tạo ra bóng râm khổng lồ che gốc, làm giảm sự thoát nước ở gốc. Bóng râm cũng giúp cho các cây non nảy mầm từ hạt có thể phát triển trong môi trường ít nước. Điều này giải thích tại sao các cây Huyết Rồng hay mọc gần nhau, che ô lẫn nhau tạo thành các quần thể.

Cây Huyết Rồng được mô tả lần đầu tiên bởi Đại Úy Hải Quân James Raymond Wellsted thuộc công ty Đông Ấn Anh trong một cuộc khảo sát quần đảo Socotra vào năm 1835. Ban đầu loài thực vật này được đặt tên là Pterocarpus draco nhưng vào năm 1880, nhà thực vật học Scotland Isaac Bayley Balfour đã đặt lại tên là Dracaena cinnabari trong mô tả chính thức. Chi Dracaena có khoảng gần 100 loài và Dracaena cinnabari là một trong 5 loài mà thân có thể hóa gỗ. 5 loài đó bao gồm:

  • Dracaena americana: Long huyết Trung Mỹ (Huyết Rồng Trung Mỹ)
  • Dracaena arborea: Long huyết Arborea (Huyết Rồng Arborea)
  • Dracaena cinnabari: Long huyết Socotra (Huyết Rồng Socotra)
  • Dracaena draco: Long huyết Canary (Huyết Rồng Canary)
  • Dracaena ombet: Long huyết Gabal Elba (Huyết Rồng Gabal Elba)
5 loài Dracaena có thân hóa gỗ
5 loài Dracaena có thân hóa gỗ

Cùng với các loài thực vật khác trên quần đảo Socotra, Dracaena cinnabari được cho là có nguồn gốc từ hệ thực vật Tethys. Loài thực vật này được coi là tàn tích của những khu rừng cận nhiệt đới Laurasia Miocen-Pliocen. Hiện nay gần như tuyệt chủng do hậu quả của hiện tượng sa mạc hóa trên diện rộng ở Bắc Phi.

Rokeb di Firmihin là một cao nguyên đá vôi. Bên trong nó có một khu rừng có rất nhiều cá thể cây Huyết Rồng (Dracaena cinnabari). Khu rừng rộng khoảng 540 hecta, tuy nhiên dự báo trong thời gian sắp tới. Số lượng cây Huyết Rồng trong khu rừng này sẽ giảm nhanh do không còn khả năng tái sinh tự nhiên.

Một khu rừng có nhiều D. cinnabari nằm trên cao nguyên đá vôi tên là Rokeb di Firmihin. Khu rừng rộng khoảng 540 hécta (1.300 mẫu Anh) này có nhiều loài quý hiếm. Nghiên cứu cho thấy trong những thập kỷ tới số lượng cây trong khu rừng này sẽ giảm do không còn khả năng tái sinh tự nhiên.

Người dân bản địa của quần đảo Soquotra sử dụng nhựa cây Huyết Rồng để làm thuốc chữa nhiều loại bệnh. Nhựa cây Huyết Rồng thì thường được sử dụng như một loại chất kích thích và thuốc phá thai. Rễ cây được chiết xuất trong ngành công nghiệp kem đánh răng, điều trị bệnh thấp khớp hoặc kích thích trung tiện.

Vào thời cổ đại, nhựa màu đỏ máu của cây Huyết Rồng rất có giá trị. Ngày nay tuy độ HOT không còn như xưa, nhưng nhựa cây Huyết Rồng vẫn có giá trị nhất định. Nó được làm thuốc nhuộm và thuốc chữa bệnh. Người dân bản địa thường sử dụng nhựa cây Huyết Rồng để trang trí, nhuộm vải, làm keo dán đồ gốm, làm nước súc miệng (thơm miệng) và son môi. Trong các vấn đề tâm linh, nhựa cây Huyết Rồng được dùng trong các nghi lễ và thuật giả kim. Nhựa có được chia làm 3 loại: Loại có bề ngoài như giọt nước mắt có giá trị nhất, hỗn hợp các mảnh nhỏ hơn rẻ hơn và rẻ nhất là hỗn hợp mảnh vụn.

Eucalyptus deglupta – Bạch Đàn Cầu Vồng

Eucalyptus deglupta là một loài thực vật thường xanh (evergreen) khổng lồ. Đây là loài bạch đàn phân bố tự nhiên ở khắp New Britain, New Guinea, Seram, Sulawesi và Mindanao. Đây là loài bạch đàn duy nhất trải dài phạm vi tự nhiên khắp khu vực Bắc Bán Cầu. Chúng phát triển rất tốt trong các khu rừng mưa nhiệt đới ẩm ướt.

Eucalyptus deglupta - Bạch Đàn Cầu Vồng
Eucalyptus deglupta – Bạch Đàn Cầu Vồng

Vỏ cây Bạch Đàn Cầu Vồng có nhiều màu sắc độc đáo là đặc điểm vô cùng nổi bật của loài thực vật này. Màu sắc này hoàn toàn tự nhiên. Hàng năm cây thay các mảng vỏ ngoài tại những thời điểm khác nhau. Làm lộ ra các lớp vỏ bên trong có màu xanh lục sáng. Các lớp vỏ trong chuyển thành các màu tối hơn bao gồm: Xanh da trời, cam, tím, nâu hạt dẻ. Quá trình lột vỏ tự nhiên này tạo nên những vệt dọc màu đỏ, cam, xanh lá, xanh da trời và cam sẫm.

Eucalyptus deglupta là một trong những loài thực vật cao nhất thế giới. Khi trưởng thành có những cá thể có thể cao đến 100 mét. Còn lại chiều cao trung bình là 70 mét với đường kính 2 mét. Cũng vì vỏ có nhiều màu sắc mà tên tiếng Đức của cây là Regenbogenbaum (Cây Cầu Vồng). Trong tiếng Anh tên thông dụng của nó là Rainbow eucalyptus (Bạch Đàn Cầu Vồng).

Cây Bạch Đàn Cầu Vồng hiện nay được trồng rộng rãi trên toàn thế giới chủ yếu để lấy nguyên liệu để làm giấy. Do màu sắc thân cây đặc biệt nên cây cũng được trồng nhiều để làm cảnh.

Taxodium distichum – Cây Bách Hói

Đây là một loài thực vật hạt trần (Conifer) rụng lá trong chi Bụt Mọc (Taxodium) thuộc họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), được mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1810.

Cây Bách Hói phát triển trong vùng đất ngập nước (quanh năm hoặc theo mùa) và phân bổ nhiều nhất ở vùng Đông Nam nước Mỹ.

Taxodium distichum còn có nhiều tên thông dụng khác như:

  • Tiếng Anh: Bald Cypress, Swamp Cypress, White Cypress, Tidewater Red Cypress, Gulf Cypress và Red Cypress
  • Tiếng Pháp: Cyprès Chauve
  • Louisiana: Cipre

Cây Bách Hói được công nhận là cây chính thức của tiểu bang Louisiana vào năm 1963.

Taxodium distichum - Cây Bách Hói
Taxodium distichum – Cây Bách Hói

Hình ảnh những rừng cây Bách Hói với gốc cây to bè liền sát nhau không khác gì tiên cảnh. Nhìn xa xa như những chiếc chân của khủng long trong một khu rừng cổ đại.

Aloidendron dichotomum (Aloe dichotoma) – Cây Khổng Lồ Dễ Vỡ

Aloe dichotoma - Cây Khổng Lồ Dễ Vỡ
Aloe dichotoma – Cây Khổng Lồ Dễ Vỡ

Aloidendron dichotomum, trước đây là Aloe dichotoma. Còn có tên thông dụng là quiver tree hoặc kokerboom. Là một loài cây mọng nước phân nhánh, cao, có hình thù kỳ dị. Và là cây bản địa của vùng Nam Phi, đặc biệt là ở khu vực Northern Cape, khu vực Nam Phi và một phần Namibia.

Sở dĩ được gọi tên là Cây Khổng Lồ Dễ Vỡ do mặc dù kích thước cây rất lớn. Nhưng thực ra cây lại rỗng bên trong do đặc thù của cây mọng nước. Chính điều này khiến cho cây có thể dễ dàng gãy, vỡ trước tác động của ngoại cảnh. Và có độ dẻo dai kém hơn rất nhiều so với các cây cao thân gỗ khác.

Trên đây là 5 loài cây khổng lồ đẹp như thậm chí hơn Photoshop.

Tham khảo thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY!!!

0988110300
chat-active-icon